Thành phố Bắc Ninh đón du khách trở lại trong điều kiện an toàn
TCCS - Sau một thời gian tạm đóng cửa phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, từ ngày 8-3, một loạt các di tích lịch sử văn hóa, điểm du lịch trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, như Đền Bà Chúa Kho, Văn Miếu, làng Diềm… đã được mở cửa trở lại trong điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Bắc Ninh có gần 200 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó 97 di tích cấp quốc gia, tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Hải, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố cho biết: Đầu xuân năm mới luôn là mùa cao điểm lễ hội, nhưng 2 năm trở lại đây, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, thành phố đã dừng tổ chức các hoạt động lễ hội, đóng cửa các di tích, cơ sở thờ tự, tránh tập trung đông người để giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Theo chỉ đạo của tỉnh, các di tích lịch sử văn hóa, điểm du lịch khi mở cửa trở lại chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội. Ngay trong ngày đầu tiên được mở cửa lại, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh, Phòng Văn hóa - Thông tin đã trực tiếp xuống kiểm tra công tác phòng, chống dịch một số điểm di tích trên địa bàn. Qua kiểm tra, lãnh đạo thành phố đánh giá cao công tác phòng, chống dịch COVID-19 của chính quyền địa phương và ban quản lý các di tích. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước tình hình dịch bệnh hiện nay. Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới.
Đền Bà Chúa Kho những ngày này đã bắt đầu đông dần, nhất là vào dịp cuối tuần. Ông Nguyễn Văn Thể, Ban Quản lý di tích Đền Bà Chúa Kho cho biết: Kể từ sau khi mở cửa trở lại, mỗi ngày, Đền Bà Chúa Kho đón khoảng hơn 1.000 lượt khách. Nhà Đền bố trí khu vực khai báo y tế ngay phía trước cổng Tam quan cùng nước rửa tay, sát khuẩn; liên tục phát loa nhắc nhở du khách thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Các bàn sắp lễ được sắp xếp hợp lý để bảo đảm giữ khoảng cách an toàn. Ngoài ra, Đền Bà Chúa Kho cũng bố trí hơn 200 người cao tuổi của địa phương tham gia công tác phục vụ, tiếp đón và nhắc nhở du khách tại các khu vực của Đền.
Làng Diềm là một trong 14 điểm du lịch của tỉnh với nhiều di tích lịch sử văn hóa nên thu hút đông đảo du khách về tham quan, vãn cảnh. Trong đợt mở cửa lại lần này, di tích Đền Cùng Giếng Ngọc mỗi ngày đón khoảng 30 - 50 lượt khách, chủ yếu là người địa phương, khách trong vùng, nội tỉnh. Khi đến đây, khách tham quan đều được Ban Quản lý di tích hướng dẫn thực hiện nghiêm 5K theo quy định. Cơ bản du khách đều có ý thức chấp hành tốt các quy định về phòng, chống dịch khi đến tham quan, hành lễ tại di tích.
Chia sẻ với phóng viên, chị Đặng Thị Hới, huyện Tiên Du, du khách tham quan khu di tích Đền Cùng Giếng Ngọc vui vẻ cho biết: “Khi vào di tích tôi được đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn, kiểm tra việc đeo khẩu trang để bảo đảm phòng, chống dịch bệnh. Thật vui vì dịch bệnh đã giảm, các di tích lịch sử văn hóa, điểm du lịch đã được mở cửa, tôi có thể du xuân, vãn cảnh tại điểm du lịch làng Diềm”.
Đến thời điểm này, tình hình đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được kiểm soát. Song không vì thế mà mỗi người dân được phép chủ quan lơ là, cần tiếp tục nêu cao ý thức, trách nhiệm trước cộng đồng, góp phần từng bước đẩy lùi đại dịch COVID-19, đưa cuộc sống trở lại bình thường để mọi người được du xuân an toàn, ý nghĩa trên quê hương Quan họ./.
Huyện Thuận Thành duy trì và nâng cao tiêu chí về vệ sinh môi trường  (17/03/2021)
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2-2021  (03/03/2021)
EVNHANOI thực hiện nhiệm vụ kép vừa bảo đảm điện phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vừa chống dịch COVID-19  (05/02/2021)
Thế giới và nước Nga nhìn từ Diễn đàn Câu lạc bộ Valdai 2020  (27/01/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển