Quý I/2019: Gần 567.000 lượt hộ được vay vốn tín dụng chính sách
Trong quý I/2019, tổng doanh số cho vay của NHCSXH đạt 19.171 tỷ đồng, tăng 3.026 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018 với gần 567.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam cho biết đến 31-3-2019, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 201.199 tỷ đồng, tăng 6.778 tỷ đồng so với năm 2018. Tổng dư nợ đạt 194.187 tỷ đồng, tăng 6.394 tỷ đồng (+3,4%) so với cuối năm 2018, với gần 6,7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.
Trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch tăng trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 170.575 tỷ đồng, tăng 5.433 tỷ đồng (tăng 3,3%) so với cuối năm 2018. Dư nợ tín dụng chính sách tập trung chủ yếu ở 8 chương trình tín dụng lớn là cho vay hộ nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh ở vùng khó khăn, giải quyết việc làm, học sinh - sinh viên và cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở.
Tính riêng quý I/2019, tổng doanh số cho vay đạt 19.171 tỷ đồng, tăng 3.026 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, với gần 567.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.
Bên cạnh đó, việc tập trung huy động vốn và giải ngân các chương trình tín dụng chính sách ngay từ đầu năm 2019 đã góp phần hỗ trợ kịp thời vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 52.000 lao động, trong đó hơn 1.100 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp gần 5.500 lượt học sinh - sinh viên hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng hơn 256.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; xây dựng gần 1.800 căn nhà ở cho các đối tượng chính sách…
NHCSXH tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Kết quả là đến nay, cấp ủy, chính quyền các cấp đã chuyển nguồn vốn địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tăng 9.580 tỷ đồng, riêng trong quý I/2019 tăng 1.663 tỷ đồng so với cuối năm 2018, đưa tổng nguồn vốn ủy thác của địa phương đến 31-3-2019 đạt 13.472 tỷ đồng.
Một số tỉnh, thành phố chuyển nguồn vốn ủy thác cho vay lớn là Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam, Đồng Nai, Cần Thơ, Gia Lai,…
Bên cạnh đó, các hoạt động về kế toán - tài chính, xây dựng cơ bản, kiểm tra, giám sát, tổ chức cán bộ, nguồn vốn, công nghệ thông tin, thông tin tuyên truyền, hợp tác quốc tế… cũng đạt được nhiều kết quả tốt ngay từ đầu năm.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, toàn hệ thống NHCSXH đặt mục tiêu tiếp tục duy trì, giữ vững và tăng trưởng dư nợ, đồng thời chuẩn bị tốt nguồn vốn để hỗ trợ kịp thời cho bà con đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Đối với các chương trình tín dụng cho vay mới từ ngày 01-3-2019 theo Quyết định 12/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị NHCSXH về việc nâng mức cho vay tối đa (100 triệu đồng/hộ) và thời hạn cho vay tối đa (120 tháng), Tổng Giám đốc NHCSXH yêu cầu chi nhánh các tỉnh, thành phố phải rà soát và kiểm tra kỹ các hộ vay có nhu cầu thực sự mới giải ngân, trước hết nguồn vốn cần ưu tiên cho những đối tượng là hộ nghèo đang có nhu cầu vay vốn sản xuất, chăn nuôi…/.
Đoàn Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ thăm Việt Nam  (18/04/2019)
Đọc sách, văn hóa đọc đã nhận được sự quan tâm của cả cộng đồng  (18/04/2019)
Tuyên bố chung Việt Nam - Cộng hòa Séc  (18/04/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay