Hoạt động an toàn, hiệu quả, tích cực hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế
TCCS - Trong 6 tháng đầu năm 2021, cùng với các hoạt động kinh doanh cốt lõi đạt những kết quả đáng ghi nhận, Agribank đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ khách hàng, nền kinh tế và công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Bảo đảm hoạt động an toàn, thông suốt, hiệu quả
Trong bối cảnh thế giới, trong nước và ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn do tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các đợt dịch bùng phát đã tác động lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội trong nước, nhưng cùng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, Agribank chủ động xây dựng và triển khai quyết liệt, linh hoạt, đồng bộ các giải pháp phù hợp với diễn biến thị trường nhằm hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2021 được giao; đồng thời triển khai tốt công tác phòng, chống dịch, sẵn sàng phương án ứng phó theo từng cấp độ, bảo đảm an toàn, thông suốt trong giao dịch. Nhiều chỉ tiêu kinh doanh (tổng tài sản, nguồn vốn, tài chính, thu dịch vụ, thu hồi nợ, trích lập DPRR...) đã đạt và vượt tiến độ kế hoạch năm 2021 đề ra.
Tính đến 30-6-2021, tổng tài sản đạt hơn 1,6 triệu tỷ đồng, tăng 3,4% so với đầu năm và tăng 10.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 1.232.051 tỷ đồng, tiếp tục dẫn đầu thị trường về thị phần tín dụng. Huy động khách hàng đạt 1.467.071 tỷ đồng, tăng 4,2%.
Với chủ trương đúng đắn, chỉ đạo quyết liệt và linh hoạt, ngay từ đầu năm, hàng loạt các giải pháp quan trọng được triển khai trong toàn hệ thống đã mang lại kết quả tích cực, như tiết giảm chi phí hoạt động, với mức giảm gần 6%. Tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập là 16,86%, giảm so với cùng kỳ năm 2020 là 2,36%, tương ứng tỷ lệ giảm 12,3%; tăng thu hồi nợ xử lý rủi ro. Thêm vào đó, nợ xấu nhóm 5 (nợ mất vốn) giảm 13% so với cuối năm 2020, do vậy kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng ước đạt 65% kế hoạch năm 2021.
Hoạt động kinh doanh của các công ty con 6 tháng năm 2021 cho thấy kết quả rất khả quan với 4/5 công ty con của Agribank đều có lãi. Trong đó, Công ty chứng khoán Agribank (Agriseco) lãi 312 tỷ đồng và đã hết lỗ luỹ kế. Công ty bảo hiểm ABIC lãi 209 tỷ đồng. Phương án xử lý pháp nhân của Công ty cho thuê tài chính ALCI đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo đề xuất của Agribank và đang xin ý kiến các bộ, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Nhiều giải pháp kịp thời hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế
Mặc dù hoạt động trong bối cảnh khó khăn chung của toàn nền kinh tế chịu tác động của đại dịch COVID-19, Agribank bằng nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, làm tròn nhiệm vụ chính trị, vai trò của ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với tỷ trọng đầu tư “tam nông” chiếm 70%/tổng dư nợ nền kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị phần tín dụng đầu tư nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam. Agribank là ngân hàng đi đầu về ưu đãi lãi suất, hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế.
Agribank đã kịp thời triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, cho vay mới... theo Thông tư số 01, 03 của Ngân hàng Nhà nước; trong đó, thực hiện cơ cấu lại, miễn giảm lãi, phí cho 12.500 khách hàng với dư nợ 30.109 tỷ đồng, cho vay mới hơn 203.000 tỷ đồng cho trên 50.000 khách hàng. Agribank đồng thời triển khai nhiều chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi, bao gồm: Tăng gấp đôi hạn mức chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 với quy mô 100.000 tỷ đồng, mức lãi suất, phí hỗ trợ tối đa 2,5%/năm; cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa quy mô 30.000 tỷ đồng, hỗ trợ mức phí tối đa 2%; cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất, nhập khẩu quy mô 15.000 tỷ đồng và 300 triệu USD; cho vay khách hàng lớn quy mô 15.000 tỷ đồng; cho vay khách hàng tiêu dùng quy mô 20.000 tỷ đồng.
Để tiếp tục hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kể từ 15-7-2021, Agribank tiếp tục thực hiện chính sách giảm 10% lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu, giảm 10% lãi suất đối với dư nợ cho vay mới. Theo đó, Agribank dự kiến sẽ cắt giảm khoảng hơn 7.000 tỷ đồng lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng, thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Agribank đã triển khai nhiều giải pháp như tập trung phát triển các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với xu hướng thanh toán điện tử; nâng cao chất lượng và mở rộng tiện ích, loại hình thanh toán; tăng cường hợp tác thu hộ, chi hộ với nhiều đối tác, cung cấp tài khoản số đẹp cho khách hàng,... Đặc biệt, Agribank tiên phong triển khai chính sách miễn phí chuyển tiền trong nước với khách hàng mở tài khoản tại Agribank trên tất cả các kênh giao dịch, phát triển khách hàng mở tài khoản thanh toán, sử dụng dịch vụ của Agribank.
Tích cực trong “cuộc chiến” phòng, chống đại dịch COVID-19
Bên cạnh đó, phát huy trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng, Agribank luôn thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chung tay với cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh thông qua ủng hộ bằng tiền và hiện vật cho các địa phương, bệnh viện tuyến đầu, lực lượng phòng, chống dịch với tổng số tiền hỗ trợ trên 300 tỷ đồng, trong đó đóng góp gần 90 tỷ đồng vào Quỹ vắc-xin phòng, chống COVID-19 nhằm tăng nguồn lực để Chính phủ mua và sản xuất vắc-xin phục vụ chiến lược tiêm phòng cho toàn dân; ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương có dịch số tiền trên 83 tỷ đồng; tài trợ cho lĩnh vực y tế, bệnh viện số tiền trên 33 tỷ đồng; tài trợ cho các lĩnh vực giáo dục và làm nhà cho người nghèo…
Ngoài ra Công đoàn Agribank đã phát động phong trào toàn thể cán bộ Agribank ủng hộ một (01) ngày lương (được trên 10,5 tỷ đồng), phong trào mỗi cán bộ Agribank dùng nguồn thu nhập của cá nhân để ủng hộ công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 (toàn hệ thống đã ủng hộ được trên 42,8 tỷ đông), tổng số tiền mà cán bộ Agribank đã ủng hộ là 53,3 ỷ đồng; toàn bộ số tiền này đã được sử dụng để ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các địa phương trên toàn quốc.
Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Agribank lần thứ X nhiệm kỳ 2020 - 2025, chuẩn bị cho việc cổ phần hóa. Với những kết quả tích cực đạt được trong thời gian qua, trên cơ sở bám sát định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt cùng với sự nỗ lực, đoàn kết, quyết tâm, đồng lòng của toàn hệ thống, Agribank tiếp tục phấn đấu để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2021, chung tay cùng Đảng, Chính phủ, ngành ngân hàng và nhân dân cả nước chiến thắng đẩy lùi dịch bệnh, ổn định sản xuất, kinh doanh, thực hiện thành công “mục tiêu kép”./.
Thành ủy Hà Nội tiếp tục chỉ đạo 12 biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố  (03/08/2021)
BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn, hỗ trợ khách hàng và cộng đồng ứng phó đại dịch COVID-19  (03/08/2021)
Tỉnh Bắc Ninh sẻ chia vất vả, đồng lòng chống dịch tại Long An  (03/08/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển