Tỉnh Thái Bình triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch ngay từ cơ sở
TCCS - Chiều ngày 25-10-2021, đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh chủ trì cuộc họp của Ủy ban nhân dân tỉnh với Sở Y tế về tình hình dịch và một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn. Dự họp có đại diện các sở, ngành, huyện, thành phố và một số đơn vị.
Hơn 10 ngày ghi nhận 25 ca nhiễm COVID-19 từ khu vực miền Nam về
Từ ngày 13-10 đến nay, Thái Bình đã ghi nhận 25 ca nhiễm COVID-19 mới đều từ khu vực miền Nam về và được cách ly ngay khi vào tỉnh. Phân loại theo cấp độ dịch, hiện nay, 8 huyện, thành phố và 260 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đang ở cấp độ 1. Tăng cường rà soát, quản lý công dân từ các địa phương khác về tỉnh, đến ngày 25-10-2021, toàn tỉnh đã rà soát, quản lý, giám sát hơn 3.420 người về từ vùng cấp độ 1 (vùng nguy cơ thấp), gần 3.460 người ở vùng cấp độ 2 về (nguy cơ trung bình), 716 người về từ vùng cấp độ 3 (nguy cơ cao) và hơn 1.020 người về từ vùng cấp độ 4 (nguy cơ rất cao).
Về công tác tiêm vắc-xin phòng COVID-19, đến hết ngày 24-10-2021, tỉnh Thái Bình đã thực hiện 698.460 mũi tiêm. Tuy nhiên, theo nhận định của ngành y tế, hiện nay, một số tỉnh lân cận đã có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng; số lượng người dân từ các địa phương khác về có xu hướng gia tăng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch xâm nhập, lây lan trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người đến, về tỉnh
Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh nhấn mạnh, đến thời điểm này dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát tốt song nguy cơ dịch xâm nhập vào địa bàn tỉnh vẫn rất cao.
Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đề nghị, thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương về phòng, chống dịch; tiếp tục xác định phòng, chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, trên hết, trước hết, không chủ quan, lơ là; thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch ngay từ cơ sở, phát huy vai trò của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương, đơn vị, doanh nghiệp bảo đảm không để phát sinh ca nhiễm trong cộng đồng mà không kiểm soát được. Kiểm soát chặt chẽ người đến, về tỉnh, nhất là người đến, về từ các khu vực có nguy cơ cao; phối hợp quản lý người về qua các phương tiện vận tải bảo đảm các trường hợp đến, về tỉnh đều được quản lý kịp thời, đúng quy định. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm trong triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin; quản lý, giám sát việc cách ly y tế tại nhà
Về công tác tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19, đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đề nghị ngành y tế, các địa phương, ngành liên quan tăng cường đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng COVID-19 theo kế hoạch đã xây dựng, bảo đảm an toàn, hiệu quả, khoa học. Bên cạnh đó, các huyện, thành phố tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát việc cách ly y tế, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú; nắm chắc di biến động dân cư, không để sót lọt các trường hợp nguy cơ; phát huy hơn nữa vai trò của chính quyền địa phương, tổ tự quản, tổ COVID-19 cộng đồng. Trên cơ sở hướng dẫn của ngành y tế, các huyện, thành phố đánh giá, lập danh sách các vùng nguy cơ, có kịch bản về các tình huống dịch; chuẩn bị sẵn sàng phương châm 4 tại chỗ và kế hoạch tiêm vắc-xin.
Ngành y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ngành ứng trực 24/24 để triển khai, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, kịp thời, hiệu quả; khẩn trương tham mưu hoàn thiện các văn bản về phòng, chống dịch đã được giao; sẵn sàng về nhân lực hồi sức tích cực, chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19; phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường rà soát, xét nghiệm các trường hợp nguy cơ.
Các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ chủ động tham mưu các biện pháp phòng, chống dịch cho phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, bảo đảm công tác phòng, chống dịch được thực hiện hiệu quả trên địa bàn tỉnh./.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các tỉnh Phú Thọ, Sóc Trăng, Cà Mau nhanh chóng kiểm soát ổ dịch mới  (20/10/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch là hành động thiết thực tri ân lực lượng tuyến đầu  (19/10/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính sách phòng, chống dịch phải thống nhất toàn quốc  (18/10/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay