Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trong tình hình mới
TCCS - Tỉnh Quảng Ninh đang trên đà phát triển để trở thành một trong các trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, là cửa ngõ, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với hệ thống cảng biển nước sâu; trọng tâm là các địa phương gồm Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Quảng Yên, Vân Đồn, Cô Tô, Hải Hà gắn với các ngành kinh tế biển; trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với các trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới thông qua đường biển.
Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế biển
Là cửa ngõ thông ra biển của cả vùng đồng bằng sông Hồng - vùng trung du miền núi phía Bắc với hơn 250km bờ biển, rộng trên 6.000 km2 mặt biển, trên 1.000 km2 diện tích hải đảo, Quảng Ninh có hệ thống cảng, bến như: Cái Lân, Cửa Ông, Vạn Gia, Mũi Chùa, khu bến Yên Hưng… có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn, có nhiều tiềm năng khai thác, thuận lợi cho thúc đẩy phát triển ngành vận tải đường biển giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
Quảng Ninh đặc biệt quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Tỉnh đã mở rộng hợp tác với nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, như Công ty SSA Holding International - Việt Nam Inc, Cayman (Hoa Kỳ) liên doanh đầu tư xây dựng và vận hành khai thác cầu tàu số 2,3,4 cảng Cái Lân; Tập đoàn SunGroup đầu tư bến số 1 (bến khách Hòn Gai với mục tiêu kết hợp du thuyền - cảng quốc tế)…
Phát triển kinh tế biển trong tình hình mới
Tỉnh Quảng Ninh vẫn kiên trì thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả vừa bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội ổn định, và phát triển kinh tế biển là một trong những mũi nhọn góp phần phát triển kinh tế chung cho toàn tỉnh.
Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển; đề xuất áp dụng nhiều cơ chế đột phá để thu hút các nguồn lực đầu tư cho hạ tầng. Có thể kể đến như đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, Hạ Long - Vân Đồn, sân bay quốc tế Vân Đồn. Nhờ đó, kinh tế biển ở Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó ngành du lịch và dịch vụ biển đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ. Cũng vì vậy mà tỉnh Quảng Ninh thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược có uy tín, thương hiệu đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ, như Sungroup, Vingrroup, FLC...
Ngành thuỷ sản cũng ghi dấu ấn với sản lượng tăng từ 107.800 tấn năm 2016 tăng lên 144.479 tấn năm 2020. Tỉnh cũng đề ra chính sách chuyển hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác thủy sản; tăng khai thác xa bờ, giảm khai thác gần bờ; tập trung tăng nuôi công nghiệp, thâm canh, siêu thâm canh, nuôi công nghệ cao và giảm nuôi tự nhiên, quảng canh.
Kinh tế hàng hải có sự phát triển, trong đó dịch vụ vận tải, cảng biển và hậu cần cảng biển có bước phát triển mới, với hệ thống cảng biển hiện đại như: Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai, cảng Cửa Ông, cảng Cái Lân, cảng biển Hải Hà... Hình thành, phát triển các khu kinh tế ven biển như: Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Vân Đồn, ven biển Quảng Yên, khu công nghiệp cảng biển Hải Hà...
Quảng Ninh xác định phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; đồng thời, tỉnh Quảng Ninh cũng chú trọng công tác bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển, bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái từ đất liền ra biển. Gắn bảo vệ môi trường biển với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu.
Một số gải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trong tình hình mới
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của toàn tỉnh, làm chậm tốc độ phát triển, nhưng kinh tế biển vẫn được coi là một động lực tăng trưởng mới, là cơ hội để tỉnh Quảng Ninh bứt phá vươn lên. Để có thể nắm bắt được cơ hội này, Quảng Ninh cần phải phát triển kinh tế biển trên quan điểm phải gắn với phát triển bền vững, hội nhập quốc tế, tận dụng được các thành tựu của cuộc Cách mạng lần thứ tư và cần tính đến các yếu tố tác động do dịch COVID-19 mang lại.
Một là, tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và nhân dân của tỉnh Quảng Ninh về vị trí, vai trò của kinh tế biển và vùng ven biển. Cần có nhận thức thống nhất tạo nên sức mạnh tổng hợp trong toàn hệ thống chính trị về phát triển kinh tế biển, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm chủ quyền biển, hải đảo.
Hai là, cần có những chính sách để tập trung thu hút, khuyến khích các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển các ngành kinh tế biển như năng lượng tái tạo, nuôi trồng thuỷ hải sản quy mô công nghiệp, du lịch biển… Việc đầu tư, thu hút đầu tư cũng cần được lựa chọn, tính toán cho phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh Quảng Ninh.
Ba là, cần phải tận dụng các tiến bộ của Cuộc cách mạng lần thứ tư để ứng dụng hiệu quả vào các ngành kinh tế biển nhằm bảo đảm hiệu quả và phát triển bền vững; cần chú trọng xử lý hài hòa các vấn đề giữa phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh. Các công trình dự án phục vụ phát triển kinh tế biển phải thực sự được thực hiện trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Bốn là, tận dụng hội nhập quốc tế sâu rộng để thu hút đầu tư, phát triển các lĩnh vực có trình độ khoa học và công nghệ cao như sản xuất công nghiệp, chế biến thuỷ hải sản, hàng hải…
Có thể thấy rằng, việc đề ra và thực hiện những chính sách, giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững quyết liệt và đồng bộ sẽ tạo điều kiện đưa Quảng Ninh tiến đến phát triển thành một trong các trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, là cửa ngõ, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, góp phần kết nối kinh tế biển của đất nước với khu vực và thế giới./.
Thị xã Quảng Yên tạo đột phá để phát triển kinh tế  (26/11/2021)
Huyện Đầm Hà tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao  (16/11/2021)
Tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển đô thị Quảng Ninh với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030  (15/11/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển