Chuyển tải kịp thời vốn chính sách trong mùa dịch COVID-19
TCCS - Ngay từ những tháng đầu năm 2021, thực hiện chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), cả hệ thống NHCSXH, trong đó có chi nhánh NHCSXH tỉnh Hòa Bình đã chủ động tích cực huy động nguồn vốn, giải ngân kịp thời nguồn vốn ưu đãi đến tận tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nguồn vốn ưu đãi trở thành động lực, là “bà đỡ” trong hành trình vượt lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng của người dân, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
Từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến mọi tầng lớp trong xã hội, trong đó có hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH. Đặc biệt, từ 0 giờ ngày 10-5-2021, tỉnh Hòa Bình thực hiện giãn cách xã hội đối với thành phố Hòa Bình và triển khai đồng bộ quyết liệt các giải pháp để phòng, chống dịch COVID-19.
Giám đốc NHCSXH tỉnh Hòa Bình Nguyễn Minh Hưng cho biết: Là tỉnh còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao nên nhu cầu được tiếp cận vốn vay ưu đãi của người dân trong tỉnh rất lớn. Để chuyển tải kịp thời vốn chính sách đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong mùa dịch COVID-19, NHCSXH tỉnh Hòa Bình đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Đặc biệt là thực hiện nghiêm túc thông điệp “5K” của Bộ Y tế tại các điểm giao dịch xã.
Đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và giữ khoảng cách là những điều mà ông Bùi Văn Phong, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ở xóm Mặc, xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn nhắc nhở các tổ viên khi đến giao dịch. Theo ông Phong, trước đây, đa số các hộ dân trong xóm đều thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo vì muốn phát triển kinh tế nhưng thiếu vốn. Kể từ khi được vay vốn ưu đãi của NHCSXH, đời sống kinh tế của bà con thay đổi rất nhiều. Nhiều hộ đã làm giàu nhờ sử dụng hiệu quả vốn chính sách. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay thì nguồn vốn chính sách vẫn được giải ngân kịp thời, là động lực để bà con vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển kinh tế.
Không chỉ có các tổ viên trong tổ của ông Phong nhận được sự “chăm sóc” đặc biệt như vậy từ nguồn vốn tín dụng chính sách. Những năm qua, hầu hết hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cũng đã có những bước tiến vững chắc trong hành trình làm giàu nhờ sự đồng hành liên tục của nguồn vốn chính sách. Như gia đình chị Bùi Thị Ứn, hộ nghèo ở xóm Dệ, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong. Trước đây, khi mới lập gia đình, hoàn cảnh gia đình chị Ứn rất khó khăn, với mái ấm là căn nhà sàn bằng tre nứa tạm bợ. Thu nhập trông chờ vào làm ruộng, đi làm thuê. “Chỉ đến khi được vay vốn , chúng tôi mới làm được căn nhà này. Sau này, NHCSXH tiếp tục cho vay vốn để nuôi trâu nên cuộc sống của gia đình tôi đã vơi bớt đi phần nào khó khăn”, chị Ứn tâm sự.
Ngoài gia đình chị Ứn, từ đầu năm đến nay, đã có thêm hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được vay vốn ưu đãi. Theo đó, doanh số cho vay tín dụng chính sách trong 4 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đạt trên 598 tỷ đồng, cho 17.155 lượt khách hàng vay vốn. Tính đến nay tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đạt trên 3.490 tỷ đồng, với trên 125 nghìn khách hàng vay. Thông qua nguồn vốn chính sách đã có 1.256 lao động được tạo việc làm, 25 học sinh, sinh viên được vay vốn, 34 lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động, trên 8.700 công trình nước sạch và vệ sinh được cải tạo, xây mới. Với việc triển khai đa dạng các chương trình cho vay, tín dụng chính sách tiếp tục trở thành “đòn bẩy” quan trọng trong công cuộc giảm nghèo, góp phần đẩy nhanh tiến độ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở các vùng còn nhiều khó khăn, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi. Đây cũng là động lực quan trọng để giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt lên trên những khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19 gây ra./.
Petrovietnam dành 30 tỷ đồng ủng hộ quỹ vắc-xin phòng COVID-19  (25/05/2021)
Chia sẻ khó khăn với người dân vùng dịch Bắc Giang  (21/05/2021)
Những bước phát triển vượt bậc của Ngân hàng Chính sách xã hội  (20/05/2021)
Agribank hỗ trợ bệnh viện tuyến đầu phòng, chống COVID-19  (10/05/2021)
- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng với phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Bảy mươi lăm năm xây dựng và phát triển
- Phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và một số hàm ý chính sách
- Để dịch vụ logistics vùng Đông Nam Bộ phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh mới
- Hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long theo Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Liên hợp quốc và những đóng góp của Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay