Khu 7: Khu du lịch Nhà thờ đá Phát Diệm và vùng ven biển Cồn Thoi, Kim Sơn
19:33, ngày 04-03-2012
Kim Sơn là vùng đất mới, nằm ở cực Nam của tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 27km, được ra đời từ công cuộc khẩn hoang vùng bãi biển đầy lau sậy và sú vẹt dưới sự điều hành của doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ vào năm 1829. Sau gần 200 năm với 7 lần quai đê lấn biển, bãi bồi ngày ấy nay đã thành một huyện biển trù phú, kinh tế, văn hoá, giáo dục phát triển.
Kim Sơn là vùng đất giàu tiềm năng du lịch cả tự nhiên lẫn nhân văn. Đây là một trong bảy không gian du lịch đã được quy hoạch của vùng du lịch Ninh Bình, phong phú và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên đồng thời có nhiều tiềm năng về du lịch, nhất là du lịch sinh thái. Với 4 di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng cấp quốc gia, 17 di tích được xếp hạng cấp tỉnh cùng với hàng chục di tích lịch sử văn hoá khác; 18 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống và vùng bãi ngang - Cồn Nổi có cảnh quan đặc sắc mạng đặc trưng riêng của vùng đất trẻ đầy hoang sơ này. Kim Sơn là điểm du lịch lý tưởng cho những tour du lịch ngắn ngày thăm quan các di tích lịch sử văn hoá, làng nghề, du lịch sinh thái…
Nhà thờ đá Phát Diệm
Vị trí: Nhà thờ đá Phát Diệm thuộc địa phận thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, cách thành phố Ninh Bình 28km về phía Đông Nam.
Đặc điểm: Nhà thờ đá Phát Diệm có diện tích khoảng 22 ha, là một quần thể kiến trúc kiểu đình chùa phương Đông kết hợp với lối kiến trúc Gôtic của nhà thờ phương Tây, gồm: Ao hồ, Phương Đình, Nhà thờ lớn, bốn nhà thờ cạnh, Nhà thờ đá và ba hang đá nhân tạo.
Cha xứ Phê Rô Trần Lục (quen gọi là cụ Sáu) là người có công lớn xây dựng nên quần thể thánh đường độc nhất vô nhị trên vùng đất sa bồi, không cơ giới xây dựng, không kỹ sư mà khiến cho tín hữu và du khách thập phương tới đây đều phải sửng sốt, kinh ngạc. Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng trong suốt 24 năm, từ năm 1875 đến năm 1899. Công trình đã tồn tại hơn 100 năm qua và nó sẽ còn mãi trường tồn với thời gian.
Thời điểm tham quan: 7h30 - 17h00 hàng ngày. Không thu phí tham quan.
Đền thờ Nguyễn Công Trứ
Đền thờ Nguyễn Công Trứ
Vị trí: Đền thờ Nguyễn Công Trứ thuộc địa phận xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, cách thành phố Ninh Bình 26km về phía Đông Nam, cách Nhà thờ đá Phát Diệm 2,5km.
Đặc điểm: Là nơi thờ Doanh điền Sứ Nguyễn Công Trứ, người có công lập ra huyện Kim Sơn năm 1829. Đền kiến trúc theo kiểu chữ "Đinh"- Hán tự, Tiền đường 5 gian, Hậu cung 3 gian. Bên trong Tiền Đường có hương án, giá trống, giá chiêng và 3 bức đại tự thể hiện tấm lòng thành kính và ngưỡng mộ của nhân dân huyện Kim Sơn. Hậu cung đặt ban thờ Nguyễn Công Trứ.
Đền thờ Nguyễn Công Trứ có những nét độc đáo mà rất ít đền thờ có được: Đây là đền thờ làm từ ngôi nhà do chính Nguyễn Công Trứ xây dựng và đã ở đó một thời gian; Đền thờ được xây dựng ngay từ khi Nguyễn Công Trứ còn sống; Một ngôi đền mà những người không theo tôn giáo, những người theo Phật giáo hay Thiên chúa giáo đều đến tế lễ.
Chùa Đồng Đắc
Vị trí: Chùa Đồng Đắc thuộc xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, cách thành phố Ninh Bình 28km về phía Đông Nam, cách Nhà thờ đá Phát Diệm 4km.
Vị trí: Chùa Đồng Đắc thuộc xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, cách thành phố Ninh Bình 28km về phía Đông Nam, cách Nhà thờ đá Phát Diệm 4km.
Đặc điểm: Chùa toạ lạc trên một khu đất rộng khoảng 5 mẫu, có kiến trúc kiểu chữ "Đinh"- Hán tự, phần ngang là Tiền Đường, phần dọc là Chính Điện. Tiền đường gồm 7 gian lớn, đặt tượng Đức ông, Đức Thánh Hiền và hai tượng Hộ Pháp. Chính điện 3 gian là nơi thờ Phật. Có thể nói, Chùa Đồng Đắc là kiến trúc tôn giáo sớm nhất ở vùng đất Kim Sơn, có trước cả Quần thể kiến trúc Nhà thờ đá Phát Diệm.
Cồn Nổi
Nói đến tiềm năng du lịch vùng đất mở không thể không nhắc đến vùng bãi ngang - Cồn Nổi.
Kim Sơn có gần 18 km bờ biển nằm giữa hai cửa sông Đáy và sông Càn với những biến đổi địa chất diễn ra mạnh mẽ. Vùng ven biển Kim Sơn là một bộ phận quan trọng của khu dự trữ sinh quyển thế giới. Toàn khu có diện tích trên 105 nghìn ha. Bãi biển của Kim Sơn là những dải cát mịn ven biển, phần lớn còn giữ được trạng thái hoang sơ. Khác với các vùng biển khác, nước biển Ninh Bình không trong xanh mà đỏ ngầu phù sa và khoáng chất với độ mặn nhỏ hơn và những chuyển động thuỷ triều diễn ra mau lẹ hơn. Có đất rừng tự nhiên để hình thành các bãi tắm hoang sơ, đặc biệt là Cồn Nổi, cách bờ biển Kim Sơn khoảng 5km. Không gian khoáng đạt, diện tích nổi của Cồn chừng trên 500 ha. Cồn có bờ bãi rộng, độ thoải nông, cát vàng sạch mịn. Từng đợt sóng nối đuôi nhau xô bờ. Nước biển trong xanh, môi trường, không khí trong lành. Loài sinh vật đặc trưng và chiếm ưu thế ở đây là muống biển. Tương lai nơi đây có thể hình thành một bãi tắm lý tưởng với những dịch vụ độc đáo, các vọng gác tiền tiêu là những điểm mốc có ý nghĩa thiêng liêng.
Với hệ sinh thái có giá trị đặc biệt, 7 xã gồm Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông, Kim Mỹ, Kim Tân, Cồn Thoi, Bình Minh đã được UNESCO công nhận là vùng đệm và vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái, tham quan và tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Là nơi cư trú của những loài chim, có khoảng 200 loài chim trong đó có gần 60 loài chim di cư, hơn 50 loài chim nước. Nhiều loài được ghi trong sách đỏ thế giới như: cò thìa, mòng bể, rẽ mỏ thìa, cò trắng bắc… Sinh cảnh đặc biệt nơi đây là những cánh rừng ngập mặn rộng hàng ngàn ha, đầm lầu mặn, bãi bồi ven biển và cửa sông. Những cánh rừng này được ví như bức tường xanh bảo vệ đê biển, làng xóm khỏi bị tàn phá bởi gió bão, nước biển dâng và cả thảm hoạ sóng thần nếu xẩy ra. Rừng ngập mặn còn cung cấp nguồn lợi thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá biển, vạng, trai, sò, rong câu chỉ vàng…cùng với 500 loài động thực vật thuỷ sinh và cỏ biển.
Cồn Nổi gắn kết chuỗi trong hệ sinh thái này, nếu được khai thác sẽ là một mắt xích và là điểm chốt trong quần thể du lịch, cùng với nuôi trồng thủy sản tạo thành thế mạnh kinh tế biển, kinh tế du lịch cho Kim Sơn, tiếp nối cái thủa doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đi khai hoang, lấn biển./.
Khu 6: Khu du lịch Hồ Yên Thắng, hồ Yên Đồng - Động Mã Tiên  (04/03/2012)
Khu 5: Khu du lịch phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn  (04/03/2012)
Khu 3: Vườn quốc gia Cúc Phương, Kỳ Phú, hồ Đồng Chương  (04/03/2012)
Khu 2: Khu du lịch Trung tâm Thành phố Ninh Bình  (04/03/2012)
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị ở Trung ương
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm