Kỳ họp thứ 7 Hội đồng Lý luận Trung ương
08:16, ngày 13-03-2013
TCCSĐT - Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, ngày 12-3-2013, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức kỳ họp thứ 7. Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp, Hội đồng Lý luận Trung ương thảo luận về các nội dung: Báo cáo kết quả công tác năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ năm 2013 của Hội đồng Lý luận Trung ương; Góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Phát biểu ý kiến khai mạc, đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị, tại kỳ họp này, đồng thời với việc thảo luận đánh giá công tác năm 2012 của Hội đồng, các thành viên Hội đồng tập trung phát biểu về phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2013, đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó của Hội đồng.
Về góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị: Với chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận Trung ương, các thành viên Hội đồng góp ý vào toàn bộ nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đồng thời tập trung làm rõ luận cứ về lý luận và thực tiễn những vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất, như: Chủ quyền nhân dân trong việc lập hiến; vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức quyền lực nhà nước; quy định sở hữu toàn dân về đất đai; quy định về tổ chức Quốc hội; về bầu cử, về bản chất và nhiệm vụ chính trị của lực lượng vũ trang; về quy trình sửa đổi Hiến pháp và một số vấn đề quan trọng khác.
Đồng chí nhấn mạnh: đây là những vấn đề lớn và khó, đề nghị các thành viên Hội đồng nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, trí tuệ và tâm huyết trong trao đổi, thảo luận đóng góp những ý kiến thiết thực góp phần làm rõ căn cứ lý luận - thực tiễn của các vấn đề trong Dự thảo, khẳng định những vấn đề có tính nguyên tắc trong đường lối, quan điểm của Đảng ta, tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội; góp phần để bản Hiến pháp sửa đổi thật sự là kết tinh ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của nhân dân ta; đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái.
Tại kỳ họp, các thành viên Hội đồng đã tập trung góp ý sâu về những nội dung trong toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhất trí tán thành và phân tích làm rõ luận cứ về những vấn đề lớn, hệ trọng nêu trên trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Phát biểu kết luận kỳ họp, đồng chí Đinh Thế Huynh hoan nghênh các ý kiến thẳng thắn, trách nhiệm và tâm huyết của các thành viên Hội đồng; đề nghị Ban Thư ký khoa học của Hội đồng tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên Hội đồng để báo cáo Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.
Phát biểu ý kiến khai mạc, đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị, tại kỳ họp này, đồng thời với việc thảo luận đánh giá công tác năm 2012 của Hội đồng, các thành viên Hội đồng tập trung phát biểu về phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2013, đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó của Hội đồng.
Về góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị: Với chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận Trung ương, các thành viên Hội đồng góp ý vào toàn bộ nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đồng thời tập trung làm rõ luận cứ về lý luận và thực tiễn những vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất, như: Chủ quyền nhân dân trong việc lập hiến; vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức quyền lực nhà nước; quy định sở hữu toàn dân về đất đai; quy định về tổ chức Quốc hội; về bầu cử, về bản chất và nhiệm vụ chính trị của lực lượng vũ trang; về quy trình sửa đổi Hiến pháp và một số vấn đề quan trọng khác.
Đồng chí nhấn mạnh: đây là những vấn đề lớn và khó, đề nghị các thành viên Hội đồng nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, trí tuệ và tâm huyết trong trao đổi, thảo luận đóng góp những ý kiến thiết thực góp phần làm rõ căn cứ lý luận - thực tiễn của các vấn đề trong Dự thảo, khẳng định những vấn đề có tính nguyên tắc trong đường lối, quan điểm của Đảng ta, tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội; góp phần để bản Hiến pháp sửa đổi thật sự là kết tinh ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của nhân dân ta; đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái.
Tại kỳ họp, các thành viên Hội đồng đã tập trung góp ý sâu về những nội dung trong toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhất trí tán thành và phân tích làm rõ luận cứ về những vấn đề lớn, hệ trọng nêu trên trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Phát biểu kết luận kỳ họp, đồng chí Đinh Thế Huynh hoan nghênh các ý kiến thẳng thắn, trách nhiệm và tâm huyết của các thành viên Hội đồng; đề nghị Ban Thư ký khoa học của Hội đồng tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên Hội đồng để báo cáo Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị cấp cao Tam giác phát triển  (12/03/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào  (12/03/2013)
Đảng Cộng sản Venezuela ủng hộ ông Maduro ứng cử Tổng thống  (12/03/2013)
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (12/03/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên