Tăng cường xúc tiến đầu tư nhằm thu hút công nghệ cao, hiện đại, thân thiện môi trường vào tỉnh Quảng Ninh
TCCS - Công nghiệp chế biến, chế tạo được xác định ngày càng đóng vai trò chủ đạo, động lực của khu vực công nghiệp, tạo ra giá trị gia tăng lớn đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững và phát triển xã hội của tỉnh Quảng Ninh theo tinh thần Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 16-11-2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Thực hiện Nghị quyết, những năm gần đây, công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh đã được nghiên cứu, chuyển đổi theo hướng tập trung ưu tiên nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; coi đây là động lực dẫn dắt, gắn kết với phát triển mạnh doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trong tỉnh vững mạnh là nền tảng… Phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư dần chuyển sang chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm theo chuyên đề, lĩnh vực cụ thể, tập trung vào địa bàn thuận lợi, hấp dẫn là các khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc tỉnh.
Từ kinh nghiệm thành công trong phát triển hơn một thập kỷ qua, Quảng Ninh đặc biệt coi trọng công tác lập quy hoạch, chiến lược của tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đã mời các tư vấn hàng đầu quốc tế: Công ty McKinsey- Hoa Kỳ và Công ty Nikken Sekkei, Nhật Bản để cùng nghiên cứu, hoạch định xác lập tầm nhìn dài hạn trong tính liên thông, tổng thể với các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn để nhận diện những lĩnh vực tiềm năng, lợi thế mới làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư, các tập đoàn đa quốc gia nhằm gia tăng giá trị, trong đó kêu gọi thu hút đầu tư FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo thế hệ mới, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững tiếp tục là sự lựa chọn ưu tiên của tỉnh Quảng Ninh.
Các hoạt động hợp tác, kết nối xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước nhằm quảng bá, giới thiệu điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn được triển khai có trọng tâm, trọng điểm vào lĩnh vực, địa bàn cụ thể: Hội nghị xúc tiến đầu tư tiếp tục được đổi mới với phương pháp xúc tiến đầu tư kết hợp xúc tiến tại điểm đến; gắn với việc tổ chức hội nghị và thăm, khảo sát địa điểm khu công nghiệp, khu kinh tế. Năm 2022, lần đầu tiên tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thành công Kỳ họp của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC - kỳ họp ABAC 3, kết hợp quảng bá xúc tiến đầu tư đến các nước thành viên APEC trong khuôn khổ kỳ họp ABAC 3; Hội nghị xúc tiến đầu tư chuyên sâu các nhà đầu tư Nhật Bản (năm 2021), Hội nghị xúc tiến các nhà đầu tư Hàn Quốc vào khu công nghiệp, khu kinh tế (2020)…
Đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng chủ động, xây dựng mối quan hệ thường xuyên với các tổ chức quốc tế như JETRO, KORCHAM, KOTRA, EUROCHAM, các văn phòng, đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài... để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và đề nghị hỗ trợ mời gọi, kết nối đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh. Điểm nhấn là sự thay đổi tư duy xúc tiến đầu tư theo hướng chủ động thu thập, phân tích dữ liệu danh sách các nhà đầu tư FDI có kinh nghiệm đã đầu tư thành công trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam để tiếp cận, gửi thư mời gọi đầu tư và thường xuyên cung cấp, kết nối trao đổi thông tin về môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh...
Triển khai đa dạng và linh hoạt công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh, môi trường đầu tư kinh doanh qua các kênh truyền thông của cơ quan báo chí Trung ương, bộ, ngành, của tỉnh và của các địa phương khác, thông qua các buổi làm việc trực tuyến/trực tiếp với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, đoàn làm việc, các đoàn công tác, các hội nghị/hội thảo trong và ngoài nước. Đây cũng chính là một kênh hiệu quả để đẩy mạnh công tác xúc tiến và thu hút đầu tư vào tỉnh. Tiêu biểu như Hội nghị Xúc tiến đầu tư nhân sự kiện Hội đồng tư vấn kinh doanh ABAC 3 đã thu hút gần 100 lượt tin bài trong và ngoài nước; sự kiện Quảng Ninh tham dự và xúc tiến chuyên sâu vào lĩnh vực chế biến chế tạo trong khu công nghiệp khu kinh tế tại Tọa đàm “Thúc đẩy dòng vốn Hàn Quốc vào Việt Nam” do Thông tấn xã Việt Nam - Vietnam News tổ chức đã được 50 báo, tạp chí điện tử và website của các công ty đăng tải; ở ngoài nước có 180 trang báo đã đăng tải, trong đó riêng Hàn Quốc là 109 trang...
Nhằm tạo chu trình khép kín trong xúc tiến đầu tư, không chỉ dừng ở bước quảng bá giới thiệu về điểm đến đầu tư, xúc tiến đầu tư tại chỗ, hỗ trợ đầu tư tiếp tục được Quảng Ninh quan tâm triển khai hiệu quả, tạo được niềm tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Hoạt động chăm sóc, kết nối nhà đầu tư sau các hội thảo, hội nghị được quan tâm triển khai thường xuyên như có thư cảm ơn gửi tới các tổ chức, doanh nghiệp tiêu biểu và qua đó, tạo được cảm xúc và sự quan tâm tìm hiểu đầu tư sâu hơn cho các tập đoàn, doanh nghiệp FDI về điểm đến đầu tư Quảng Ninh như Liên đoàn doanh nghiệp Singapore (SPF), Tập đoàn ACER, Tập đoàn Sojitz, KDDI Việt Nam, Mitsubishi Corporation, Liên đoàn doanh nghiệp Singapore (SBF), ACER, Autoliv (Thụy Điển), Công ty Taiwan Surface Mounting Technology, Tập đoàn CoreMax...
Tỉnh đã thành lập và triển khai các Tổ công tác đặc biệt để giải quyết nhanh chóng các thủ tục đầu tư, kinh doanh: (i) Tổ Investor Care hỗ trợ, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; (ii) Các Tổ công tác hỗ trợ triển khai các dự án; (iii) Tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19... Hỗ trợ triển khai thủ tục đầu tư các dự án, đặc biệt là các dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo có cách làm mới, quyết liệt và đồng bộ như công tác giải phóng mặt bằng, cấp giấy phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường, thủ tục phòng cháy, chữa cháy. Đến nay, một số dự án FDI có chuyển biến tích cực như Autoliv (Thụy Điển) đã đưa ra quyết định đầu tư vào Quảng Ninh, Tập đoàn AEON (Nhật Bản) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh để khẳng định cam kết đẩy nhanh tiến độ triển khai...
Gặp gỡ, tạo không gian mở trong lắng nghe tiếp xúc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp được tỉnh triển khai thường kỳ, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết vướng mắc, khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp như gặp mặt doanh nghiệp, cafe Doanh nhân, Hội nghị chuyên đề về công nghiệp chế biến chế tạo, xuất nhập khẩu, logistics...
Qua hai năm triển khai tập trung chuyên sâu trong thu hút, xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, với những nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi, an toàn hấp dẫn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, đến nay tổng vốn thu hút đầu tư trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt trên 33.960 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn FDI đạt 1.112 triệu USD, tạo việc làm cho khoảng 15.686 lao động; góp phần tăng trên 10% tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong cơ cấu GRDP tỉnh. Hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo ngày càng sôi động, xuất hiện những sản phẩm mới có thương hiệu của doanh nghiệp FDI như: màn hình tivi, linh kiện thiết bị điện tử loa đài, tai nghe, thân mũ, sản phẩm may mặc thương hiệu uniqlo...
Trong năm 2023 và các năm tiếp theo, trên cơ sở quy hoạch tỉnh Quảng Ninh được phê duyệt, trong đó định hướng thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp sạch, công nghệ cao, công nghệ thông minh, thân thiện môi trường; tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ cao, công nghệ thông minh; hoạt động xúc tiến đầu tư cần tiếp tục được đổi mới, chủ động thu hút, hợp tác đầu tư FDI có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và môi trường là tiêu chí đánh giá; tiếp tục ưu tiên kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo thế hệ mới có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, trong đó trọng tâm là tiếp cận chủ động, mời gọi các Tập đoàn, các nhà đầu tư FDI có tiềm lực, kinh nghiệm, năng lực quản trị hiện đại, đóng vai trò dẫn dắt “Sếu đầu đàn” góp phần tạo ra chuỗi giá trị gia tăng cao; có tác động lan tỏa chia sẻ công nghệ nguồn đến các doanh nghiệp chế biến chế tạo của tỉnh; nâng cao hiệu quả lợi ích trong thu hút FDI kết nối với các doanh nghiệp tỉnh./.
Về công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh  (26/11/2022)
Công ty TNHH Khu công nghiệp Texhong Việt Nam tích cực tham gia phát triển công nghiệp chế biến chế tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh  (26/11/2022)
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp như một đột phá của chuyển đổi phương thức phát triển ở Quảng Ninh  (26/11/2022)
Một số gợi ý cho Quảng Ninh về công nghiệp chế biến, chế tạo  (26/11/2022)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp