Nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường
TCCS - Môi trường sống của chúng ta ngày càng bị ô nhiễm, không chỉ bởi lượng nguồn tài nguyên đang ngày càng bị khai thác quá mức, bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại nhiều loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, thải hóa chất, các chất độc hại khó phân hủy ra môi trường mà còn bởi ý thức của con người chưa tốt trong việc bảo vệ môi trường.
Việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hằng ngày không đúng quy định, như rác thải không được thu gom, phân loại và xử lý phù hợp, cùng với việc thu gom rác thải vào nơi quy định còn chưa được thực hiện tốt, vẫn còn tình trạng vứt rác thải bừa bãi và hình thành nhiều điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tình trạng đáng báo động hơn là các khu trạng trại, khu chăn nuôi, các khu công nghiệp xả trực tiếp nguồn nước thải, các chất tẩy rửa và rác thải nông, công nghiệp không qua xử lý đổ ra ao, hồ, kênh, mương, sông tạo ra những dòng chảy màu đen với những mùi khó chịu, độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Việc sử dụng tràn lan hóa chất bảo vệ thực vật, như lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu được người dân sử dụng không theo quy định, không có sự quản lý chặt chẽ, điều này không chỉ tạo những những nông sản không bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh gây hại cho sức khỏe người sử dụng mà còn làm ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước ngầm và nước mặt chính những nơi sản xuất nông nghiệp này. Nguồn nước sạch bị ô nhiễm, thiếu nước sạch sẽ gây ra những hậu quả nặng nề mà chúng ta không ngờ tới, như bệnh, dịch và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Khói thải từ các khu công nghiệp, nhà máy, lò gạch, khói bụi đường làm ô nhiễm không khí, khi không khí bị ô nhiễm, con người sẽ hít phải những thứ độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tim mạch, bệnh về mắt, về da.
Tất cả vì một tương lai tươi đẹp, trong sạch, lành mạnh của tất cả mọi người mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường bằng các hành động cụ thể như sau:
Người dân cần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ môi trường sống, vứt rác đúng nơi quy định, nói không với xả rác bừa bãi ra môi trường xung quanh, đặc biệt là những nơi công cộng, như công viên, bệnh viện, trường học, nơi công sở, khu du lịch, lễ hội,... Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ngay tại nơi mình sinh sống và học tập. Giữ gìn vệ sinh chung, quét dọn đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, những cống rãnh chảy phải có nắp đậy, không xả nước thải, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra những ao, hồ không có rãnh thoát. Mỗi gia đình cần có một thùng đựng rác có nắp đậy riêng và thu gom rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định.
Trồng nhiều cây xanh vì đây là nguồn cung cấp oxy cho bầu khí không khí và nó cũng là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm sói mòn đất và hệ sinh thái. Nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để được hưởng những không khí trong lành do cây tạo ra, giữ gìn và lên án những hành động phá rừng, đốt rừng bừa bãi.
Hạn chế sử dụng túi nilon vì nó là vật khó phân hủy trong môi trường bình thường, nó có thể tồn tại hàng trăm năm. Nếu sử dụng nhiều túi nilon mà không xử lý đúng sẽ gây lên hậu quả năng nề sau này. Để giảm thiểu túi nilon và các túi đựng bằng nhựa chúng ta nên hạn chế tối đa hoặc thay thế bằng các túi bằng giấy hay các loại túi dễ phân hủy.
Tận dụng năng lượng mặt trời để sử dụng, đây là nguồn năng lượng sạch, nguồn năng lượng tự nhiên vô hạn và cho hiệu suất sử dụng cao và bền lâu. Nên lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên đến mức cạn kiệt như hiện này.
Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường giúp làm giảm ô nhiễm. Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường là phương pháp bảo vệ môi trường một cách nhanh chóng, hiệu quả và hữu ích. Bảo vệ được môi trường sống là bảo vệ sức khỏe con người và phát triển kinh tế của đất nước./.
Bảo vệ môi trường: Không sử dụng đồ nhựa dùng một lần  (16/07/2020)
Việt Nam tích cực bảo vệ môi trường biển  (16/07/2020)
Đẩy mạnh thực hiện công tác bảo vệ môi trường biển góp phần thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tại quân khu 7  (16/07/2020)
Đầu tư vào vốn tự nhiên - bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học phục vụ xây dựng mô hình “kinh tế xanh” ở Việt Nam  (15/07/2020)
Giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới toàn diện, đi vào chiều sâu  (22/06/2020)
Hà Giang bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường  (30/12/2019)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển