Trung Quốc chi gần 4 tỉ USD chống ô nhiễm môi trường
Ngày 25-3, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, năm nay, nước này dự định chi 27 tỉ NDT (khoảng 3,8 tỉ USD) vào các chương trình nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng, tăng 14,9% so với năm trước.
Ô nhiễm môi trường: vấn đề lớn trong phát triển của Trung Quốc
Từ năm 2006, Chính phủ Trung Quốc nhận thấy nếu không nhanh chóng cải thiện việc bảo vệ môi trường, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả do sau hai thập kỷ phát triển quá nhanh đã làm ô nhiễm không khí, nước và đất. Từ đó, chính phủ Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược ưu tiên bảo vệ môi trường và chất lượng cuộc sống trong chương trình phát triển kinh tế 5 năm tới của Trung Quốc. Bộ Tài chính Trung Quốc cũng nêu rõ rằng năm 2008 là năm quyết định để hoàn thành các mục tiêu về sử dụng năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường trong giai đoạn 2006-2010.
Trung Quốc đặt mục tiêu trong 5 năm, từ 2006-2010, giảm 20% mức tiêu thụ năng lượng cho một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và giảm 10% lượng khí thải độc hại dioxide sulfur so với mức của năm 2005.
Ngoài 27 tỉ cho chương trình giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng, Trung Quốc sẽ dành 14,8 tỉ NDT cho các dự án xây dựng thân thiện với môi trường.
Chính phủ Trung Quốc thừa nhận ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề lớn trong phát triển hiện nay của Trung Quốc và vẫn chưa được giải quyết tốt. Trung Quốc đã hoàn thành hầu hết những mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2000-2005), nhưng những mục tiêu về môi trường vẫn chưa được thực hiện tốt.
Theo tính toán của một số chuyên gia, trong vòng 15 năm tới, Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành một xã hội khá giả - GDP sẽ tăng gấp 4 lần - nhưng nếu vẫn duy trì mức sản xuất và tiêu dùng hiện tại thì ô nhiễm và tiêu thụ năng lượng ở nước này cũng sẽ tăng gấp 4 lần.
Thay đổi từ cấp lãnh đạo
Theo các chuyên gia môi trường, chính sự lơ là trong bảo vệ môi trường những năm trước đã khiến Trung Quốc phải trả giá trong vài năm gần đây. Khi những lo âu về mô hình phát triển kinh tế không bền vững về môi trường ngày càng tăng, Trung Quốc bắt đầu lưu ý đến những cảnh báo của những tổ chức môi trường.
Theo Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, thay vì chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc cần chú ý tới bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường. Đồng thời, Trung Quốc sẽ thi hành chính sách công nghiệp nghiêm ngặt, cấm doanh nghiệp và các dự án kết cấu hạ tầng gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên. Trung Quốc cũng sẽ thi hành các chương trình đặc biệt giải quyết ô nhiễm môi trường, đặc biệt là xử lý từng bước ô nhiễm nước, không khí và đất.
Ngoài ra, Chính phủ sẽ thắt chặt việc thi hành luật và bảo vệ môi trường song song với luật. Những doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng và gây ô nhiễm sẽ bị đóng cửa, doanh nghiệp và các cá nhân gây ô nhiễm nặng nề sẽ bị phạt.
Trong 5 năm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2000 -2005), Trung Quốc đầu tư tổng cộng 600,6 tỉ NDT (khoảng 72,3 tỉ USD) cho phòng chống và kiểm soát ô nhiễm. Vấn đề bảo vệ môi trường và chất lượng cuộc sống sẽ là ưu tiên trong chương trình phát triển kinh tế 5 năm tới của Trung Quốc.
Hiện chính phủ Trung Quốc đã đề ra nguyên tắc chỉ đạo mới, định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp chính sách bảo vệ môi trường trong tương lai.
Theo đó, khả năng bảo vệ môi trường sẽ trở thành một phép đo quan trọng để xác định lãnh đạo các cấp có làm tròn vai trò của mình hay không. Nói cách khác, việc đánh giá lãnh đạo địa phương không chỉ dựa về khả năng phát triển kinh tế mà còn tính đến khả năng bảo vệ môi trường.
Kinh tế quý I: Khó khăn nhưng vẫn tăng trưởng  (04/04/2008)
Kinh tế quý I: Khó khăn nhưng vẫn tăng trưởng  (04/04/2008)
Tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2008 Thành phố Hồ Chí Minh  (04/04/2008)
Tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2008 Thành phố Hồ Chí Minh  (04/04/2008)
Việt Nam tham gia Hội đồng Bảo an độc lập và có trách nhiệm  (04/04/2008)
Hội đàm cấp cao Việt Nam - Ăng-gô-la  (04/04/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên