Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 29-8 đến ngày 04-9-2016)
Hội nghị quốc tế “Xây dựng thế giới không có vũ khí hạt nhân” tại Kazakhstan
Ảnh minh họa. Ảnh: EPA/TTXVN
Ngày 29-8-2016, tại Astana, Kazakhstan đã diễn ra Hội nghị quốc tế “Xây dựng thế giới không có vũ khí hạt nhân”, nhằm tìm giải pháp hữu hiệu ngăn chặn vũ khí hạt nhân và các hoạt động thử nghiệm hạt nhân. Phát biểu khai mạc, Tổng thống nước chủ nhà Nursultan Nazarbayev khẳng định các chương trình giải trừ vũ khí hạt nhân đã được khởi động từ nhiều năm qua, tuy nhiên chính sách thực thi chưa cụ thể, trước hết trong việc quản lý, đặc biệt là từ phía các cường quốc hạt nhân. Do vậy, ông N. Nazarbayev kêu gọi các quốc gia đang sở hữu vũ khí hạt nhân cần thống nhất và đưa ra lộ trình giải trừ vũ khí hạt nhân, cũng như cần xây dựng cơ chế rõ ràng để giải trừ và phá hủy vũ khí hạt nhân. Tham gia Hội nghị có đại diện các quốc gia và chính phủ đến từ 50 nước, cũng như giới chuyên gia, đại diện các tổ chức quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế,... Sau phiên họp toàn thể, các đại biểu đã tham gia 4 hội thảo chuyên đề, trong đó tập trung đề ra các chính sách, tạo động lực để ngăn chặn và loại bỏ vũ khí hạt nhân.
Hội nghị này nằm trong chương trình hoạt động mới của Liên hợp quốc, có tên gọi “Nhóm công tác giải trừ vũ khí hạt nhân”. Hiện chương trình này đã được báo cáo lên Đại hội đồng Liên hợp quốc và sẽ được đưa vào các cuộc đàm phán đa phương, hướng tới mục tiêu thế giới không có vũ khí hạt nhân. Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva, Michael Moller cho biết “Nhóm công tác giải trừ vũ khí hạt nhân” là một nhóm công tác nhằm thúc đẩy nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân và Hội nghị được kỳ vọng thúc đẩy tiến trình giải trừ và quản lý vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới. Đây cũng là lý do hội nghị được tổ chức trùng với ngày kỷ niệm 25 năm đóng cửa khu thử nghiệm hạt nhân Semipalatinsk ở Khazakhstan, đồng thời là Ngày thế giới chống thử nghiệm hạt nhân do Liên hợp quốc công bố vào 29-8 hằng năm.
60% nước ở một lưu vực chính của Nam Á không thể sử dụng
Nước bị ô nhiễm là vấn đề nghiêm trọng tại nhiều quốc gia Nam Á. Ảnh: VTV
Theo kết luận của một nghiên cứu mới công bố ngày 29-8-2016 trên tạp chí “Khoa học Địa chất Tự nhiên” (Nature Geoscience) của Anh, khoảng 60% nước ngầm tại lưu vực Ấn - Hằng cung cấp cho hơn 750 triệu người ở Pakistan, Ấn Độ, Nepal và Bangladesh không thể dùng cho sinh hoạt hoặc tưới tiêu. Dựa trên các số liệu về chất lượng và mực nước ngầm từ năm 2000 - 2012, các tác giả của nghiên cứu cho rằng mối đe dọa lớn nhất đối với nước ngầm ở lưu vực Ấn - Hằng không phải là nguồn nước cạn kiệt mà là nước bị ô nhiễm. Hai mối quan ngại chính là độ mặn và chất thạch tín trong nước. Ở độ sâu tới 200m, khoảng 23% nước ngầm chứa trong lưu vực này quá mặn và khoảng 37% nước bị nhiễm thạch tín với nồng độ cao. Nước có thể bị nhiễm mặn do tự nhiên hoặc con người, trong đó có hoạt động tưới tiêu bất hợp lý. Thạch tín cũng tồn tại một cách tự nhiên, nhưng nồng độ gia tăng do sử dụng phân bón hóa học và khai thác nước quá mức. Nước uống nhiễm độc thạch tín trở thành vấn đề lớn tại khu vực này.
Nghiên cứu trên cũng phát hiện mực nước ngầm thực tế tại khu vực trên ổn định hoặc 70% nước ngầm được lưu trữ trong tầng ngậm nước. Tuy nhiên, mực nước ngầm giảm còn 30%, chủ yếu gần những khu đông dân. Lưu vực Ấn - Hằng, được đặt theo tên sông Ấn và sông Hằng, chiếm khoảng 25% lượng nước ngầm trên Trái đất. Mỗi năm có 15 - 20 triệu giếng lấy nước từ lưu vực, trong khi mối quan ngại gia tăng trước tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngọt.
Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN thông qua Tuyên bố chung
Trưởng đoàn các nước ASEAN tại Hội nghị. Ảnh: VOV
Ngày 31-8-2016, tại Thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) lần thứ 16 với sự tham dự của các bộ trưởng/trưởng đoàn phụ trách ASCC của 10 nước ASEAN, Phó Tổng Thư ký ASEAN Vongthep Arthakai Valvatee, các quan chức cấp cao ASCC và các khách mời của nước chủ nhà Lào. Trong Tuyên bố chung kết thúc Hội nghị, các bộ trưởng/trưởng đoàn đã nhất trí thông qua các tuyên bố và văn kiện quan trọng để trình lên các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN thông qua tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 28 và 29 gồm: Tuyên bố Viêng Chăn về tăng cường hợp tác di sản văn hóa trong ASEAN; Tuyên bố chung ASEAN về cam kết phòng, chống HIV và AIDS: Dồn tổng lực và duy trì ứng phó HIV/AIDS để kết thúc dịch AIDS vào năm 2030; Tuyên bố chung của ASEAN về đa dạng sinh học cho Cuộc họp lần thứ 13 của Hội nghị các bên Công ước về đa dạng sinh học (CBD COP 13); Tuyên bố chung ASEAN về Biến đổi khí hậu năm 2016 trình Hội nghị lần thứ 22 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC COP22); Tuyên bố ASEAN về Một ASEAN Một phản ứng chung: Phản ứng chung của ASEAN trước thảm họa trong và ngoài khu vực để các nhà lãnh đạo ASEAN ký kết.
Hội nghị cũng thống nhất thông qua một số văn kiện để các lãnh đạo ASEAN ghi nhận và xem xét gồm: Tuyên bố Bandar Seri Begawan về văn hóa và nghệ thuật nhằm thúc đẩy Bản sắc ASEAN hướng tới một Cộng đồng ASEAN năng động và hài hòa; Lộ trình hợp tác ASEAN hướng tới kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới với các biện pháp thực hiện, một cột mốc quan trọng trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm khói mù xuyên biên giới đang ảnh hưởng trong khu vực. Các bộ trưởng/trưởng đoàn cũng vui mừng ghi nhận việc các bộ trưởng phụ trách y tế, nông nghiệp và thương mại đồng ý thông qua Khuôn khổ quy định an toàn thực phẩm ASEAN.
Diễn đàn kinh tế Quốc tế Phương Đông lần thứ hai
Diễn đàn kinh tế quốc tế Phương Đông lần thứ hai. Ảnh: Vietnam+
Từ ngày 02-9 đến ngày 03-9-2016, tại thành phố cảng Vladivostok của Liên bang Nga, Diễn đàn kinh tế quốc tế Phương Đông lần thứ hai (EEF) đã được tổ chức theo sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Viễn Đông và mở rộng hợp tác quốc tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tham dự có khoảng 2.500 đại biểu đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Mỹ, Singapore, Việt Nam và nhiều quốc gia khác.
Tổng thống Putin đã gửi đến lễ khai mạc lời chào mừng, nhấn mạnh rằng “Chương trình phong phú của Diễn đàn nhằm giới thiệu một cách chi tiết nhất để các nhà đầu tư nắm bắt được tiềm năng phong phú của vùng Viễn Đông Nga, với những điều kiện thuận lợi dành cho các nhà đầu tư”. Phát biểu tuyên bố khai mạc Diễn đàn, đặc phái viên của Tổng thống Liên bang Nga ở vùng Viễn Đông, Phó Thủ tướng Yuri Trutnev cho biết, Viễn Đông là phần lãnh thổ khá độc đáo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và rừng. Không chỉ có vậy, chính quyền vùng Viễn Đông cũng đang nỗ lực để xây dựng mô hình cạnh tranh với ưu đãi về thuế suất và các thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư. Trong khuôn khổ Diễn đàn đã diễn ra 52 phiên họp và 5 cuộc đối thoại doanh nghiệp liên quốc gia giữa Nga với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN và Đức. Nội dung của các phiên họp khá đa dạng, thảo luận về các cơ hội đầu tư, cơ chế và công cụ hỗ trợ kinh doanh - thương mại, giới thiệu về kết cấu hạ tầng, các dự án năng lượng và tiềm năng của vùng Viễn Đông Nga trong các lĩnh vực đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, du lịch, kinh tế tri thức và xã hội tri thức, giáo dục và đào tạo trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương,…/.
Sự kiện trong nước nổi bật trong tuần (từ 29-8 đến 4-9-2016)  (06/09/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật trong tuần (từ 29-8 đến 4-9-2016)  (06/09/2016)
Tổng thống Pháp Hollande bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam  (05/09/2016)
Lãnh đạo G20 ra tuyên bố nhất trí hàng loạt vấn đề quan trọng  (05/09/2016)
Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  (05/09/2016)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh
- Quản trị di sản bền vững để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân, Thủ tướng Singapore
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay