Agribank dành 30.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất nhà ở xã hội
TCCS - Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án, người mua nhà nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập thấp, Agribank triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ.
Chương trình nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, góp phần tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, đi đôi với kiểm soát rủi ro; tập trung cho an sinh xã hội, tạo cơ hội cho người thu nhập thấp sở hữu nhà ở bảo đảm chất lượng và phù hợp với điều kiện kinh tế.
Đối tượng vay vốn theo chương trình là chủ đầu tư dự án và người mua nhà ở tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố theo quy định.
Chương trình triển khai từ ngày 3-4-2023 đến khi doanh số giải ngân đạt 30.000 tỷ đồng nhưng không quá ngày 31-12-2030. Thời gian ưu đãi lãi suất đối với chủ đầu tư là 3 năm kể từ ngày giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay tại thỏa thuận cho vay ban đầu, đối với người mua nhà là 5 năm.
Lãi suất ưu đãi áp dụng đến hết ngày 30-6-2023 đối với chủ đầu tư là 8,7%/năm và đối với người mua nhà là 8,2%/năm. Kể từ ngày 1-7-2023, định kỳ 6 tháng/lần, Agribank sẽ thông báo lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi triển khai chương trình.
Một điểm đáng chú ý với khách hàng là người mua nhà, ngoài hạn mức vay theo quy định, nếu có tài sản bảo đảm bổ sung, khách hàng được áp dụng mức vay tối đa bằng 85% tổng mức đầu tư của phương án.
Trước đó, bám sát chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã chủ động tiên phong hạ lãi suất huy động để tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp; điều chỉnh giảm lãi suất đối với các khoản vay kinh doanh bất động sản; triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp với quy mô lên đến 100.000 tỷ đồng và 500 triệu USD.
Để được tư vấn thông tin chi tiết về các chương trình tín dụng ưu đãi, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài chăm sóc, hỗ trợ khách hàng của Agribank: 1900558818/024.32053205 hoặc tại các điểm giao dịch của Agribank trên toàn quốc./.
Ánh Tuyết (tổng hợp)
Agribank dành 100 nghìn tỷ đồng và 500 triệu USD ưu đãi lãi suất đối với khách hàng doanh nghiệp  (15/03/2023)
Agribank dành 23,5 tỷ đồng tri ân khách hàng gửi tiền  (01/03/2023)
Agribank khẳng định thương hiệu bằng những giải thưởng uy tín  (01/02/2023)
Agribank dành hơn 90 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp xuân Quý Mão 2023  (30/01/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển