Quảng Ninh nhận diện và phát huy các giá trị văn hóa, con người, tạo nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững
TCCS - Ngày 26-9-2023, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử, Tỉnh ủy Quảng Ninh phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học: “Quảng Ninh nhận diện và phát huy các giá trị văn hóa, con người, tạo nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững”.
Dự và chủ trì hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh; PGS, TS Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng Biên tập, phụ trách Tạp chí Cộng sản; PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh; Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
Dự hội thảo có các đồng chí lãnh đạo Tạp chí Cộng sản, Tỉnh ủy Quảng Ninh, đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học trong cả nước.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS, TS Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng Biên tập, phụ trách Tạp chí Cộng sản, nhấn mạnh, Quảng Ninh, với những lợi thế ít địa phương có được, được thừa hưởng cả nguồn lực tự nhiên và nguồn lực văn hóa rất dồi dào, đa dạng, phong phú. Nguồn lực tự nhiên - nổi bật nhất là nguồn khoáng sản than (người dân cả nước đều thân thương, quen thuộc gọi Quảng Ninh là vùng đất mỏ). Nguồn lực văn hóa - là nguồn lực được kết tinh bởi vốn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử. Quảng Ninh là một vùng đất giàu trầm tích và bản sắc văn hóa, nơi có sự giao thoa, hội tụ, thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng; văn hóa biển; văn hóa công nhân mỏ; văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc; văn hóa Phật giáoTrúc Lâm Yên Tử. Quảng Ninh có cả ba không gian văn hóa: không gian văn hóa núi đồi, không gian văn hóa đồng bằng và không gian văn hóa biển đảo.
Đặc biệt, hiện nay, nguồn lực văn hóa đang được nhận diện để trở thành “đầu vào” phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Trong số 13 ngành công nghiệp văn hóa (theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Quảng Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế hiện diện ở nhiều ngành, nổi bật ở ngành du lịch văn hóa... Đây được xác định là nguồn lực quan trọng vừa đáp ứng nhu cầu tinh thần cho nhân dân trong tỉnh và khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với Quảng Ninh, là “con đường” ngắn nhất quảng bá hình ảnh Quảng Ninh với nhân dân cả nước và hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế, bởi, Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long được UNESCO hai lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994 và năm 2000 - Di sản này không chỉ mang ý nghĩa lớn đối với tỉnh mà còn là niềm tự hào của đất nước Việt Nam, là tài sản quốc gia, là một trong những đặc trưng nhận diện của du lịch Việt Nam. Quảng Ninh cũng là một trong những tỉnh đi đầu cả nước trong tập trung đầu tư trọng điểm phát triển đồng bộ, hiện đại hạ tầng thiết chế văn hóa...
Quảng Ninh có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước; con người Quảng Ninh cũng thể hiện những đặc trưng chung, đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, kết hợp với bản sắc rất riêng của vùng đất được coi là “cái nôi” của giai cấp công nhân Việt Nam, truyền thống công nhân vùng Mỏ: “Kỷ luật và đồng tâm” là một di sản tinh thần và đặc trưng của con người vùng mỏ. Trải qua quá trình phát triển, các đặc trưng “Năng động - Sáng tạo - Hào sảng - Lành mạnh - Văn minh - Thân thiện” đã được nhận diện là những đặc trưng của con người Quảng Ninh (Nghị quyết số 11-NQ/TU về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh) và sẽ tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung, với những đặc trưng nổi bật: Bản lĩnh, tự cường, đoàn kết, sáng tạo, hào sảng, văn minh. Tuy nhiên, xu thế vận động và phát triển tiếp tục đặt ra yêu cầu mới, đòi hỏi Quảng Ninh không chỉ tiếp cận những nhận thức mới về phát triển bền vững, nhận diện mới về các giá trị văn hóa, con người Quảng Ninh, mà còn phải có giải pháp hiệu quả để chuyển hóa các giá trị này thực sự trở thành nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển.
Báo cáo trung tâm tại hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký khẳng định, hệ giá trị của tỉnh Quảng Ninh là tổng thể những đặc trưng, thuộc tính, phẩm chất căn cốt nhất, có tính đại diện tiêu biểu của địa phương, tổng hòa trên tất cả các mặt, lĩnh vực, từ thiên nhiên, văn hóa, xã hội, con người đến đặc điểm kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... được hun đúc, định hình từ điều kiện tự nhiên, từ kết quả quá trình lao động, đấu tranh để sinh tồn và phát triển của cộng đồng địa phương trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của vùng đất, có tính bao trùm, được đa số cộng đồng công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ bằng ý thức tự giác.
Hệ giá trị của tỉnh Quảng Ninh là sợi dây nối quá khứ, hiện tại và tương lai, vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính đương đại, phản ánh hơi thở của thời đại, trở thành mục tiêu, động lực, phương châm chỉ đạo, “hệ đường ray” để quy tụ lòng người, đoàn kết xã hội, xác định, gắn kết các định hướng lớn cho xây dựng, phát triển bền vững địa phương ở hiện tại và tương lai.
Các giá trị “thiên nhiên tươi đẹp - văn hóa đặc sắc - xã hội văn minh - hành chính minh bạch - kinh tế phát triển - nhân dân hạnh phúc” là hệ giá trị hợp trội được định hình dựa trên cơ sở địa phương hóa các giá trị tốt đẹp của quốc gia - dân tộc và nhân loại, tổng hợp hóa và nâng tầm các giá trị riêng lẻ của văn hóa, con người Quảng Ninh, làm thành bản sắc, cốt cách riêng có, trở thành tầm nhìn phát triển địa phương. Đồng thời, giữa các thành tố của hệ giá trị Quảng Ninh có quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tương hỗ, bao quát khá toàn diện trên các lĩnh vực: điều kiện tự nhiên - văn hóa - xã hội - chính trị - kinh tế - con người, trong đó “thiên nhiên tươi đẹp” là điều kiện; “văn hóa đặc sắc” là nền tảng; “xã hội văn minh” là chuẩn mực; “hành chính minh bạch” là môi trường; “kinh tế phát triển” là phương tiện và “nhân dân hạnh phúc” là mục tiêu cuối cùng hướng đến. Đây cũng là nội hàm cốt lõi trong mục tiêu quản trị phát triển bền vững địa phương với mô hình phát triển bền vững dựa trên việc tìm kiếm sự cân bằng giữa ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường, gắn với nâng cao năng lực chống chịu, ứng phó trước các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng cực đoan hơn.
Đồng chí Nguyễn Xuân Ký tin tưởng rằng, hội thảo sẽ bổ sung cho Quảng Ninh những tầm nhìn mới, góc nhìn mới, hiểu biết mới về giá trị văn hóa, con người Quảng Ninh để tiếp tục chuyển hóa thành mục tiêu, tầm nhìn dài hạn mang tính động lực phát huy sức mạnh tổng hợp gắn với các chiến lược hành động cụ thể để đưa tỉnh phát triển nhanh, bền vững.
Hội thảo được tổ chức thành hai phiên với sự tham dự của 250 đại biểu và 80 bài tham luận của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, tập trung chính vào nhận diện các giá trị văn hóa, con người Quảng Ninh thời kỳ hiện nay, đồng thời đặt trong tầm nhìn trung hạn và dài hạn; làm rõ hơn các phương thức, hình thức khơi dậy và phát huy giá trị văn hóa, con người phù hợp với đặc điểm đặc thù, với tiềm năng, lợi thế của tỉnh Quảng Ninh; đánh giá thực trạng, những kết quả đạt được, những tồn tại trong quá trình khơi dậy các giá trị văn hóa, con người Quảng Ninh thời gian qua; phân tích nguyên nhân thành công và hạn chế; bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra trong việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nhanh, bền vững với phát triển con người, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh. Cùng với đó, gợi mở các giải pháp cho Quảng Ninh để nhận diện được đầy đủ, toàn diện, sâu sắc, và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa, con người để thực sự trở thành nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững; gợi mở các kiến nghị chính sách của tỉnh với Trung ương; kiến nghị cơ chế, chính sách cụ thể của các địa phương với tỉnh.
Tóm lược các ý kiến phát biểu tại phiên thứ nhất của hội thảo, PGS, TS Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng Biên tập, phụ trách Tạp chí Cộng sản cho rằng, các đại biểu đã tập trung làm rõ hơn các vấn đề sau:
Một là, căn cứ, cơ sở khoa học, lịch sử, cơ sở chính trị, pháp lý, những vấn đề lý luận về nhận diện, khơi dậy và phát huy các giá trị văn hóa, con người, làm nền tảng tạo động lực và nguồn lực quan trọng cho phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, đặc biệt là đối với tỉnh Quảng Ninh. Xác định rõ quan điểm văn hóa, con người là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là nguồn lực, sức mạnh nội sinh cho sự phát triển. Đánh giá những lợi thế, tiềm năng của tỉnh Quảng Ninh trong khai thác, phát huy các giá trị văn hóa, con người, tạo động lực và nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Hai là, khẳng định và làm rõ quyết tâm chính trị của tỉnh Quảng Ninh trong việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững, thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền với phát triển văn hóa, con người, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh; đồng thời, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, nhất trí, khát vọng phát triển tỉnh Quảng Ninh giàu đẹp, văn minh, hiện đại; phát huy cao độ giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người dân Quảng Ninh.
Ba là, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong quá trình triển khai chính sách, quản lý, khai thác, củng cố và phát huy giá trị văn hóa, con người Quảng Ninh trên thực tiễn trong thời gian qua. Nhận diện, phân tích những khó khăn, bất cập đã và đang đặt ra cùng nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong quá trình khai thác, phát huy và bảo tồn giá trị văn hóa, con người làm nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, để những tồn tại, hạn chế, yếu kém sẽ từng bước được khắc phục, tiếp tục phát huy giá trị của văn hóa, con người Quảng Ninh trên con đường phát triển.
Bốn là, tổng kết, làm sáng tỏ những bài học kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh trong việc khơi dậy và phát huy các giá trị văn hóa, con người, tạo động lực và nguồn lực quan trọng cho phát triển nhanh, bền vững; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nhanh, bền vững với phát triển văn hóa, con người, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh. Từ đó, đúc rút, nhận diện những bài học nào là then chốt, động lực để tiếp tục phát huy, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh; đề xuất những giải pháp, kiến nghị có giá trị khơi thông và phát huy hơn nữa giá trị văn hoá, con người tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn định hướng đến năm 2030, năm 2045 mà Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Đặc biệt, cùng với hệ giá trị của tỉnh, cần định vị và xác định hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và hệ giá trị con người Quảng Ninh, tạo thành 4 trụ cột văn hóa gắn kết chặt chẽ, chuyên hóa và thúc đẩy lẫn nhau, tạo thành nguồn lực, động lực tinh thần và sức mạnh vật chất to lớn để Quảng Ninh phát triển nhanh và bền vững.
Trong phiên thứ hai, các đại biểu tiếp tục đề xuất các giải pháp góp phần phát huy giá trị văn hoá, con người Quảng Ninh, như gợi mở ý tưởng phát triển, hỗ trợ giữa văn hóa và kinh tế; đổi mới kiến trúc đô thị vùng biên giới; khơi dậy, phát huy tốt hơn tiềm năng các di sản quốc gia của tỉnh; giải pháp phát triển ngành công nghiệp du lịch văn hóa, công nghiệp nghệ thuật biểu diễn...
Phát biểu bế mạc hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Đặng Xuân Phương ghi nhận các ý kiến phát biểu của các chuyên gia, nhà khoa học tại hội thảo đã góp phần giúp Quảng Ninh nhận diện rõ những giá trị văn hóa cũng như định vị đúng đắn hệ giá trị của tỉnh, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình, hệ giá trị con người Quảng Ninh; rút ra những bài học kinh nghiệm và kiến nghị, đề xuất các định hướng, mục tiêu, giải pháp quan trọng trong phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh. Các ý kiến quý báu, tâm huyết đó là cơ sở quan trọng để Quảng Ninh tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chủ trương, chính sách về phát triển văn hoá, con người trong thời kỳ mới, kỳ vọng có những sự phát triển đột phá, đồng thời thiết thực và sáng tạo cụ thể hoá quan điểm Đại hội XIII của Đảng, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, năm 2021./.
Giá trị giáo dục đặc thù của di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Ninh  (23/09/2023)
Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước đến với bạn bè quốc tế: Thực trạng và phương hướng  (10/09/2023)
Quảng Ninh: Chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính  (09/09/2023)
Đến năm 2030, phát triển du lịch Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và bền vững  (09/09/2023)
Quảng Ninh tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn  (08/09/2023)
- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng với phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Bảy mươi lăm năm xây dựng và phát triển
- Phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và một số hàm ý chính sách
- Để dịch vụ logistics vùng Đông Nam Bộ phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh mới
- Đổi mới và nâng cao chất lượng các trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật ở nước ta, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Liên hợp quốc và những đóng góp của Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay