Cách mạng Tháng Tám thành công: Sự mở đầu thắng lợi để dân tộc Việt Nam đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
14:17, ngày 25-08-2016
TCCSĐT - Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn, được mở ra từ khi có Đảng. Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi đầu tiên của con đường này, tiền đề của thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và thành tựu của công cuộc đổi mới - ba thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 70 năm qua, để dân tộc Việt Nam đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Thành quả của đường lối độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội
Kể từ khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây, nhân dân Việt Nam với khí phách của dân tộc anh hùng đã liên tiếp đứng lên chống lại sự xâm lăng. Tuy vậy, các phong trào đấu tranh, các cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, nhà yêu nước đều thất bại. Nguyên nhân chính là do không có đường lối cách mạng đúng theo một hệ tư tưởng tiên tiến, khoa học và cách mạng, phù hợp với tiến trình lịch sử.
Trong hoàn cảnh đó, hành trình tìm đường cứu nước đã đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đến với tư tưởng tiên tiến của thời đại. Với nhãn quan chính trị sắc bén, đối chiếu với thất bại của phong trào yêu nước từng xảy ra, Người nhận định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”(1) và khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”(2). Kể từ đó, Người ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào nước ta và xúc tiến thành lập Đảng. Đó là quá trình chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Ngay khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Chánh cương vắn tắt do Người soạn thảo đã chỉ rõ: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”(3). Đường lối đó “vượt qua những mâu thuẫn và các hạn chế trong việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo lập trường phong kiến và tư sản”(4), đánh dấu sự kết thúc thời kỳ khủng hoảng bế tắc, mở đầu thời kỳ sáng tỏ con đường đấu tranh giành lại độc lập, tự do của nhân dân ta. Đường lối đó đáp ứng xu thế của thời đại, bởi thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga khẳng định: trong thời đại cách mạng vô sản, giai cấp công nhân nắm quyền lãnh đạo thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ để giải phóng dân tộc, tạo tiền đề xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện triệt để nhiệm vụ giải phóng nhân dân, giải phóng người lao động, thủ tiêu áp bức bóc lột, bảo đảm cho mọi người dân hưởng đầy đủ quyền độc lập, tự do, cho mọi thành viên của cộng đồng dân tộc trở thành người chủ thực sự của đất nước, đem hết khả năng sức lực để xây dựng và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp của cách mạng giải phóng đất nước, là điều kiện, là tiền đề đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng xã hội chủ nghĩa là con đường để bảo đảm cho độc lập của dân tộc được vững chắc.
Sự lựa chọn đó khơi nguồn sức mạnh cho cách mạng Việt Nam, các phong trào chống đế quốc, phong kiến liên tiếp bùng nổ, tạo thành những cao trào nối tiếp nhau, là quá trình xây dựng, rèn luyện và phát triển lực lượng tạo nên sức mạnh to lớn làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám, lật nhào chế độ thực dân phong kiến, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Đó là “kết quả thực tiễn của một đường lối đúng đắn của Đảng ta từ năm 1930 đã nêu: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”(5), mở đường đưa dân tộc ta tiến hẳn vào kỷ nguyên mới trong lịch sử của mình: kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Sự mở đầu thắng lợi để dân tộc Việt Nam đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; nước Việt Nam từ một nước thuộc địa và nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ; Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đảng lãnh đạo một nhà nước độc lập, một quốc gia - dân tộc. Đó là điều kiện tiên quyết cho toàn dân tộc Việt Nam tiếp tục bảo vệ và phát huy thành quả cuộc cách mạng, thực hiện khát vọng độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Để bảo vệ thành quả cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập”(6). Bằng tinh thần và ý chí đó, nhân dân ta đã bước vào cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Trải qua 9 năm kháng chiến đầy gian khổ, nhân dân ta làm nên thắng lợi Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Để đi đến thành công đó, Đảng ta đã phát huy đường lối độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, hướng toàn thể nhân dân theo mục tiêu đã được xác định. Chúng ta xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quyền hành, lực lượng đều ở nhân dân, làm cho nhân dân thực sự là chủ của đất nước. Nhà nước dân chủ nhân dân của ta từng bước xóa bỏ sở hữu địa chủ phong kiến, trao ruộng đất cho nông dân, huy động sức mạnh của toàn dân tộc làm nên thắng lợi lớn lao, lập nên cột mốc trên con đường giữ vững độc lập tự do tiến tới chủ nghĩa xã hội.
Tuy vậy, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến 9 năm, Mỹ và các thế lực phản động lại nuôi âm mưu chia cắt đất nước lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa, căn cứ quân sự để thực hiện mưu đồ ngăn chặn cách mạng xã hội chủ nghĩa, răn đe phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Nhân dân ta phải tiếp tục cầm súng chiến đấu chống lại kẻ thù hung hãn nhất của thời đại, hơn hẳn chúng ta về tiềm lực kinh tế, trình độ khoa học công nghệ và sức mạnh quân sự để giữ vững độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thời kỳ này được Đảng cụ thể hóa bằng đường lối tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đường lối đó giải quyết các mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương; giữa kháng chiến và kiến quốc; giữa dân tộc và thời đại,... tạo nên sức mạnh tổng hợp để đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến thành công.
Suốt 21 năm tiến hành đấu tranh thống nhất nước nhà, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đạt những thành tựu to lớn, để miền Bắc hoàn thành vai trò hậu phương lớn, chi viện toàn diện, liên tục và ngày càng tăng cường sức người, sức của cho cách mạng miền Nam, đồng thời giữ vững sản xuất, đương đầu, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ. Để có được sức mạnh đó, miền Bắc đã xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang vững mạnh, xây dựng quân đội chính quy và từng bước hiện đại; sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội được tăng cường; quyền làm chủ của nhân dân được nâng cao. Chủ nghĩa xã hội miền Bắc có sức mạnh tinh thần cổ vũ mạnh mẽ nhân dân cả nước, sức mạnh vật chất phục vụ mọi yêu cầu cách mạng. Trên chiến trường miền Nam, đồng bào, chiến sĩ anh dũng chiến đấu “Vì độc lập, vì tự do. Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước, mở đường đưa cả nước tiến lên xã hội chủ nghĩa.
Kết hợp hai mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cách mạng Việt Nam đã kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ, thắng Mỹ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta; đánh dấu bước ngoặt quyết định trong lịch sử dân tộc; đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi đó khẳng định: “Chúng ta đã kết hợp thành công hai loại quy luật: quy luật của chiến tranh cách mạng với quy luật cách mạng xã hội chủ nghĩa, do đó đã phát huy được sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa nhằm phục vụ chiến tranh cứu nước và giữ nước, đồng thời vẫn tiếp tục phát triển công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ”(7), tạo nên dấu mốc quan trọng trên con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta.
Đất nước thống nhất, non sông liền một dải, cả nước hăng hái bắt tay vào công cuộc kiến thiết, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, sau 10 năm xây dựng theo mô hình kinh tế cũ đã bộc lộ sự trì trệ, yếu kém trầm trọng, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Yêu cầu khách quan, bức thiết là phải đổi mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với dân tộc. Trước tình hình đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Đảng đã khởi xướng đường lối đổi mới.
Đến nay, sau 30 năm đổi mới, đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, hoàn thành chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Thành quả của đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc và toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, “đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta”(8), tạo nên “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”(9), “tạo tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển trong những năm tới”(10), là điều kiện quan trọng để chúng ta giữ vững độc lập, tự do, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia, khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, là cơ sở quan trọng để nhân dân ta tiến lên trên con đường xã hội chủ nghĩa.
Có được thắng lợi vẻ vang đó là do chúng ta kiên trì thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn của cách mạng Việt Nam, đánh thắng mọi kẻ thù, vượt qua mọi thử thách hiểm nghèo, trụ vững và tiến lên không ngừng. Thắng lợi đó khẳng định: “Chỉ có độc lập dân tộc, mới có tiền đề cho việc triển khai các nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ có xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách có hiệu quả và thắng lợi, mới tạo ra sức mạnh toàn diện đảm bảo sự bền vững của độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân”(11), đó cũng là lựa chọn duy nhất đúng đắn của nhân dân ta và đã được thực tiễn lịch sử kiểm nghiệm./.
----------------------------------------------
(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 12, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 30
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 12, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 563
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t. 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr 2
(4) Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, Cách mạng Tháng Tám và sự nghiệp đổi mới hôm nay, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội 1995, tr. 170
(5) Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, Cách mạng Tháng Tám và sự nghiệp đổi mới hôm nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 1995, tr. 170
(6) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t. 7 (1940 - 1945), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.437
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t. 37, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.494
(8) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 16
(9) TS. Đinh Thế Huynh, 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015, tr. 332, 333
(10) Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban chỉ đạo tổng kết, Báo cáo một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 - 2016), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015, tr. 190
(11) Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, Cách mạng Tháng Tám và sự nghiệp đổi mới hôm nay, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội 1995, tr. 190 - 191
Trong hoàn cảnh đó, hành trình tìm đường cứu nước đã đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đến với tư tưởng tiên tiến của thời đại. Với nhãn quan chính trị sắc bén, đối chiếu với thất bại của phong trào yêu nước từng xảy ra, Người nhận định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”(1) và khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”(2). Kể từ đó, Người ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào nước ta và xúc tiến thành lập Đảng. Đó là quá trình chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Ngay khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Chánh cương vắn tắt do Người soạn thảo đã chỉ rõ: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”(3). Đường lối đó “vượt qua những mâu thuẫn và các hạn chế trong việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo lập trường phong kiến và tư sản”(4), đánh dấu sự kết thúc thời kỳ khủng hoảng bế tắc, mở đầu thời kỳ sáng tỏ con đường đấu tranh giành lại độc lập, tự do của nhân dân ta. Đường lối đó đáp ứng xu thế của thời đại, bởi thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga khẳng định: trong thời đại cách mạng vô sản, giai cấp công nhân nắm quyền lãnh đạo thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ để giải phóng dân tộc, tạo tiền đề xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện triệt để nhiệm vụ giải phóng nhân dân, giải phóng người lao động, thủ tiêu áp bức bóc lột, bảo đảm cho mọi người dân hưởng đầy đủ quyền độc lập, tự do, cho mọi thành viên của cộng đồng dân tộc trở thành người chủ thực sự của đất nước, đem hết khả năng sức lực để xây dựng và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp của cách mạng giải phóng đất nước, là điều kiện, là tiền đề đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng xã hội chủ nghĩa là con đường để bảo đảm cho độc lập của dân tộc được vững chắc.
Sự lựa chọn đó khơi nguồn sức mạnh cho cách mạng Việt Nam, các phong trào chống đế quốc, phong kiến liên tiếp bùng nổ, tạo thành những cao trào nối tiếp nhau, là quá trình xây dựng, rèn luyện và phát triển lực lượng tạo nên sức mạnh to lớn làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám, lật nhào chế độ thực dân phong kiến, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Đó là “kết quả thực tiễn của một đường lối đúng đắn của Đảng ta từ năm 1930 đã nêu: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”(5), mở đường đưa dân tộc ta tiến hẳn vào kỷ nguyên mới trong lịch sử của mình: kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Sự mở đầu thắng lợi để dân tộc Việt Nam đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; nước Việt Nam từ một nước thuộc địa và nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ; Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đảng lãnh đạo một nhà nước độc lập, một quốc gia - dân tộc. Đó là điều kiện tiên quyết cho toàn dân tộc Việt Nam tiếp tục bảo vệ và phát huy thành quả cuộc cách mạng, thực hiện khát vọng độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Để bảo vệ thành quả cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập”(6). Bằng tinh thần và ý chí đó, nhân dân ta đã bước vào cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Trải qua 9 năm kháng chiến đầy gian khổ, nhân dân ta làm nên thắng lợi Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Để đi đến thành công đó, Đảng ta đã phát huy đường lối độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, hướng toàn thể nhân dân theo mục tiêu đã được xác định. Chúng ta xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quyền hành, lực lượng đều ở nhân dân, làm cho nhân dân thực sự là chủ của đất nước. Nhà nước dân chủ nhân dân của ta từng bước xóa bỏ sở hữu địa chủ phong kiến, trao ruộng đất cho nông dân, huy động sức mạnh của toàn dân tộc làm nên thắng lợi lớn lao, lập nên cột mốc trên con đường giữ vững độc lập tự do tiến tới chủ nghĩa xã hội.
Tuy vậy, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến 9 năm, Mỹ và các thế lực phản động lại nuôi âm mưu chia cắt đất nước lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa, căn cứ quân sự để thực hiện mưu đồ ngăn chặn cách mạng xã hội chủ nghĩa, răn đe phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Nhân dân ta phải tiếp tục cầm súng chiến đấu chống lại kẻ thù hung hãn nhất của thời đại, hơn hẳn chúng ta về tiềm lực kinh tế, trình độ khoa học công nghệ và sức mạnh quân sự để giữ vững độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thời kỳ này được Đảng cụ thể hóa bằng đường lối tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đường lối đó giải quyết các mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương; giữa kháng chiến và kiến quốc; giữa dân tộc và thời đại,... tạo nên sức mạnh tổng hợp để đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến thành công.
Suốt 21 năm tiến hành đấu tranh thống nhất nước nhà, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đạt những thành tựu to lớn, để miền Bắc hoàn thành vai trò hậu phương lớn, chi viện toàn diện, liên tục và ngày càng tăng cường sức người, sức của cho cách mạng miền Nam, đồng thời giữ vững sản xuất, đương đầu, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ. Để có được sức mạnh đó, miền Bắc đã xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang vững mạnh, xây dựng quân đội chính quy và từng bước hiện đại; sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội được tăng cường; quyền làm chủ của nhân dân được nâng cao. Chủ nghĩa xã hội miền Bắc có sức mạnh tinh thần cổ vũ mạnh mẽ nhân dân cả nước, sức mạnh vật chất phục vụ mọi yêu cầu cách mạng. Trên chiến trường miền Nam, đồng bào, chiến sĩ anh dũng chiến đấu “Vì độc lập, vì tự do. Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước, mở đường đưa cả nước tiến lên xã hội chủ nghĩa.
Kết hợp hai mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cách mạng Việt Nam đã kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ, thắng Mỹ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta; đánh dấu bước ngoặt quyết định trong lịch sử dân tộc; đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi đó khẳng định: “Chúng ta đã kết hợp thành công hai loại quy luật: quy luật của chiến tranh cách mạng với quy luật cách mạng xã hội chủ nghĩa, do đó đã phát huy được sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa nhằm phục vụ chiến tranh cứu nước và giữ nước, đồng thời vẫn tiếp tục phát triển công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ”(7), tạo nên dấu mốc quan trọng trên con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta.
Đất nước thống nhất, non sông liền một dải, cả nước hăng hái bắt tay vào công cuộc kiến thiết, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, sau 10 năm xây dựng theo mô hình kinh tế cũ đã bộc lộ sự trì trệ, yếu kém trầm trọng, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Yêu cầu khách quan, bức thiết là phải đổi mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với dân tộc. Trước tình hình đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Đảng đã khởi xướng đường lối đổi mới.
Đến nay, sau 30 năm đổi mới, đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, hoàn thành chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Thành quả của đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc và toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, “đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta”(8), tạo nên “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”(9), “tạo tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển trong những năm tới”(10), là điều kiện quan trọng để chúng ta giữ vững độc lập, tự do, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia, khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, là cơ sở quan trọng để nhân dân ta tiến lên trên con đường xã hội chủ nghĩa.
Có được thắng lợi vẻ vang đó là do chúng ta kiên trì thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn của cách mạng Việt Nam, đánh thắng mọi kẻ thù, vượt qua mọi thử thách hiểm nghèo, trụ vững và tiến lên không ngừng. Thắng lợi đó khẳng định: “Chỉ có độc lập dân tộc, mới có tiền đề cho việc triển khai các nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ có xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách có hiệu quả và thắng lợi, mới tạo ra sức mạnh toàn diện đảm bảo sự bền vững của độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân”(11), đó cũng là lựa chọn duy nhất đúng đắn của nhân dân ta và đã được thực tiễn lịch sử kiểm nghiệm./.
----------------------------------------------
(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 12, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 30
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 12, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 563
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t. 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr 2
(4) Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, Cách mạng Tháng Tám và sự nghiệp đổi mới hôm nay, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội 1995, tr. 170
(5) Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, Cách mạng Tháng Tám và sự nghiệp đổi mới hôm nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 1995, tr. 170
(6) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t. 7 (1940 - 1945), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.437
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t. 37, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.494
(8) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 16
(9) TS. Đinh Thế Huynh, 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015, tr. 332, 333
(10) Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban chỉ đạo tổng kết, Báo cáo một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 - 2016), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015, tr. 190
(11) Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, Cách mạng Tháng Tám và sự nghiệp đổi mới hôm nay, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội 1995, tr. 190 - 191
Bố trí kiêm nhiệm hợp lý  (25/08/2016)
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện  (25/08/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 110 năm phủ lỵ Tam Kỳ  (25/08/2016)
Tổ công tác của Thủ tướng bắt tay vào việc  (24/08/2016)
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên