Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 - Công tác trọng tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong các tháng đầu năm 2013
16:43, ngày 08-01-2013
TCCSĐT - Sáng 8-1-2013, tại Hà Nội, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Hội nghị được truyền hình trực tiếp và được tổ chức dưới hình thức trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm quán triệt, triển khai Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Tham gia Hội nghị còn có các thành viên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và các thành viên Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Hiến pháp, văn bản chính trị - pháp lý phản ánh ý chí, lợi ích của toàn dân tộc
Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý, là đạo luật cơ bản, luật gốc của nhà nước, phản ánh ý chí, lợi ích của toàn dân tộc. Thông qua Hiến pháp, tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân được khẳng định; nhân dân trao quyền cho các cơ quan nhà nước, bảo đảm tính hợp pháp cao nhất của việc thực hiện quyền lực nhà nước. Kể từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đến nay, đã có 4 bản Hiến pháp gồm Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992. Các bản Hiến pháp này đã góp phần quan trọng tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển. Trong đó, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992 với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, đến nay, Đảng và Nhà nước nhận thấy cần tiếp tục sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp với tình hình mới của đất nước trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc; phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững, xây dựng Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định, quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp 1992, với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, quá trình sửa đổi Hiến pháp đã diễn ra đúng kế hoạch, tiến độ và có những kết quả bước đầu quan trọng. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp là cách thức dân chủ, thể hiện quyền và vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự; tạo điều kiện để người dân có thể thể hiện các quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể của Hiến pháp.
Lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng của quốc gia, cần sự tham gia rộng khắp và thực chất của mọi người dân
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng của quốc gia, cần sự tham gia rộng khắp, thực chất của nhân dân. Do đó, cần phải triển khai đồng bộ, khoa học, hiệu quả, nhất là công tác giáo dục, truyền thông đóng vai trò quan trọng để thu hút sự tham gia của nhân dân, làm cho nhân dân hiểu và đóng góp ý kiến một cách thiết thực. Quá trình này phải được tiến hành thận trọng, công khai, khoa học và dân chủ. Đặc biệt, ý kiến của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác; phải được trân trọng lắng nghe, nghiên cứu tiếp thu nghiêm túc để góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng với yêu cầu cao về tính dân chủ và thực chất, do đó tại Hội nghị, phát biểu về công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đồng chí Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nêu rõ: công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền cần làm rõ nhận thức việc sửa đổi Hiến pháp là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị; đồng thời phải thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước ta là phát huy cao nhất vai trò làm chủ đất nước của nhân dân. Công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền phải làm cho nhân dân tin tưởng những ý kiến góp ý được trân trọng, được nghiêm túc tổng hợp, nghiên cứu và tiếp thu. Giáo dục ý thức, đề cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, tổng hợp ý kiến nhân dân để báo cáo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân, công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền phải bám sát đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng. Đối với các ý kiến góp ý được chọn đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần bảo đảm khách quan, mang tính tiêu biểu và tính xây dựng. Cần tránh khuynh hướng thông tin phiến diện, thiên lệch, không chuẩn xác, không chân thực.
Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh, bằng mọi khả năng thực tế, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân có nhiều lựa chọn phương thức thể hiện ý kiến góp ý, như: Phát biểu miệng, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua thư góp ý hoặc các phương tiện thông tin khác. Đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Đảng ủy Ngoài nước cần chủ động triển khai các giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; giới thiệu tinh thần, quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của nhân dân Việt Nam để các tổ chức quốc tế, các phái đoàn ngoại giao, bạn bè quốc tế hiểu rõ và đồng tình, ủng hộ nhân dân ta. Mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia góp ý kiến vào Dự thảo; nêu cao tính gương mẫu trong việc tham gia nghiên cứu và đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Tại Hội nghị này, đại biểu đã nghe các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ trình bày Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 28-12-2012 của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội trình bày báo cáo về những nội dung cơ bản của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; Phan Trung Lý, Ủy viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng Ban Biên tập trình bày Báo cáo về Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Cùng với đó, các đại biểu cũng đã nghe những ý kiến đóng góp của đại diện lãnh đạo các địa phương của các tỉnh Bạc Liêu, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Hải Dương, Bắc Cạn với Hội nghị. Đa số các đại biểu đều cho biết, địa phương mình đang tích cực triển khai và khẳng định quyết tâm thực hiện tốt các nội dung trong Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho ý kiến về việc mở rộng thành phần tham dự hội nghị lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại cấp hành chính thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, chậm nhất đến ngày 15-3-2013, Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cùng ngày, Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được gửi đến Chính phủ; Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải được gửi đến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để tổng hợp. Chậm nhất đến ngày 31-3-2013: Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận gửi Báo cáo tổng hợp ý kiến đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Kế hoạch cũng quy định, chậm nhất đến ngày 20-4-2013, Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp phải trình dự thảo Báo cáo kết quả lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và dự kiến những vấn đề cần giải trình, tiếp thu ý kiến của nhân dân để chỉnh lý các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; trình Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp xem xét, quyết định.
Các ngành, các cấp, các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch theo đúng Chỉ thị của Bộ Chính trị
Đánh giá cao tinh thần tích cực, chủ động cũng như quyết tâm của các địa phương trong việc triển khai Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, việc mở rộng thành phần lấy ý kiến là thẩm quyền của cấp ủy, chính quyền địa phương. Tuy nhiên, việc mở rộng phải bảo đảm đúng, đủ đối tượng.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, đồng chí Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư nêu rõ: Hội nghị đã quán triệt một cách sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; xác định đây là công tác trọng tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong các tháng đầu năm 2013. Đồng chí Lê Hồng Anh cũng yêu cầu, ngay sau Hội nghị này, lãnh đạo các ngành, các cấp, các địa phương phải khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch của bộ, ngành, địa phương mình một cách cụ thể, chặt chẽ, khoa học theo đúng Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội và Kế hoạch của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Lãnh đạo và tổ chức tốt việc lấy ý kiến nhân dân phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc để việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân khẩn trương, nghiêm túc, đúng tiến độ và hiệu quả. Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến, phải bảo đảm công tác quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đơn vị, kịp thời đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ để chống phá, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Năm 2013 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, cùng các nhiệm vụ chính trị quan trọng khác, chúng ta triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là việc làm thể hiện sự thấm nhuần và thực hiện bài học sâu sắc nêu trên và thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân; để nhân dân trở thành chủ thể tích cực tham gia xây dựng Hiến pháp, pháp luật và thực hiện Hiến pháp, pháp luật. Với tinh thần trách nhiệm và những nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, của cả hệ thống chính trị, chúng ta tin tưởng, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ diễn ra một cách dân chủ, chất lượng và thắng lợi, thể hiện đẩy đủ ý chí và nguyện vọng của nhân dân./.
Hiến pháp, văn bản chính trị - pháp lý phản ánh ý chí, lợi ích của toàn dân tộc
Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý, là đạo luật cơ bản, luật gốc của nhà nước, phản ánh ý chí, lợi ích của toàn dân tộc. Thông qua Hiến pháp, tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân được khẳng định; nhân dân trao quyền cho các cơ quan nhà nước, bảo đảm tính hợp pháp cao nhất của việc thực hiện quyền lực nhà nước. Kể từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đến nay, đã có 4 bản Hiến pháp gồm Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992. Các bản Hiến pháp này đã góp phần quan trọng tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển. Trong đó, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992 với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, đến nay, Đảng và Nhà nước nhận thấy cần tiếp tục sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp với tình hình mới của đất nước trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc; phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững, xây dựng Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định, quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp 1992, với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, quá trình sửa đổi Hiến pháp đã diễn ra đúng kế hoạch, tiến độ và có những kết quả bước đầu quan trọng. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp là cách thức dân chủ, thể hiện quyền và vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự; tạo điều kiện để người dân có thể thể hiện các quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể của Hiến pháp.
Lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng của quốc gia, cần sự tham gia rộng khắp và thực chất của mọi người dân
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng của quốc gia, cần sự tham gia rộng khắp, thực chất của nhân dân. Do đó, cần phải triển khai đồng bộ, khoa học, hiệu quả, nhất là công tác giáo dục, truyền thông đóng vai trò quan trọng để thu hút sự tham gia của nhân dân, làm cho nhân dân hiểu và đóng góp ý kiến một cách thiết thực. Quá trình này phải được tiến hành thận trọng, công khai, khoa học và dân chủ. Đặc biệt, ý kiến của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác; phải được trân trọng lắng nghe, nghiên cứu tiếp thu nghiêm túc để góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng với yêu cầu cao về tính dân chủ và thực chất, do đó tại Hội nghị, phát biểu về công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đồng chí Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nêu rõ: công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền cần làm rõ nhận thức việc sửa đổi Hiến pháp là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị; đồng thời phải thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước ta là phát huy cao nhất vai trò làm chủ đất nước của nhân dân. Công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền phải làm cho nhân dân tin tưởng những ý kiến góp ý được trân trọng, được nghiêm túc tổng hợp, nghiên cứu và tiếp thu. Giáo dục ý thức, đề cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, tổng hợp ý kiến nhân dân để báo cáo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân, công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền phải bám sát đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng. Đối với các ý kiến góp ý được chọn đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần bảo đảm khách quan, mang tính tiêu biểu và tính xây dựng. Cần tránh khuynh hướng thông tin phiến diện, thiên lệch, không chuẩn xác, không chân thực.
Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh, bằng mọi khả năng thực tế, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân có nhiều lựa chọn phương thức thể hiện ý kiến góp ý, như: Phát biểu miệng, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua thư góp ý hoặc các phương tiện thông tin khác. Đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Đảng ủy Ngoài nước cần chủ động triển khai các giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; giới thiệu tinh thần, quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của nhân dân Việt Nam để các tổ chức quốc tế, các phái đoàn ngoại giao, bạn bè quốc tế hiểu rõ và đồng tình, ủng hộ nhân dân ta. Mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia góp ý kiến vào Dự thảo; nêu cao tính gương mẫu trong việc tham gia nghiên cứu và đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Tại Hội nghị này, đại biểu đã nghe các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ trình bày Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 28-12-2012 của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội trình bày báo cáo về những nội dung cơ bản của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; Phan Trung Lý, Ủy viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng Ban Biên tập trình bày Báo cáo về Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Cùng với đó, các đại biểu cũng đã nghe những ý kiến đóng góp của đại diện lãnh đạo các địa phương của các tỉnh Bạc Liêu, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Hải Dương, Bắc Cạn với Hội nghị. Đa số các đại biểu đều cho biết, địa phương mình đang tích cực triển khai và khẳng định quyết tâm thực hiện tốt các nội dung trong Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho ý kiến về việc mở rộng thành phần tham dự hội nghị lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại cấp hành chính thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, chậm nhất đến ngày 15-3-2013, Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cùng ngày, Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được gửi đến Chính phủ; Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải được gửi đến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để tổng hợp. Chậm nhất đến ngày 31-3-2013: Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận gửi Báo cáo tổng hợp ý kiến đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Kế hoạch cũng quy định, chậm nhất đến ngày 20-4-2013, Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp phải trình dự thảo Báo cáo kết quả lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và dự kiến những vấn đề cần giải trình, tiếp thu ý kiến của nhân dân để chỉnh lý các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; trình Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp xem xét, quyết định.
Các ngành, các cấp, các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch theo đúng Chỉ thị của Bộ Chính trị
Đánh giá cao tinh thần tích cực, chủ động cũng như quyết tâm của các địa phương trong việc triển khai Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, việc mở rộng thành phần lấy ý kiến là thẩm quyền của cấp ủy, chính quyền địa phương. Tuy nhiên, việc mở rộng phải bảo đảm đúng, đủ đối tượng.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, đồng chí Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư nêu rõ: Hội nghị đã quán triệt một cách sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; xác định đây là công tác trọng tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong các tháng đầu năm 2013. Đồng chí Lê Hồng Anh cũng yêu cầu, ngay sau Hội nghị này, lãnh đạo các ngành, các cấp, các địa phương phải khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch của bộ, ngành, địa phương mình một cách cụ thể, chặt chẽ, khoa học theo đúng Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội và Kế hoạch của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Lãnh đạo và tổ chức tốt việc lấy ý kiến nhân dân phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc để việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân khẩn trương, nghiêm túc, đúng tiến độ và hiệu quả. Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến, phải bảo đảm công tác quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đơn vị, kịp thời đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ để chống phá, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Năm 2013 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, cùng các nhiệm vụ chính trị quan trọng khác, chúng ta triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là việc làm thể hiện sự thấm nhuần và thực hiện bài học sâu sắc nêu trên và thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân; để nhân dân trở thành chủ thể tích cực tham gia xây dựng Hiến pháp, pháp luật và thực hiện Hiến pháp, pháp luật. Với tinh thần trách nhiệm và những nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, của cả hệ thống chính trị, chúng ta tin tưởng, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ diễn ra một cách dân chủ, chất lượng và thắng lợi, thể hiện đẩy đủ ý chí và nguyện vọng của nhân dân./.
Năm 2012: tiếp một mùa xuất khẩu thắng lợi  (08/01/2013)
Khẩn trương hoàn thiện kết luận các cuộc thanh tra đã kết thúc  (07/01/2013)
Tinh thần ngày 7-1 mãi khắc sâu trong lịch sử Campuchia  (07/01/2013)
Giao ban Tuyên giáo các đảng ủy trực thuộc Trung ương và các tổ chức chính trị - xã hội  (07/01/2013)
Vun đắp truyền thống đoàn kết đồng bào công giáo  (07/01/2013)
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh
- Quản trị di sản bền vững để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân, Thủ tướng Singapore
- Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân
- Bảo đảm an ninh phi truyền thống trong bối cảnh hiện nay
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay