Hà Nội gửi tặng Thành phố Hồ Chí Minh 5.000 tấn gạo,tỉnh Bình Dương 1.000 tấn gạo
TCCS - Ngày 19-8-2021, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội họp dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã thống nhất chỉ đạo gửi tặng Thành phố Hồ Chí Minh 5.000 tấn gạo và tỉnh Bình Dương 1.000 tấn gạo.
Đây là món quà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô dành tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương nhằm chia sẻ một phần khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19; là hành động cụ thể hóa lời kêu gọi của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác quy hoạch diễn ra sáng cùng ngày. Thủ tướng Chính phủ đề nghị các tỉnh, thành phố đã kiểm soát được dịch bệnh ở địa phương mình, tiếp tục chi viện, ủng hộ, giúp đỡ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam cả về con người và cơ sở vật chất theo tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì Thành phố Hồ Chí Minh”.
Là trái tim của cả nước, Thủ đô Hà Nội luôn trong tâm thế và sẵn sàng hỗ trợ, chi viện cao cho các địa phương trên cả nước với tinh thần trách nhiệm “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”.
Không chỉ vậy, Hà Nội còn gương mẫu, đi đầu trong phòng, chống dịch COVID-19 với quyết tâm cùng cả nước từng bước đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh và coi đây cũng là cách hỗ trợ thiết thực nhất. Cụ thể, thành phố đã tận dụng tối đa “thời gian vàng” những ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ từ 6h ngày 24-7-2021 để truy vết, khoanh vùng, cách ly; tổ chức xét nghiệm diện rộng có trọng tâm, trọng điểm, nhất là “vùng đỏ” (vùng có dịch) để bóc tách triệt để các ca F0 ra khỏi cộng đồng. Tính từ cuối tháng 4-2021 đến nay, toàn thành phố ghi nhận hơn 2.000 ca bệnh, trong đó có hơn một nửa là các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Mặc dù nguy cơ lây lan còn rất lớn, khó lường, nhưng Hà Nội cơ bản vẫn kiểm soát được tình hình. Thành phố cũng đang ra sức chuẩn bị cơ sở vật chất theo các kịch bản ở mức độ cao hơn.
Trước đó, Hà Nội cũng đã gửi tặng Thành phố Hồ Chí Minh hệ thống xét nghiệm PCR tự động 72 giếng cùng với máy tách chiết tự động 96 giếng và test chẩn đoán COVID-19; quyết định dành 54 tỷ đồng hỗ trợ 18 tỉnh, thành phố phía Nam đang gặp khó khăn do dịch COVID-19 (mỗi địa phương 3 tỷ đồng), gồm: Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đồng Nai, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau, Tây Ninh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An. Thành phố cũng đã cử các đoàn y, bác sĩ hỗ trợ các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh tổ chức lấy mẫu, tiếp nhận, xử lý hàng chục nghìn xét nghiệm cho các “điểm nóng” dịch COVID-19 tại hai địa phương này.../.
Trung Duy (tổng hợp)
Hà Nội phát huy thế mạnh mô hình giáo dục chất lượng cao  (19/08/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Người dân cần tích cực hơn nữa trong phòng, chống dịch COVID-19, vì sức khỏe của chính mình, vì cộng đồng và vì đất nước  (18/08/2021)
Ban Bí thư họp xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm  (17/08/2021)
- Quyết tâm đưa Vĩnh Phúc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Tỉnh Vĩnh Phúc và iMarket Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ về việc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp và sân golf
- Vĩnh Phúc sẽ phân bổ, giao chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 cho các dự án trước ngày 31-12-2024
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc: Phấn đấu năm 2025 nằm trong top 10 về chuyển đổi số
- Vĩnh Phúc: Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm