Vietcombank thực hiện thành công “đa mục tiêu”, nộp ngân sách nhà nước gần 11 nghìn tỷ đồng
TCCS - Năm 2021, mặc dù tiếp tục đối mặt với những diễn biến bất thường của môi trường kinh tế - xã hội, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công “đa mục tiêu”: Vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe cho cán bộ, duy trì hoạt động kinh doanh liên tục; vừa chia sẻ khó khăn với khách hàng và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.
Kết quả thực hiện mục tiêu kép
Trong năm 2021, Vietcombank đã tổ chức tiêm phủ vắc-xin COVID-19 nhanh và sớm cho toàn thể cán bộ, nhân viên. Điều chỉnh hiệu quả phương thức quản trị, điều hành thích ứng trong điều kiện dịch bệnh; tổ chức làm việc từ xa, làm việc theo ca để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh liên tục, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời dịch vụ ngân hàng, kể cả trong những thời điểm giãn cách theo Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 16; đồng thời cải tiến chính sách, số hoá quy trình, triển khai kịp thời các giải pháp giao dịch trực tuyến để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh dịch bệnh.
Năm 2021, hầu hết các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Vietcombank đạt và vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị giao:
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu huy động vốn theo đúng định hướng.
- Huy động vốn thị trường I đạt gần 1.154.000 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2020.
- Tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn bình quân đạt 32,2%, tăng 3,3 điểm % so với năm 2020.
- Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng từ đầu năm; chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả; kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng.
- Dư nợ tín dụng đạt gần 963.670 tỷ đồng, tăng 14,99% so với cuối năm 2020, góp phần cung ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đồng thời tuân thủ giới hạn tăng trưởng tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0,34%; tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,63%.
- Trích lập đủ 100% dự phòng cụ thể của dư nợ cơ cấu theo Thông tư 03 - sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tỉ lệ quỹ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng (424%).
- Doanh số thanh toán và sử dụng thẻ tăng 19,2% so với 2020.
- Doanh số mua bán ngoại tệ tăng 13,2% so với năm 2020.
- Doanh số Thanh toán quốc tế - Tài trợ thương mại tăng 23,7% so với năm 2020. Thị phần thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại ở mức 15,36%.
Lợi nhuận trước thuế đạt kế hoạch Ngân hàng Nhà nước và Đại hội đồng cổ đông giao trong năm 2021.
Thu hồi nợ ngoại bảng đạt gần 2.900 tỷ đồng, tăng 19,3% so với năm 2020.
Chỉ số ROAA và ROAE tăng cao so với 2020, đạt mức 1,6% và 21%.
Hỗ trợ khách hàng thông qua giảm lãi suất
Trong năm 2021, Vietcombank tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình chịu tác động của dịch bệnh COVID-19 thông qua các gói hỗ trợ lãi suất, giảm phí và giảm lãi suất cho vay, tái cơ cấu dư nợ hiện hữu.
Tổng dư nợ được hỗ trợ miễn giảm lãi suất cho vay tại thời điểm 31-12-2021 đạt gần 680.000 tỷ đồng. Tổng số tiền lãi hỗ trợ khách hàng do giảm lãi suất năm 2021 đạt gần 7.100 tỷ đồng (tăng hơn 2 lần so với hỗ trợ trong năm 2020).
Tổng dư nợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ là gần 10.540 tỷ đồng (dư nợ gốc gần 9.410 tỷ đồng và dư nợ lãi gần 1.130 tỷ đồng).
Tổng số tiền lãi lũy kế hỗ trợ khách hàng năm 2020 - 2021 là 10.800 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong những ngày cuối cùng của năm 2021, Vietcombank tiếp tục đồng hành, sẻ chia và hỗ trợ khách hàng một cách thiết thực thông qua việc miễn toàn bộ phí chuyển tiền và phí duy trì dịch vụ trên kênh ngân hàng số VCB Digibank, mang đến cho khách hàng sự thuận tiện trong trải nghiệm, sử dụng các dịch vụ ngân hàng số.
Bảo đảm công tác an sinh xã hội
Vietcombank tiếp tục thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đặc biệt là các chương trình an sinh xã hội phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. Vietcombank cam kết thực hiện các chương trình an sinh xã hội với tổng số tiền gần 723 tỷ đồng, trong đó 246 tỷ đồng được đóng góp trực tiếp từ người lao động và quỹ phúc lợi; ủng hộ phòng chống dịch bệnh COVID-19 số tiền 381 tỷ đồng.
Trong năm 2021, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị trí đầu ngành về nộp ngân sách nhà nước với số tiền gần 11.000 tỷ đồng./.
Định hướng hoạt động kinh doanh năm 2022
Một số chỉ tiêu chính:
Chỉ tiêu |
Kế hoạch 2022 |
|
tăng 8% so với 2021 |
|
Tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng tín dụng. |
|
tăng 12% so với 2021 |
|
< 1,5% |
|
Tăng tối thiểu 12% so với 2021 |
Quảng Ninh rà soát, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19  (22/12/2021)
Quảng Ninh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, giữ vững đà tăng trưởng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao  (22/12/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính họp trực tuyến với các địa phương về công tác phòng, chống COVID-19  (17/12/2021)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay