Tỉnh Thái Bình tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn
TCCS - Nhằm phát hiện kịp thời các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc đông người xảy ra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình đã tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh.
Toàn tỉnh Thái Bình hiện có hơn 160 bếp ăn tập thể do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh quản lý. Từ đầu năm đến nay, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình đã tiến hành hậu kiểm an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở các bệnh viện, trường học, doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cùng với việc kiểm tra, đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đã tiến hành kiểm tra hồ sơ, giấy tờ thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động phục vụ ăn uống của cơ sở, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ chế biến, ăn uống; điều kiện về kiến thức an toàn thực phẩm, sức khỏe của người trực tiếp chế biến thực phẩm; nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm sử dụng trong chế biến phục vụ ăn uống... Bên cạnh đó, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình cũng đã lấy mẫu, test nhanh đối với một số thực phẩm có nguy cơ cao và các dụng cụ sử dụng chế biến, đựng thực phẩm tại bếp ăn tập thể.
Bếp ăn trong các bệnh viện, trường học, khu công nghiệp là nơi cung cấp suất ăn cho một tập thể đông người và liên quan trực tiếp tới sức khỏe của nhiều người một lúc. Vì thế, các bếp ăn này cần phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm. Qua kiểm tra tại bếp ăn tập thể các bệnh viện công lập, ngoài công lập trên địa bàn tỉnh cho thấy đa phần các bệnh viện giao cho khoa dinh dưỡng phụ trách quản lý bếp ăn tập thể, chỉ có một số bệnh viện đấu thầu để phục vụ bệnh nhân. Các bếp ăn ở bệnh viện chấp hành tốt quy định về an toàn thực phẩm, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, chứng minh rõ ràng nguồn nguyên liệu đầu vào.
Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị có khu sơ chế, chế biến đã xuống cấp, mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Tại các doanh nghiệp, trường học cũng vẫn còn một số tồn tại như: Việc lưu mẫu chưa đúng quy định; vệ sinh dụng cụ chế biến, đựng thực phẩm chưa bảo đảm, một số đơn vị chưa có kho riêng đựng phụ gia, nguyên liệu và điều kiện cơ sở vật chất cũng đã xuống cấp... Cùng với kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở đồng thời kiên quyết xử lý hành chính cơ sở không chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm, có nguy cơ xảy ra mất an toàn thực phẩm. Tính từ ngày 1-10-2021 đến 30-9-2022, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình đã phát hiện, xử phạt 77 vụ vi phạm hành chính, xử phạt 38 cá nhân, tổ chức với tổng số tiền phạt hơn 245 triệu đồng, trong đó có nhiều vụ vi phạm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể.
Từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình không xảy ra vụ ngộ độc đông người (trên 30 người). Tuy nhiên, vẫn còn một số rủi ro liên quan tới vấn đề ngộ độc thực phẩm, nhất là ngộ độc mạn tính nguy cơ gây ra các bệnh rối loạn chuyển hóa do tích lũy chất độc từ từ, khó phát hiện. Do đó, từ nay đến cuối năm 2022, cùng với ngành nông nghiệp, công thương, các địa phương, ngành y tế sẽ tăng cường các hoạt động kiểm tra, hậu kiểm tại bếp ăn tập thể của trường học, doanh nghiệp.
Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát các loại hình thực phẩm bảo vệ sức khỏe, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình còn tiếp tục tiến hành hậu kiểm tất cả các thực phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể theo kế hoạch mà Chi cục đã xây dựng. Việc kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm; đồng thời tuyên truyền, giáo dục kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, người đứng đầu các đơn vị và người trực tiếp chế biến trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể./.
Việt Nguyễn (tổng hợp)
Tỉnh Thái Bình hỗ trợ kinh phí xây nhà “Mái ấm công đoàn” cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn  (26/10/2022)
Thành công trong xây dựng nhà văn hóa thôn kiểu thôn mẫu tại xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình  (18/10/2022)
Thái Bình thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022  (12/10/2022)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên