Tăng cường độ, mật độ kiểm tra, giám sát để duy trì 15 ngày giãn cách
TCCS - Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành, các quận, huyện, thị xã vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm hơn nữa, rà soát, đánh giá toàn diện công tác phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23-7-2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, bảo đảm thực hiện đúng, thực hiện đủ từng nội dung, chấn chỉnh ngay những nơi thực hiện chưa đầy đủ; chủ động tăng thêm cường độ, mật độ kiểm tra, giám sát để bảo đảm duy trì liên tục 15 ngày giãn cách theo quy định, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống dịch.
Đây là nội dung Thông báo số 428-TB/TU của Văn phòng Thành ủy Hà Nội về “Kết luận của Thường trực Thành ủy về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố” tại cuộc họp ngày 27-7-2021 dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng.
Theo đó, Thường trực Thành ủy chỉ đạo các nhiệm vụ cấp bách yêu cầu các cấp, các ngành tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Chỉ cho phép hoạt động nếu bảo đảm yêu cầu phòng chống dịch
Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố được giao chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố, các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND tại các cơ quan, đơn vị của thành phố và Trung ương đóng trên địa bàn để bảo đảm thực hiện nghiêm trong thời gian giãn cách xã hội; xử lý nghiêm các đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17/CT-UBND. Các đơn vị xây dựng phương án làm việc theo Chỉ thị này.
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã phê duyệt phương án của các đơn vị bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 17/CT-UBND, chỉ cho phép hoạt động đối với các đơn vị đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
Thường trực Thành ủy cũng yêu cầu Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo siết chặt công tác phòng, chống dịch tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, bệnh viện, cơ sở y tế; chỉ cho phép các cơ sở sản xuất hoạt động khi đáp ứng đầy đủ điều kiện phòng, chống dịch theo quy định và phương án phòng, chống dịch đã được phê duyệt. Đồng thời, tiếp tục tổ chức các chốt kiểm soát, phân luồng giao thông đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa và người lao động đi làm việc theo quy định.
Sở Y tế khẩn trương rà soát, bổ sung năng lực điều trị, hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc thành phố có phương án huy động nguồn lực, mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao công suất tổ chức cách ly, năng lực xét nghiệm, điều trị, đáp ứng cho mọi tình huống dịch; tập trung điều tra F0, khám sàng lọc người ho, sốt qua khai y tế để nhanh chóng khoanh vùng dập dịch.
Sở Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô điều phối phương tiện (xe ô tô chuyên dùng, xe quân đội, xe huy động từ các cơ quan, doanh nghiệp…) phục vụ công tác phòng, chống dịch bảo đảm khoa học, hiệu quả, an toàn; giao Bộ Tư lệnh Thủ đô là đầu mối quản lý, điều hành phương tiện và bố trí cán bộ phục vụ đưa đón F1 đi cách ly tập trung sau khi có xác nhận của cơ quan y tế cũng như việc đưa trả các trường hợp này về địa phương sau khi hết cách ly; giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương bố trí phương tiện thu gom, vận chuyển mẫu sinh phẩm từ các đơn vị lấy mẫu chuyển đến các đơn vị xét nghiệm theo hướng dẫn của ngành y tế (trong quá trình vận chuyển có cán bộ y tế đi kèm).
Công an Thành phố chủ trì phối hợp Sở Giao thông Vận tải, Sở Công thương, Sở Y tế thống nhất các quy định, quy trình để tạo điều kiện cho người dân các tỉnh, thành phố khác di chuyển ra khỏi thành phố khi đã kết thúc thời gian điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố và thống nhất mẫu giấy tờ, quy trình kiểm soát việc di chuyển của lực lượng công vụ, y tế, công nhân, lao động hiện đang sinh sống tại các khu vực ven thành phố, rút ngắn thời gian khai báo để di chuyển vào thành phố làm việc. Công an thành phố chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị xã thành lập các chốt tuần tra, kiểm soát trên địa bàn thành phố, bảo đảm hoạt động hiệu quả.
Các cấp, các ngành tuyên truyền, nhân rộng, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt, đồng thời phê bình, nhắc nhở kịp thời, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa làm tốt, nhất là người đứng đầu và thông tin công khai để răn đe, phòng ngừa.
Tăng cường mật độ kiểm tra, giám sát
Cũng theo chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố điều phối một số nhiệm vụ không yêu cầu về chuyên môn của ngành y tế cho các lực lượng khác nhằm giảm tải cho ngành y tế và bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Các cấp ủy, chính quyền, bí thư cấp ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã rà soát và chấn chỉnh ngay việc thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND ở địa phương, xây dựng kế hoạch cụ thể phân công, phân nhiệm rõ ràng, trình đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy phụ trách phê duyệt để tổ chức thực hiện đồng bộ và tăng cường kiểm tra, giám sát. Đồng thời, các quận, huyện, thị xã tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND và làm việc với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (bao gồm cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp của Trung ương) đóng trên địa bàn, yêu cầu thực hiện đúng quy định về giãn cách; phê duyệt phương án phòng, chống dịch của từng đơn vị, yêu cầu đóng cửa hoặc ngừng hoạt động đối với đơn vị không thực hiện nghiêm túc quy định phòng, chống dịch. Từng địa phương có nhiệm vụ rà soát, bố trí ngay các chốt kiểm soát phòng, chống dịch tại các quận, huyện, thị xã, đặc biệt là các quận và các khu vực giáp ranh giữa các quận; huy động tối đa các lực lượng dân quân, Tổ phòng chống COVID-19 cộng đồng, tình nguyện viên… tham gia công tác phòng, chống dịch để tăng cường bổ sung cho các lực lượng chính quy, nhất là tại các chốt phòng, chống dịch trên địa bàn.
Các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn thực hiện khai báo y tế sức khỏe hằng ngày; hạn chế tối đa tiếp xúc, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tại các cơ quan, hội nghị, các siêu thị, bệnh viện và các cơ sở y tế… nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Thường trực Thành ủy đề nghị các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy và các đoàn kiểm tra tăng cường xuống địa bàn kiểm tra việc thực hiện tại các quận, huyện, thị xã, chỉ đạo các địa phương, đặc biệt là các địa phương còn hạn chế trong công tác phòng, chống dịch, giải quyết các vấn đề phát sinh; kịp thời chấn chỉnh, kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu và chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tại địa bàn được phân công phụ trách.
Đặc biệt, về công tác bảo đảm an sinh xã hội, Thường trực Thành ủy đồng ý chủ trương về việc thành phố hỗ trợ các hộ nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 năm 2021 ngoài các đối tượng đã thuộc diện được hưởng các chính sách hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ và Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21-7-2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố phối hợp với Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố và các đơn vị liên quan nhanh chóng tổ chức triển khai thực hiện./.
Linh Đăng (tổng hợp)
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Lấy hiệu quả thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND làm “thước đo” trách nhiệm người đứng đầu  (27/07/2021)
Petrovietnam: Khi vắc-xin là ưu tiên số 1  (27/07/2021)
Agribank ủng hộ 52,5 tỷ đồng cho 22 tỉnh, thành phố trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19  (26/07/2021)
- Quyết tâm đưa Vĩnh Phúc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Tỉnh Vĩnh Phúc và iMarket Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ về việc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp và sân golf
- Vĩnh Phúc sẽ phân bổ, giao chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 cho các dự án trước ngày 31-12-2024
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc: Phấn đấu năm 2025 nằm trong top 10 về chuyển đổi số
- Vĩnh Phúc: Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm