Năng lực quản lý đề án kiểm soát dân số biển, đảo và ven biển Thừa Thiên Huế được nâng cao
Nguồn ngân sách được trung ương hỗ trợ thực hiện Đề án 52 được báo cáo đầy đủ, minh bạch và được phân bổ sớm cho các địa phương, cơ sở vùng biển, ven biển, đầm phá, vạn đò, cửa sông căn cứ theo các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch, các hoạt động cụ thể của chương trình.
Từ khi triển khai Đề án đến nay, đã thành lập được 7 đội lưu động y tế - kế hoạch hóa gia đình gồm 54 cán bộ là hạt nhân hoạt động tại địa bàn các xã, cụm xã. Tỉnh đã tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho 271 cán bộ, cộng tác viên. Lực lượng này trong năm đã thực hiện 220 lượt truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em- kế hoạch hóa gia đình lưu động ở các điểm dân cư cố định và nơi biến động như các vùng đầm, phá; tổ chức tư vấn được 14.000 lượt, khám phụ khoa cho 15.750 lượt phụ nữ và điều trị bệnh cho 9.166 lượt phụ nữ mắc bệnh. Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng mô hình phối hợp với quân - dân y cung cấp dịch vụ được hơn 100 lượt, góp phần mở rộng và nâng cao việc chăm sóc bà mẹ trẻ em - kế hoạch hóa gia đình. Để có được một “cơ cấu dân số vàng” một cách bền vững thì một loạt biện pháp cần được tiến hành đồng bộ, kiên trì với sự tham gia tích cực của nhiều lực lượng xã hội, trong đó đội ngũ những người làm chuyên môn về dân số kế hoạch hóa gia đình là người đi trước để vừa làm tư vấn, cung cấp dịch vụ và tham gia can thiệp bằng các kỹ năng chuyên môn. Thừa Thiên Huế trong năm 2010 đã chú trọng khâu nâng cao chất lượng dân số từ khi sinh thông qua việc tư vấn cho các bà mẹ mang thai, phát hiện và điều trị cho các bà mẹ mang thai trong bối cảnh có nguy cơ cao như có bệnh tiền sử, có con dị tật, dị dạng, nhiễm chất độc da cao dioxin… Các đội Y tế - kế hoạch hóa gia đình trong khôn khổ của Chương trình thực hiện Đề án cũng đã tích cực tư vấn, trao đổi và xét nghiệm, chẩn đoán và can thiệp chữa cho nhóm đối tượng có chồng đang trong độ tuổi sinh đẻ và mở rộng ra nhóm phụ nữ tuổi vị thành niên. Chương trình đã tư vấn 2.160 lượt cho các bà mẹ mang thai, trong đó phát hiện và điều trị được 108 bà mẹ mang thai có các yếu tố nguy cơ cao và cung cấp gói đẻ sạch cho 42 bà mẹ mang thai. Về chống bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn,đã tư vấn cho 322 phụ nữ từ 15-49 tuổi, làm xét nghiệm 1000 ca, làm phiến đồ âm đạo 400 ca và khám phụ khoa 4.050 lượt phụ nữ có chồng và điều trị cho 2.400 lượt phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa thông thường.
Thừa Thiên Huế có 7/9 đơn vị cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh được thụ hưởng Chương trình của Đề án 52. Là tỉnh miền Trung có những đặc điểm khá riêng biệt. Mật độ dân cư cao ( trên 329 người/km2); cư dân chủ yếu gắn với nghề biển, sống ven biển và trên sông nước độ ổn định không cao, nhiều vùng đầm phá, nhiều làng vạn đò tách biệt, nhu cầu sinh con trai vẫn rất lớn; tỷ số giới tính khi sinh 116 bé trai/100 bé gái, tổng tỷ suất sinh 2,5, tỷ suất sinh thô 16%, trong khi số người áp dụng biện pháp tránh thai chỉ đạt 69,7%; thành phố Huế lại là thành phố du lịch, di sản văn hóa thế giới…nên dân cư di chuyển nhiều, khó kiểm soát. Đội ngũ người làm công tác dân số lại chưa ổn định, chỉ mới có 40/120 cán bộ dân số được biên chế, số còn lại đang cần sự hỗ trợ tích cực hơn từ phía cơ quan quản lý Nhà nước… Bức tranh dân số vừa nêu đã nói lên những thách thức trong công tác kiểm soát nâng cao chất lượng dân số và phát triển nguồn nhân lực trong tương lai. Đề án Kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển của Chính phủ được áp dụng là một thuận lợi rất cơ bản, đã có kết quả bước đầu nhưng cần phải tiếp tục thực hiện sâu sát, hiệu quả và quyết liệt hơn, nhất là tại vùng biển, ven biển, đầm phá và vạn đò./.
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển