Agribank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
TCCS - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, Agribank đã nỗ lực điều chỉnh lãi suất huy động và tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Từ đầu năm 2024 đến nay, Agribank đã 3 lần điều chỉnh giảm sàn lãi suất cho vay, trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn giảm từ 0,5% - 1%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn giảm 1 - 1,5%/năm so với đầu năm. Theo đó, sàn lãi suất cho vay thông thường ngắn hạn của Agribank chỉ từ 5,0%/năm, cho vay trung dài hạn chỉ từ 7,5%/năm.
Trước đó, chia sẻ khó khăn với khách hàng, Agribank hỗ trợ giảm lãi suất cho vay trực tiếp đối với trên 1 triệu khoản vay hiện hữu với số tiền hỗ trợ ước tính 700 tỷ đồng.
Trong thời gian qua, Agribank đã chủ động, linh hoạt cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tập trung cho 3 động lực tăng trưởng chính là tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư và ưu tiên 5 lĩnh vực mũi nhọn, bao gồm: xuất khẩu, nông nghiệp, công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ.
Cùng với chính sách giảm lãi suất, Agribank triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi tổng quy mô 220.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp SMEs, doanh nghiệp lớn, xuất nhập khẩu… với lãi suất cho vay bình quân thấp hơn từ 1% - 2,5%/năm so với lãi suất thông thường.
Với chính sách lãi suất cho vay hiện nay, Agribank tiếp tục thông điệp đồng hành chia sẻ khó khăn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tối ưu chi phí vay, đáp ứng nhu cầu đời sống, kịp thời bổ sung nguồn vốn cơ cấu lại hoạt động, phục vụ sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế./.
Đảng ủy Agribank đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu Giải Búa liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2023  (12/06/2024)
Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh  (09/05/2024)
- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng với phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Bảy mươi lăm năm xây dựng và phát triển
- Phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và một số hàm ý chính sách
- Để dịch vụ logistics vùng Đông Nam Bộ phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh mới
- Hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long theo Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Liên hợp quốc và những đóng góp của Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay