Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh thời gian qua
TCCS - Tỉnh Quảng Ninh luôn được Trung ương xếp vào nhóm các địa phương có dư địa phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dựa trên nền tảng của ngành khai thác, chế biến than đã có từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, theo đánh giá của các ngành liên quan, công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Quảng Ninh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Quảng Ninh là địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và là 1 trong 7 địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong vùng đồng bằng sông Hồng, hiện tỉnh Quảng Ninh chiếm 29,2% về diện tích (lớn nhất trong vùng) và 5,8% về dân số. Mật độ dân số của tỉnh hiện đạt khoảng 215 người/km2, thấp nhất trong vùng và tương đương 20% mật độ trung bình toàn vùng đồng bằng sông Hồng.
Trong các giai đoạn phát triển gần đây, ngành công nghiệp và xây dựng luôn là ngành có tốc độ tăng trưởng cao hơn và đóng góp lớn nhất trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đến năm 2020, tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 52% trong cơ cấu GRDP toàn tỉnh (riêng ngành công nghiệp chiếm 46%).
Riêng trong giai đoạn 2016 - 2020, ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng 10,6%/năm, đóng góp 4,61 điểm phần trăm vào tăng trưởng nền kinh tế, cao hơn so với ngành dịch vụ (đóng góp 3,52 điểm phần trăm), ngành xây dựng (đóng góp 1,08 điểm %), ngành nông nghiệp (đóng góp 0,23 điểm phần trăm) và khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm (đóng góp 1,25 điểm phần trăm).
Trong giai đoạn 10 năm từ 2011 - 2020, ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ninh luôn duy trì nằm trong 10 địa phương đóng góp cao nhất trong tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cả nước. Đến năm 2020, công nghiệp của tỉnh đóng góp khoảng 3,9% giá trị tăng thêm và đứng vị trí thứ 8/63 tỉnh, thành phố (năm 2010 chiếm 3,6%, đứng vị trí thứ 6).
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp
Theo nhóm ngành công nghiệp cấp I, đến năm 2020, 2 nhóm ngành khai khoáng và sản xuất, phân phối điện vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh (chiếm 77,2%). Tuy nhiên, tính cả thời kỳ 2011 - 2020, tỷ trọng đóng góp của 2 nhóm ngành đang có xu hướng giảm dần, từ 84,9% năm 2010 giảm còn 81,2% năm 2015 và đến năm 2020 còn khoảng 77,2% trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh.
Số liệu thống kê cho thấy, mặc dù ngành công nghiệp khai khoáng vẫn đóng góp cao trong công nghiệp tỉnh, tuy nhiên trong giai đoạn 10 năm 2011 - 2020, ngành khai khoáng có mức tăng thấp (1,8%/năm). Từ các kết quả tăng trưởng cho thấy, ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh phát triển theo đúng định hướng công nghiệp cả nước, đó là dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào ngành khai thác khoáng sản và tài nguyên. Trong giai đoạn 2011 - 2020, tỷ trọng giá trị gia tăng (VA) công nghiệp khai khoáng đã giảm từ 74,9% năm 2010 xuống còn 47,7% năm 2015 và đến năm 2020 còn chiếm khoảng 39,9% trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh.
Nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, đến năm 2020 đạt khoảng 18.287 tỷ đồng, gấp trên 7 lần giá trị năm 2010 và đạt mức tăng trưởng 21,6%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020 và đóng góp tới 4,22 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung của ngành công nghiệp (2011 - 2020).
Bảng cơ cấu giá trị tăng thêm theo ngành công nghiệp cấp 1 thời kỳ 2011 - 2020
Nguồn: Xử lý số liệu thống kê, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công Thương
Riêng với ngành chế biến, chế tạo (CBCT), giai đoạn 10 năm 2011 - 2020 có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt khoảng 13,7%/năm và đưa tỷ trọng đóng góp của ngành trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh có xu hướng tăng dần, từ 14,3% năm 2010 tăng lên 17,7% năm 2015 và đến năm 2020 tăng lên chiếm khoảng 21,9%, đóng góp 2,61 điểm phần trăm vào tăng trưởng của ngành công nghiệp trong cùng thời kỳ (so với ngành khai khoáng là 1,01 điểm phần trăm).
Từ các số liệu trên cho thấy, trong quá trình đầu tư và phát triển giai đoạn 2011 - 2020, ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh vẫn tập trung lớn giá trị công nghiệp ở 2 nhóm ngành khai khoáng và sản xuất điện. Trong đó, tỷ trọng công nghiệp của ngành khai khoáng đã giảm nhanh; nhóm ngành sản xuất điện tăng nhanh từ 10% năm 2010 lên 37,3% năm 2020; ngành CBCT có xu hướng tăng dần và năm 2020 chiếm khoảng 21,9% trong cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh.
Chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành CBCT trong ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2020
Trong giai đoạn 2011 - 2020, phần lớn các nhóm ngành trong nội bộ ngành CBCT của tỉnh Quảng Ninh đều có mức tăng khá cao nên đến năm 2020, giá trị tăng thêm của ngành CBCT của tỉnh tăng gấp trên 3,6 lần so với năm 2010. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp nên nhìn chung đến nay, tỷ trọng của ngành CBCT trong cơ cấu giá trị công nghiệp vẫn còn khiêm tốn.
Trong 10 năm qua, nhóm ngành/sản phẩm dệt may - da giầy; cơ khí và sản xuất kim loại; chế biến gỗ, giấy, lâm sản là 3 nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất, góp phần lớn vào xu hướng tăng dần tỷ trọng của ngành CBCT.
Hai nhóm ngành chế biến thực phẩm, đồ uống và sản xuất vật liệu xây dựng đều có mức tăng không cao, tương ứng chỉ đạt khoảng 6,4%/năm và 4,4%/năm trong thời kỳ 2011 - 2020 (với các sản phẩm chủ yếu là bia, nước khoáng, bột mỳ, dầu thực vật, thủy sản đông lạnh, xi măng…) nên tỷ trọng đóng góp của 2 nhóm ngành trong ngành công nghiệp có xu hướng giảm dần.
Bảng cơ cấu giá trị tăng thêm chia theo nhóm ngành công nghiệp chủ yếu giai đoạn 2011 - 2020
Đơn vị: Tỷ đồng (giá năm 2010)
Nguồn: Xử lý số liệu thống kê, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công Thương
So sánh với 11 địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng, đến năm 2020 giá trị tăng thêm của ngành CBCT tỉnh Quảng Ninh chỉ đóng góp khoảng 3,3% trong cơ cấu giá trị công nghiệp CBCT của vùng đồng bằng sông Hồng (tăng nhẹ so với năm 2010, chiếm khoảng 2,9%).
Trong vùng đồng bằng sông Hồng, công nghiệp CBCT của tỉnh hiện đứng thứ 9/11 địa phương (xếp trên 2 tỉnh Ninh Bình, Thái Bình và tương đương với tỉnh Nam Định). Cụ thể, một số nhóm sản phẩm của ngành CBCT tỉnh Quảng Ninh đóng góp trong vùng đồng bằng sông Hồng: sản phẩm dệt (chiếm 30,8%); chế biến thực phẩm (7,9%); đồ uống (3,8%); sản phẩm may mặc (4,6%); hóa chất (2,5%); vật liệu xây dựng (9,3%); cơ khí (2,4%); cao su, nhựa (0,3%)…/.
Quảng Ninh phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo  (26/11/2022)
Bảo đảm an ninh kinh tế góp phần phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở tỉnh Quảng Ninh  (26/11/2022)
Đột phá từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp chế biến, chế tạo  (26/11/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay