Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Long An - “Điểm sáng” thực hiện tín dụng chính sách tại vùng Tây Nam Bộ
TCCS - Không chỉ nhanh chóng đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Long An còn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đưa chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ thực sự mang lại hiệu quả cao.
“Điểm sáng” thực hiện tín dụng chính sách tại vùng Tây Nam Bộ
Những năm qua, nguồn vốn tín dụng của NHCSXH đã giúp cho hàng ngàn người dân tại tỉnh Long An có thêm nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống và thực sự trở thành nguồn vốn quan trọng, không thể thiếu đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn. Trong 6 tháng đầu năm 2021, chi nhánh NHCSXH tỉnh Long An đã bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, NHCSXH; Nghị quyết của Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội chủ động triển khai quyết liệt đồng bộ và hiệu quả các giải pháp bảo đảm duy trì các hoạt động trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, tổ chức quản lý hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng nông thôn mới.
Thứ nhất, thực hiện có hiệu quả nguồn vốn và chính sách tín dụng. Tổng nguồn vốn đến 30-6-2021 đạt 4.001.057 triệu đồng, tăng 352.517 triệu đồng (+9,66%) so với năm 2020. Nguồn vốn Trung ương đạt 3.729.458 triệu đồng, chiếm 93,21%/tổng nguồn vốn, tăng 279.053 triệu đồng (+8,09%) so với năm 2020. Nguồn vốn địa phương đạt 271.599 triệu đồng, chiếm 6,79%/tổng nguồn vốn, tăng 73.464 triệu đồng (+37,08%) so với năm 2020.
Chi nhánh được Trung ương giao tăng trưởng dư nợ là 321.053 triệu đồng (hộ nghèo: 30.000 triệu đồng, hộ cận nghèo: 60.000 triệu đồng, hộ mới thoát nghèo: 40.000 triệu đồng, hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm nguồn vốn NHCSXH huy động: 76.000 triệu đồng, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: 80.000 triệu đồng, nhà ở xã hội: 35.000 triệu đồng, cho vay trả lương ngừng việc: 53 triệu đồng) và giảm dư nợ hộ sản xuất - kinh doanh và thương nhân vùng khó khăn: 42.000 triệu đồng. Nguồn vốn ủy thác địa phương chuyển sang NHCSXH: 75.800 triệu đồng. Chi nhánh đã tham mưu UBND, Trưởng Ban đại diện HĐQT tỉnh phân giao chỉ tiêu về cho các đơn vị và chỉ đạo tập trung thực hiện giải ngân kịp thời, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Dư nợ nguồn vốn Trung ương đạt 3.700.702 triệu đồng, tăng 250.980 triệu đồng (+7,28%) so với năm 2020, hoàn thành 99,23% kế hoạch. Dư nợ nguồn vốn địa phương đạt 266.258 triệu đồng, tăng 71.635 triệu đồng (+36,81%) so với năm 2020, hoàn thành 98,03% kế hoạch.
Thứ hai, trong 6 tháng đầu năm, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giúp cho 2.135 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo hoàn trả vốn vay; 627 hộ gia đình học sinh sinh viên khó khăn về tài chính có điều kiện cho con em được tiếp tục việc học; tạo việc làm và duy trì việc làm cho 3.337 lao động (trong đó có 3 lao động đi làm việc ở nước ngoài); hỗ trợ cho 12.654 hộ gia đình xây dựng 12.572 công trình nước sạch, 11.266 công trình vệ sinh góp phần nâng cao mức sống cho người dân nông thôn. Nguồn vốn cho vay chủ yếu tập trung đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản với số tiền 437.489 triệu đồng; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, nhà vệ sinh 237.665 triệu đồng; giáo dục đào tạo 21.470 triệu đồng; buôn bán và các loại hình dịch vụ khác 103.395 triệu đồng. Đặc biệt đã giải ngân cho 1 khách hàng để trả lương ngừng việc cho 9 người lao động với số tiền 53 triệu đồng... Bên cạnh đó, chi nhánh đã tham mưu Ban đại diện HĐQT các cấp ưu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các địa bàn đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới (doanh số cho vay hơn 695 tỷ đồng với hơn 22 ngàn lượt khách hàng vay vốn, doanh số thu nợ hơn 417 tỷ đồng, dư nợ các chương trình hơn 3.475 tỷ đồng, hơn 140 ngàn khách hàng vay vốn theo các chương trình cho vay, dư nợ bình quân/xã đạt 21,58 tỷ đồng).
Thứ ba, củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và hoạt động giao dịch xã. Cùng với việc tập trung thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng được Trung ương, địa phương giao thì việc duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm của chi nhánh. Chi nhánh đã phối hợp với hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp xã, tổ trưởng tổ TK&VV, trưởng ấp/khu phố lập kế hoạch và tổ chức dự sinh hoạt tổ để rà soát, sắp xếp hồ sơ và chấn chỉnh hoạt động của tổ nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHCSXH tại văn bản số 1466/NHCS-TDNN, ngày 04-02-2021, kết quả hoàn thành 100% tổ TK&VV và kết hợp đối chiếu trực tiếp với hộ vay về số dư tiền vay, tiền gửi theo đúng kế hoạch đề ra (đến ngày 31-5-2021).
Chi nhánh đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, hội đoàn thể nhận ủy thác nắm bắt diễn biến dịch bệnh COVID-19 tại từng địa bàn, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để duy trì tổ chức tốt việc giao dịch xã an toàn, hiệu quả, bảo đảm tuân thủ theo các quy định về vệ sinh phòng, chống dịch COVID-19 cho khách hàng và cán bộ ngân hàng,... kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn, giao dịch của người dân. Kết quả chấm điểm định kỳ: Cấp tỉnh đạt 95,20 điểm xếp loại tốt, giảm 0,37 điểm so với năm 2020, 15/15 đơn vị cấp huyện xếp loại tốt. Tỷ lệ giao dịch tại xã luôn duy trì trên 90%: tỷ lệ giải ngân 97,19%, thu lãi 99,61%, thu nợ 92,69%.
Thứ tư, hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHCSXH triển khai thực hiện tốt các nội dung ủy thác. Thực hiện giải ngân nhanh chóng, đúng đối tượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong điều kiện dịch COVID-19 tiếp tục tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân; tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng giao dịch xã, chất lượng tổ TK&VV; thực hiện kiểm tra, giám sát theo kế hoạch,... góp phần thực hiện có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Kết quả đến 30-6-2021, tổng dư nợ ủy thác qua 4 Hội đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên) là 3.962.079 triệu đồng, chiếm 99,88%/tổng dư nợ, với 115.946 hộ vay và 2.660 tổ TK&VV. So với đầu năm, dư nợ ủy thác tăng 323.688 triệu đồng (+8,89%), tăng 308 hộ vay, giảm 19 tổ do sắp xếp, kiện toàn, củng cố; nợ quá hạn 5.942 triệu đồng (chiếm 0,15%/tổng dư nợ ủy thác), tăng 439 triệu đồng.
Thứ năm, triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp, chính quyền địa phương, chỉ đạo của Tổng Giám đốc, thông điệp 5K của Bộ Y tế. Thường xuyên tuyên truyền các thông tin, báo cáo, kết luận chỉ đạo của Trung ương và địa phương đến các đơn vị trong toàn chi nhánh để kịp thời nắm bắt, cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh trên địa bàn; xây dựng “Kịch bản và phương án ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới” nhằm duy trì thông suốt các hoạt động tại trụ sở và các điểm giao dịch xã bảo đảm an toàn, hiệu quả và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Đến nay, đã có 149/169 cán bộ viên chức, người lao động tại chi nhánh được tiêm vắc-xin phòng ngừa COVID-19.
Phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương, đơn vị có liên quan rà soát đối tượng, thống kê nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để bình xét cho vay bảo đảm đúng đối tượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn cho các đối tượng thụ hưởng, trong đó có người sử dụng lao động có nhu cầu vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động do ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 154/NQ-CP, ngày 19-10-2020, của Chính phủ, phát huy tối đa hiệu quả vốn vay. Tổ chức vận động hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19, ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống COVID-19 và các hoạt động khác do chính quyền, công đoàn, địa phương tổ chức.
Tiếp tục thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn
Với mục tiêu hoạt động theo hướng ổn định, bền vững về chất lượng, phấn đấu tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước gắn với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ, hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Dù gặp không ít khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy, UBND, Ban đại diện HĐQT các cấp, cùng với sự đoàn kết thống nhất, NHCSXH tỉnh Long An sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Trung ương và địa phương giao cho. Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn, cán bộ, nhân viên NHCSXH Long An tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục báo cáo, tham mưu cho cấp ủy, UBND các cấp thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22-11-2014, của Ban Bí thư, “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Tiếp tục quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH hoạt động, phục vụ tốt cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Đặc biệt, là tiếp tục cân đối, ưu tiên bố trí thêm nguồn vốn ngân sách ủy thác qua NHCSXH để cho vay hỗ trợ, khắc phục thiệt hại do đại dịch COVID-19, hạn hán, xâm nhập mặn và cho vay xây mới, cải tạo, nâng cấp công trình nước sạch và công trình vệ sinh đối với hộ dân sinh sống trên địa bàn đô thị.
Hai là, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp; chỉ đạo của Tổng Giám đốc; chỉ đạo của chính quyền địa phương, bảo đảm hoạt động hiệu quả, an toàn. Chủ động nắm bắt diễn biến dịch bệnh COVID-19 tại từng địa bàn để có phương án ứng phó phù hợp và tổ chức tốt phiên giao dịch xã nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn, giao dịch của người dân. Thực hiện nghiêm phương châm ”5K + vắc-xin”. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch và hoạt động.
Ba là, tập trung phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị liên quan triển khai chương trình cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1-7-2021, của Chính phủ, “Về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19”; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 7-7-2021, của Thủ tướng Chính phủ, “Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19”, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng quy định.
Bốn là, phối hợp xây dựng kế hoạch tín dụng năm 2022, hoàn thành tốt các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được giao. Tranh thủ mọi nguồn vốn từ Trung ương, địa phương, vốn cho vay quay vòng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục thực hiện tốt công tác huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân; duy trì và nâng cao số dư tiền gửi, tỷ lệ tổ viên gửi tiền qua tổ TK&VV. Tập trung triển khai các giải pháp giữ vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách, hoạt động giao dịch xã, hoạt động của tổ TK&VV. Phối hợp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động phòng giao dịch huyện Đầm Dơi, Cà Mau.
Năm là, phối hợp với hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc hoạt động ủy thác của hội đoàn thể nhận ủy thác cấp dưới, đặc biệt là cấp xã trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ TK&VV, công tác bình xét cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV, đặc biệt quan tâm củng cố các tổ TK&VV xếp loại trung bình và có nguy cơ yếu, lãi tồn đọng nhiều, tỷ lệ nợ quá hạn từ 2% trở lên. Chủ động kiểm soát, phân tích, phân loại nợ đến hạn, nợ quá hạn, lãi tồn đọng để có các giải pháp đôn đốc xử lý thu hồi. Thường xuyên rà soát, cập nhật thông tin các trường hợp nợ khó khăn, hộ vay bỏ đi khỏi nơi cư trú. Nắm bắt diễn biến dịch bệnh COVID-19, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại từng địa bàn, mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của khách hàng vay vốn để có giải pháp hỗ trợ kịp thời nhằm giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ổn định đời sống và sản xuất - kinh doanh, đồng thời. Lập hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định. Tổ chức thực hiện đối chiếu, phân loại nợ theo định kỳ 3 năm/lần (kỳ 3, năm 2021) theo đúng quy định, an toàn, hiệu quả./.
Trên những cung đường phát triển  (08/10/2021)
Hưng Yên thực hiện hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội  (13/09/2021)
Không để lỡ nhịp tốc độ giảm nghèo  (27/08/2021)
Vốn chính sách thức dậy miền quê khó Phú Giáo  (04/08/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp