Phát huy giá trị của Di chúc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Nhìn lại 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đây là nội dung thông tin chuyên đề do Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức vào sáng 07-5 tại Hà Nội. Thông tin tại Hội nghị, Giáo sư Hoàng Chí Bảo nêu rõ: Năm 2019, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 50 năm ngày Bác mất và 50 năm thực hiện Di chúc của Người. Thời gian càng lùi xa, những tư tưởng cao quý của Bác trong Di chúc càng trở nên sáng rõ không chỉ đối với đồng bào trong nước, mà còn trong lòng bạn bè quốc tế. Di chúc của Người là Quốc bảo đồng thời là một đóng góp của văn hóa Việt Nam đương đại vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại.
Những ngày viết Di chúc, Bác nghiền ngẫm rất sâu sắc xung quanh những lời căn dặn về Đảng. Bác sửa đi sửa lại đoạn về đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Bác nói: “Tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để làm cho Đảng trong sạch vững mạnh và tăng cường sức chiến đấu của Đảng”. Bác còn lấy bút đỏ ghi thêm: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Vào lúc này, điều Bác căn dặn trở nên thấm thía, sâu sắc và hệ trọng, Giáo sư Hoàng Chí Bảo nói.
Theo Giáo sư Hoàng Chí Bảo, từ sau Đại hội XII, thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, quyết tâm xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) và Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) cũng nêu rõ quyết tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, vượt qua tất cả những sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống.
“Xây dựng, chỉnh đốn Đảng được xem là một trọng điểm. Suốt 50 năm qua, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, Đảng ta đã làm hết sức mình để xứng đáng với Bác. Đại hội XII của Đảng bổ sung thêm vào lý luận xây dựng Đảng một điều rất căn bản, không chỉ xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, mà còn phải xây dựng Đảng về đạo đức, đưa văn hóa vào trong chính trị, kinh tế, vào trong Đảng, trong Nhà nước và trong hệ thống chính trị”, Giáo sư Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh.
Đẩy mạnh sự nghiệp “trồng người” vì lợi ích của dân tộc
"Đẩy mạnh sự nghiệp “trồng người” vì lợi ích của dân tộc" là chủ đề Hội thảo khoa học do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh tổ chức ngày 10-5 tại thành phố Sơn La.
Tại hội thảo, tham luận của các nhà nghiên cứu khoa học và các gia đình, dòng họ, cơ quan, đơn vị thực hiện tốt lời dạy của Bác chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, cách làm hay trong quá trình công tác, nghiên cứu về sự nghiệp “trồng người”; những thành quả to lớn trong sự nghiệp giáo dục mà tỉnh Sơn La đã đạt được…
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Người coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Người luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân ta phải chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. Đó là tư tưởng mang tầm chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Vũ Dương Ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội bộc bạch: Ôn lại những nét cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong hoàn cảnh đất nước có nhiều điều khác trước. Công cuộc đổi mới đã đi qua chặng đường một phần ba thế kỷ với nhiều thành tựu nhưng cũng đứng trước những thách thức. Do vậy rất cần suy nghĩ về sự vận dụng những lời của Người vào hoàn cảnh của một xã hội đang tiến lên thời kỳ công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và hội nhập vào một thế giới đang chuyển động mạnh mẽ theo chiều hướng cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La Mai Thu Hương cho biết, thấm nhuần tư tưởng và thực hiện Di chúc của Bác, trong 50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Sơn La luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo; xác định giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, là “động lực của sự phát triển đất nước”. Toàn tỉnh hiện có 6 trường chuyên nghiệp, 600 trường học các cấp, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, gần 13.000 lớp với trên 300.000 học sinh và gần 5.000 học viên; 289/600 trường đạt chuẩn quốc gia.
Trên lĩnh vực giáo dục mũi nhọn, trong nhiều năm liên lục, đội tuyển học sinh giỏi quốc gia của tỉnh Sơn La đã đạt được nhiều giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia. Hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo với nước bạn Lào được tỉnh đặc biệt quan tâm và hiện đang đào tạo 1.408 lưu học sinh Lào. Toàn tỉnh Sơn La hiện có gần 24.000 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đạt chuẩn đào tạo và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng tốt các yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
Nhà giáo Nhân dân, Tiến sỹ Nguyễn Văn Bao, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc chia sẻ, một trong những nhiệm vụ của Trường Đại học Tây Bắc bên cạnh việc đào tạo chính quy tập trung để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao còn phải trở thành trung tâm, môi trường học tập suốt đời cho mọi lứa tuổi, trong đó có người lớn tuổi của vùng Tây Bắc. Trong 5 năm (2013 - 2018), Trường đã tổ chức tuyên truyền nhận thức về học tập suốt đời, xã hội học tập. Nhà trường luôn nhấn mạnh, kiến thức trong nhà trường chỉ có hạn, thời gian học có hạn, mọi việc làm thực hành chỉ là bước đầu của cuộc sống, mô hình của cuộc sống. Vì vậy, ra trường, mọi người phải tiếp tục học tập, rèn luyện để hoàn thiện mình. Công tác tuyên truyền giáo dục đã giúp mỗi người nhận thức không chỉ học chính quy, chuyên nghiệp trong các nhà trường là xong nhiệm vụ mà phải học liên tục, học suốt đời...
Tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác
Lễ tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác tỉnh Hải Dương năm 2019.
Lễ tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác tỉnh Hải Dương năm 2019 đã được tổ chức ngày 09-5, tại Nhà truyền thống huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Chương trình do Tỉnh Đoàn Hải Dương tổ chức, nhân kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 50 năm thực hiện Di chúc của Bác; chào mừng Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên các cấp, hướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Hải Dương, nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Tại buổi lễ, 40 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác của tỉnh đã được tuyên dương. Đây là những đại diện tiêu biểu của tuổi trẻ Hải Dương có phẩm chất đạo đức, ý thức kỷ luật tốt; đạt thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực: học tập; nghiên cứu khoa học; lao động, sản xuất, kinh doanh; quản lý hành chính, nhà nước; an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; thể dục, thể thao, văn hóa, nghệ thuật.
Tại lễ tuyên dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lương Văn Cầu khẳng định: Trong cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc chăm lo, bồi dưỡng thanh niên thành lớp người "vừa hồng, vừa chuyên", kế thừa, tiếp nối và tham gia vào quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Người nhấn mạnh "Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà. Phải học tập mãi, tiến bộ mãi mới thật là thanh niên". Khắc ghi lời dạy của Bác, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ, chăm lo của các cấp chính quyền và xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh luôn xác định công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nội dung cốt lõi, có ý nghĩa then chốt.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Qua nhiều lần tổ chức, chương trình đã khẳng định được uy tín, sức sống trong thanh niên; phát hiện, tôn vinh nhiều cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo lời Bác, lan tỏa các giá trị tốt đẹp trong xã hội, truyền đi những thông điệp, ý nghĩa cho thế hệ trẻ rèn luyện, phấn đấu. Đây là cách làm sáng tạo của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn trong tổ chức thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với thanh thiếu nhi, đưa nội dung học tập và làm theo Bác trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi. Việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW được chuyển tải vào các chương trình, phong trào, cuộc vận động của Đoàn, Hội, Đội với nhiều hình thức, cách làm sáng tạo, phong phú, bắt nhịp với xu thế hiện đại thông qua các hình thức tuyên truyền trên internet, mạng xã hội.
Từ phong trào thi đua này, gần 1.000 lượt thanh thiếu niên tiên tiến làm theo lời Bác đã được tuyên dương ở các cấp. 40 cá nhân tiêu biểu xuất sắc được biểu dương, tôn vinh tại Chương trình. Thanh niên tiên tiến xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, có uy tín, ảnh hưởng tích cực trong thanh thiếu nhi và xã hội. Những câu chuyện giản dị, ý nghĩa sâu sắc, những việc làm bình thường, có sức truyền cảm hứng lớn lao từ mỗi thanh niên tiên tiến là những minh chứng thuyết phục cho một thế hệ trẻ tự tin, năng động, sáng tạo, nhiệt huyết với hoài bão lớn lao, với ước mơ cao đẹp là được cống hiến cho xã hội, cho Tổ quốc./.
Tạo đột phá chiến lược trong phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới, sáng tạo ở Việt Nam  (17/05/2019)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp khách quốc tế  (16/05/2019)
Hội nghị Thượng đỉnh về phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á  (16/05/2019)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam