Vĩnh Phúc - Hỗ trợ vốn tín dụng giúp doanh nghiệp phát triển
TCCS - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều giải pháp điều hành hiệu quả hoạt động tín dụng phục vụ nền kinh tế, trong đó, đặc biệt chú trọng thực hiện công tác hỗ trợ vốn tín dụng giúp doanh nghiệp phát triển.
Tính đến ngày 31-8-2024, trên địa bàn tỉnh có 3.330 khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng, dư nợ đạt 55.300 tỷ đồng, tăng 4,36% so với cuối năm 2023, chiếm hơn 40% tổng dư nợ. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước vay 920 tỷ đồng, tăng hơn 21%; doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH vay 49.680 tỷ đồng, tăng hơn 3%; doanh nghiệp FDI vay 4.700 tỷ đồng, tăng 17,2%. Lũy kế từ đầu năm, hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh cho vay mới 700 doanh nghiệp, doanh số đạt 3.000 tỷ đồng; đã có 2.900 khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang vay vốn tại các tổ chức tín dụng với dư nợ cho vay đạt 28.000 tỷ đồng, chiếm hơn 50% dư nợ cho vay doanh nghiệp.
Không chỉ chú trọng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp, thời gian qua, các tổ chức tín dụng còn tích cực chia sẻ, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp tiếp tục duy trì ổn định, phát triển sản xuất, kinh doanh. Hiện lãi suất cho vay bình quân đối với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thường từ 6,0 - 6,5%/năm đối với ngắn hạn; 9 - 10,5%/năm đối với trung và dài hạn; lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 3,5 - 4% đối với vốn vay ngắn hạn, 5 - 6,5%/năm đối với vốn vay trung, dài hạn.
Để đồng hành cùng doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn rà soát, đơn giản hóa thủ tục cấp tín dụng, quy định về lãi suất; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, trong đó, hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, dự án, phương án vay vốn khả thi, các doanh nghiệp, dự án ứng dụng khoa học - công nghệ cao vào sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sạch, các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, triển khai hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng trên cơ sở khả năng tài chính áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng./.
Tỉnh Vĩnh Phúc: Thêm cơ hội mới từ dự án Phát triển năng lực địa phương  (05/09/2024)
Vĩnh Phúc không ngừng xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Di chúc của Bác Hồ  (02/09/2024)
Vĩnh Phúc xây dựng các giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp nhỏ và vừa vững vàng hội nhập  (20/08/2024)
Tỉnh Vĩnh Phúc: Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử  (19/08/2024)
- Quyết tâm đưa Vĩnh Phúc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Tỉnh Vĩnh Phúc và iMarket Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ về việc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp và sân golf
- Vĩnh Phúc sẽ phân bổ, giao chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 cho các dự án trước ngày 31-12-2024
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc: Phấn đấu năm 2025 nằm trong top 10 về chuyển đổi số
- Vĩnh Phúc: Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm