Tổ COVID cộng đồng phát huy vai trò tích cực trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội
TCCS - Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế tuyến đầu... thành phố Hà Nội còn đặc biệt coi trọng phát huy vai trò của của “Tổ COVID cộng đồng”. Bám sát địa bàn, gần gũi người dân, hoạt động của Tổ COVID cộng đồng đã giúp cấp ủy, chính quyền tại cơ sở và các lực lượng chức năng thực hiện có hiệu quả biện pháp phòng, chống dịch.
Kích hoạt “lá chắn” cộng đồng
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, Tổ COVID cộng đồng đã phát huy vai trò tích cực giám sát, phát hiện và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương và y tế tuyến xã, phường những trường hợp có yếu tố dịch tễ, phục vụ công tác sàng lọc, tách những người có mầm bệnh ra khỏi cộng đồng, hạn chế lây lan, góp phần quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thủ đô. Ngày 28-5-2021, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành văn bản số 1639/UBND-KGVX, “Về việc thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố”, yêu cầu các địa phương rà soát và phối hợp Công an thành phố kiện toàn lại Tổ COVID cộng đồng. Các Tổ COVID cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phát huy tốt vai trò với nhiều hoạt động hữu ích, thích ứng linh hoạt theo từng thời điểm.
Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn Thủ đô, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố đã kiện toàn Tổ COVID cộng đồng, mỗi tổ từ 8 đến 10 thành viên, do cảnh sát khu vực làm tổ trưởng; bí thư chi bộ, trưởng ban công tác Mặt trận, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố là tổ phó; thành viên là những người tích cực, trách nhiệm được lựa chọn tham gia.
Các thành viên tổ đoàn kết, thống nhất, nhiệt tình, có nhiều cố gắng, tích cực tuyên truyền, vận động hộ gia đình, công dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch; theo dõi, giám sát các trường hợp là F1, F2...; nắm bắt tình hình tư tưởng, đời sống nhân dân. Hằng ngày, tổ đều đi kiểm tra các hộ gia đình có người là F1, F2 để nhắc nhở thực hiện tốt các quy định trong phòng chống dịch; kịp thời hỗ trợ các gia đình khó khăn khi phải đi cách ly tập trung; thành lập nhóm Zalo của tổ, nhóm Zalo riêng đối với các trường hợp F1 và nhóm zalo chung đối với các hộ dân để theo dõi và tuyên truyền công tác phòng, chống dịch. Ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhắc nhở người dân trong việc thực hiện các quy định phòng, chống dịch, như thực hiện 5K, thông tin về công tác tiêm chủng, việc tạo và quét mã QR Code đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ… thì Tổ COVID cộng đồng còn phát huy vai trò qua công tác truy vết các F0, F1 (do đồng chí cảnh sát khu vực là nòng cốt).
Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, các Tổ COVID cộng đồng trên địa bàn thành phố hoạt động khá hiệu quả, khi có người đi lao động trở về hoặc có người đến từ các địa phương khác, các thành viên trong tổ nắm bắt thông tin kịp thời và có mặt ngay để xác minh, khi cần thiết sẽ yêu cầu người dân đi khai báo y tế hoặc báo cáo về ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp xã để áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt, các Tổ COVID cộng đồng thực hiện tốt công tác truyền, vận động người dân phòng, chống dịch bệnh, khi phát hiện người nào có biểu hiện ho hoặc sốt phải báo ngay với trạm y tế xã để theo dõi sức khỏe, rà soát các gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Các Tổ COVID cộng đồng đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động, kịp thời truyền tải đến người dân các nội dung công tác phòng, chống dịch một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Liên tục trong thời điểm xảy ra dịch, các Tổ COVID cộng đồng đều thực hiện công tác tuyên truyền lưu động đường phố bằng loa phóng thanh mỗi ngày 3 lần vào các buổi sáng, chiều và tối. Tổ COVID cộng đồng thông qua tổ trưởng tổ dân phố đều báo cáo lên ủy ban nhân dân phường về tình hình sức khỏe của người dân trên địa bàn, các trường hợp đi, đến từ vùng đang có dịch, tình hình người dân gặp khó khăn do cách ly cần được hỗ trợ… Cùng với việc sử dụng các hình thức truyền thống, các Tổ COVID cộng đồng đã sử dụng mạng xã hội zalo để góp phần tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch có hiệu quả.
Bên cạnh đó, các Tổ COVID cộng đồng tham gia tích cực trong công tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch bệnh, kịp thời rà soát các đối tượng khó khăn đề nghị chính quyền và các nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ, góp phần bảo đảm công tác an sinh xã hội. Các Tổ COVID cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã tham gia tích cực trong việc rà soát các đối tượng có tiếp xúc gần với nguồn lây, tuyên truyền, vận động người dân đi xét nghiệm sàng lọc, hỗ trợ tuyến y tế cơ sở, giúp nâng cao rõ rệt năng lực xét nghiệm, góp phần ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.
Tổ COVID cộng đồng tại các tổ dân phố, khu dân cư đã tạo thành “lá chắn” thép vững chắc, hỗ trợ đắc lực cho chính quyền địa phương cùng các lực lượng tuyến đầu trong việc kiểm soát, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để bùng phát trên diện rộng. Thực tế đã chứng minh trong các đợt dịch vừa qua, Tổ COVID cộng đồng hoạt động rất hiệu quả, góp phần đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh. Với tinh thần quyết tâm cao nhất “chống dịch như chống giặc”, cùng sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, tinh thần trách nhiệm của các Tổ COVID cộng đồng, đã góp phần thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế theo tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ.
Mô hình sáng tạo và hiệu quả
Các chuyên gia đánh giá Tổ COVID cộng đồng là một mô hình sáng tạo và hiệu quả trong việc vận dụng sức mạnh toàn dân trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nước ta trong giai đoạn vừa qua. Trong thời gian ngắn, các địa phương trên địa bàn Thủ đô đã thành lập được nhiều Tổ COVID cộng đồng, trực tiếp tham gia vào công tác phòng, chống dịch. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều người dân, cộng đồng dân cư, trực tiếp tham gia phòng, chống dịch một cách tích cực và hiệu quả.
Tại quận Long Biên, 14/14 phường đã thành lập các Tổ COVID cộng đồng để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở. Tính đến thời điểm đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17/CT-UBND, ngày 23-7-2021, của thành phố Hà Nội, “Về việc thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố để phòng, chống dịch COVID-19”, quận Long Biên có 490 Tổ COVID cộng đồng với 4.401 người. Tổ hoạt động trên tinh thần tình nguyện với nòng cốt là các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể tại cộng đồng, người tình nguyện tại khu dân cư dưới sự tổ chức, quản lý của chính quyền địa phương và sự hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế. Tùy vào từng phường, các tổ COVID cộng đồng có các hình thức hoạt động khác nhau. Nhiệm vụ của tổ là hằng ngày đi từng ngõ, gõ từng nhà để: Thực hiện truyền thông, vận động, nhắc nhở nhân dân các biện pháp phòng, chống dịch; yêu cầu và hướng dẫn người dân tự theo dõi sức khỏe, chủ động khai báo y tế khi bản thân hoặc người trong gia đình có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh. Ngoài ra, Tổ còn có nhiệm vụ hỏi, giám sát, phát hiện và báo cáo ngay bằng điện thoại cho chính quyền địa phương và y tế phường những trường hợp nghi mắc COVID-19 phát hiện được tại các hộ gia đình. Tổ đã phát hiện, báo cáo các cấp có thẩm quyền những trường hợp không tự giác khai báo y tế, không chấp hành thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với khả năng do ban chỉ đạo phòng, chống dịch phường phân công.
Hay như quận Cầu Giấy, thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31-3-2020, của Thủ tướng Chính phủ, “Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19”, quận Cầu Giấy đã hướng dẫn các phường trên địa bàn thành lập Tổ COVID “vùng xanh” nhằm chống lây nhiễm COVID-19 từ bên ngoài vào các khu dân cư. Quận đã thành lập nhiều Tổ COVID “vùng xanh” ở các vùng không có ca nhiễm COVID-19 tại các phường, như Quan Hoa, Dịch Vọng, Yên Hòa... Tất cả người dân từ nơi khác ra vào đều phải khai báo y tế, thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K, người vận chuyển hàng hóa đến chỉ được giao tại bàn chốt trực, không đưa trực tiếp vào khu dân cư. Đối với người dân sinh sống tại khu dân cư, khi ra vào phải xuất trình giấy đi và các giấy từ liên quan hợp lệ và phải khai báo y tế thường xuyên, thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch tại khu dân cư.
Các Tổ COVID cộng đồng đã thể hiện rõ vai trò, vị trí quan trọng trong việc: Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, giúp người dân hiểu rõ và thực hiện nghiêm quy định về giãn cách xã hội là trách nhiệm vì sức khỏe của bản thân, của gia đình mình và xã hội nên từng người dân phải tự giác thực hiện. Đồng thời, các Tổ COVID nắm chắc được tình hình nhân dân, tình hình dịch bệnh, đời sống của nhân dân, những khó khăn cần giúp đỡ về an sinh xã hội, về thu hoạch sản phẩm nông nghiệp để báo cáo kịp thời cấp ủy, chính quyền địa phương hoặc chủ động bàn bạc tháo gỡ giải quyết ngay từ địa bàn dân cư.
Nhờ quán triệt nghiêm túc theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên và sự chủ động, sẵn sàng mọi lúc, mọi nơi nên thời gian qua các Tổ COVID cộng đồng trên địa bàn thành phố đã phát huy được vai trò, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, là nhịp cầu nối giữa người dân với ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các xã, thị trấn.
Tổ COVID-19 cộng đồng là một mô hình phát huy sức mạnh toàn dân phòng, chống dịch bệnh, góp phần tạo thành thế trận lòng dân hiệu quả trong cuộc chiến chống COVID-19. Đây được xem là một phương thức chống dịch đặc biệt, mang lại hiệu quả của Việt Nam nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng, đã phát huy vai trò, sự sáng tạo của nhân dân trong cuộc chiến chung đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền và nhân dân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Có thể khẳng định, đây là mô hình trực tiếp gần dân, sát dân; là cầu nối trực tiếp giữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước với nhân dân; là mô hình thể hiện sâu sắc chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” và là minh chứng cho thấy chiến thắng dịch là chiến thắng của nhân dân./.
Hà Nội nỗ lực nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh  (19/08/2022)
Phát huy bản lĩnh, ý chí, truyền thống của dân tộc Việt Nam qua thực tiễn phòng, chống dịch bệnh COVID-19  (14/08/2022)
Hà Nội: Kết hợp nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới  (08/08/2022)
Ngoại giao vaccine trên thế giới và thực tiễn triển khai ở Việt Nam  (19/07/2022)
- Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và những yêu cầu lịch sử
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị ở Trung ương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm