Quảng Ninh tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài
TCCS - Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) được tỉnh Quảng Ninh tiếp tục coi trọng và sẽ thực hiện nhiều giải pháp để đưa nguồn lực này trở thành động lực phát triển quan trọng của địa phương trong thời gian tới.
Tỉnh Quảng Ninh là một cực của tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỉnh Quảng Ninh hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi về điều kiện vị trí, địa hình, tự nhiên, xã hội, kinh tế, con người, đủ tiềm năng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa xuất khẩu ra các thị trường quốc tế rộng lớn, nhất là với khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Quảng Ninh có 2 lợi thế đặc biệt để thu hút đầu tư đó là: Hạ tầng giao thông hiện đại và môi trường kinh doanh thuận lợi. Về môi trường kinh doanh thuận lợi, Quảng Ninh là địa phương đã 5 năm liên tiếp từ 2017 đến 2021 đứng đầu Việt Nam trong xếp hạng Chỉ số PCI. Môi trường kinh doanh thuận lợi đã trở thành thương hiệu và lợi thế lớn của Quảng Ninh, đưa Quảng Ninh thành điểm đến hấp dẫn đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc đứng đầu cả nước về PCI, cũng cho thấy Quảng Ninh có chính quyền năng động, hiệu quả, thân thiện với các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Ngoài yếu tố vị trí địa lý, hạ tầng đồng bộ và môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tỉnh Quảng Ninh còn được các chuyên gia đánh giá cao khi có nhiều tiềm năng và dư địa phát triển bất động sản công nghiệp. Hiện nay, Quảng Ninh có khoảng 548,61ha đất công nghiệp đã được đầu tư hạ tầng sẵn sàng cho thuê. Con số này dự kiến là 3.658ha vào năm 2025 và đến năm 2030 sẽ có khoảng 5.904ha.
Trong Quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Quảng Ninh tiếp tục coi trọng nguồn lực đầu tư nước ngoài và sẽ thực hiện nhiều giải pháp để đưa nguồn lực này trở thành động lực phát triển quan trọng của địa phương. Trong Quy hoạch chung tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, khi tính toán các nguồn lực để Quảng Ninh có thể thực hiện được các mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, thì tỷ trọng vốn FDI chiếm khoảng 24% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Do đó, Quảng Ninh cần có tư duy chiến lược, xác định rõ những ngành, lĩnh vực trọng tâm và xác định được những nhà đầu tư xứng đáng để dành những cơ chế ưu đãi tốt nhất. Như vậy, Quảng Ninh mới có thể đón được dòng vốn lớn cũng như mời gọi được các nhà đầu tư đúng lĩnh vực mà địa phương mong muốn.
Để tỉnh Quảng Ninh tận dụng được các cơ hội từ tiềm năng, lợi thế đó, địa phương xác định phải thu hút được các tập đoàn đa quốc gia, đa ngành, có vai trò dẫn dắt vào những ngành nghề, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh vượt trội, tiềm năng khác biệt. Trong đó có các ngành du lịch, dịch vụ tổng hợp hiện đại, công nghiệp chế biến - chế tạo, các ngành công nghệ cao, công nghệ thông minh, công nghiệp phụ trợ, kinh tế biển, logistics, năng lượng sạch… Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các phương thức xúc tiến đầu tư truyền thống, Quảng Ninh đang cập nhật, chuẩn hóa bộ công cụ xúc tiến đầu tư mới nhất, bao gồm hệ thống cơ sở dữ liệu, tài liệu xúc tiến đầu tư với hình thức thiết kế hiện đại, chuyên nghiệp bằng các ngôn ngữ: Việt, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc; video clip xúc tiến đầu tư hiện đại và đầy đủ thông tin. Bộ công cụ này cung cấp những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm khi tìm hiểu môi trường đầu tư tại Quảng Ninh, từ lực lượng lao động tới hạ tầng giao thông, điện, nước... Cùng với đó, Quảng Ninh cũng chủ động tiếp cận tổ chức, cá nhân có sức ảnh hưởng và có vai trò quyết định; nhanh chóng hỗ trợ thủ tục đầu tư và tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp.
Quan điểm của tỉnh Quảng Ninh là tiếp tục thực hiện các phương thức xúc tiến đầu tư truyền thống, nhưng để tăng hiệu quả thì phải nâng tầm quy mô các sự kiện và thể hiện được sự trọng thị của tỉnh. Hội nghị Xúc tiến đầu tư đầu tiên trong năm 2022 của Quảng Ninh, với sự tham dự của các thành viên Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) đến từ 21 nền kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một minh chứng cụ thể. Các tập đoàn lớn trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo thiết bị điện tử đã có mặt tại cuộc xúc tiến này. Đó là NEC Corporation - tập đoàn điện tử và công nghệ thông tin đa quốc gia của Nhật Bản; Tập đoàn Quanta Computer - một trong những nhà sản xuất máy tính xách tay hàng đầu thế giới; Tập đoàn BAE Systems PLC hoạt động trong lĩnh vực vũ trụ, an ninh và vũ trụ đa quốc gia của Anh, đứng thứ 7 trên thế giới; Manufacturing Council of PNG - tập đoàn hàng đầu về lĩnh vực năng lượng... Ngoài ra, hội nghị còn có sự tham dự của một số tổ chức quốc tế uy tín như Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore (SBF), Liên đoàn Các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI)... Với cách làm hiệu quả, tới đây, Quảng Ninh sẽ đón một số dự án mới trong lĩnh vực công nghiệp ô tô đến từ Thụy Điển. Bên cạnh đó, dự án 1,5 tỷ USD của Công ty cổ phần Hóa dầu Stavian Quảng Yên sản xuất hạt nhựa Polypropylene (PP) cũng đang gấp rút hoàn thành các thủ tục đầu tư…/.
Ngành du lịch Quảng Ninh nỗ lực phát triển thương hiệu du lịch  (06/11/2022)
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Sán Dìu  (05/11/2022)
Chuyển đổi số y tế ở tỉnh Quảng Ninh: Lĩnh vực ưu tiên hàng đầu  (05/11/2022)
Thị xã Đông Triều với mục tiêu xây dựng thành phố hiện đại, văn minh  (04/11/2022)
Phát huy thế mạnh du lịch biển đảo, làm mới sản phẩm du lịch ở Cô Tô  (04/11/2022)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên