Quyền thật và quyền ảo
22:08, ngày 06-10-2017
TCCSĐT - Mới đây, trong một lần đến thăm ông bác họ là cán bộ cao cấp trong quân đội đã nghỉ hưu, tôi được chứng kiến nỗi lòng của những “người đồng chí già” về sự lạm quyền của một số cán bộ biến chất, mang nặng chủ nghĩa cá nhân thời nay thông qua câu chuyện giữa bác tôi và ông bí thư chi bộ tổ dân phố nơi gia đình cư trú. Có lẽ, những băn khoăn ấy của hai ông cũng là tiếng lòng chung của nhiều đảng viên với Đảng.
Mở đầu câu chuyện, ông bí thư chi bộ đã hơn 70 tuổi thở dài đánh thượt, thổ lộ rằng, rất buồn vì nhiều cán bộ trẻ làm lãnh đạo thời nay bản lĩnh thì chỉ ở cấp “tiểu học”.
- Bác nói hàn lâm thế thì sao hiểu được. Đã là cán bộ dù to, dù nhỏ cũng có phẩm chất, năng lực, bản lĩnh chính trị tương xứng. Bởi, trước khi đề bạt, bổ nhiệm, tổ chức cân nhắc, đánh giá, thẩm định và thử thách chán. Làm gì có chuyện bản lĩnh chỉ ở cấp “tiểu học” mà được làm lãnh đạo đâu? Bác tôi phản pháo.
- Anh đúng là “ếch ngồi đáy giếng”. Vụ “ông bí thư trẻ” ở Thành ủy Đà Nẵng vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương lôi ra ánh sáng là thế nào? Hay như vụ nguyên Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Công thương chẳng hạn. Đặc biệt, vụ việc ở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nữa. Có phải do bản lĩnh kém nên mới bị ăn “đạn bọc đường” và “ngã ngựa” không? Theo tôi, đấy là những trường hợp “say mồi”, bị đồng tiền làm mờ mắt nên thiếu bản lĩnh, lạm quyền, trở thành có hại cho Đảng, cho dân.
- Vâng, bác nói đúng rồi!
- Chuyện, tôi làm công tác tổ chức cán bộ bao nhiêu năm, kinh nghiệm không ít. Này, tôi trách họ là chính, nhưng cũng phải trách tổ chức Đảng của mình còn kém trong vấn đề kiểm soát quyền lực.
- Vậy yếu ở chỗ nào trong vấn đề kiểm soát quyền lực hả bác?
Ngẫm nghĩ một hồi, ông bí thư chi bộ tổ dân phố lý giải: Đảng ta lấy nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức lãnh đạo cao nhất. Nếu soi vào nguyên tắc này thì ông bí thư dù ở cấp nào đi chăng nữa thì cũng chỉ có cái quyền về tập hợp tổ chức, định hướng vấn đề để cấp ủy, chi bộ quyết định phương án giải quyết. Có nghĩa là, mọi việc dù to, dù nhỏ trong tổ chức đều phải đưa ra tập thể cấp ủy bàn bạc, thống nhất và quyết định. Các cấp ủy viên cần phát huy tốt vai trò và trách nhiệm của mình để kiểm soát quyền lực, các tổ chức cơ sở đảng được thành lập ủy ban kiểm tra.
Dừng lời, ông ví dụ, trong công tác cán bộ chẳng hạn, khi trên có chủ trương cho phép luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ thì tổ chức đảng cấp dưới phải làm theo quy trình. Để bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo nào đó, đúng ra, họ thường đưa ra 2 đến 3 nhân sự có phẩm chất, năng lực, bản lĩnh như nhau để cấp ủy so sánh, đối chiếu, cân nhắc, lựa chọn. Thế nhưng, thường các tổ chức đảng đưa ra những cán bộ có chất lượng không ngang bằng nhau để so sánh, lựa chọn nên mới có hiện tượng con quan trẻ tuổi đã lọt vào các vị trí lãnh đạo mà vẫn đúng quy trình, nhưng chất lượng thì thấp, đặc biệt là bản lĩnh chính trị chỉ ở bậc “tiểu học”.
- Bác phân tích cũng phải, nhưng theo em, cũng vì cái uy giả, cái quyền ảo ấy mà nhiều cấp ủy viên của ta chỉ biết lẳng lặng giơ tay biểu quyết, bằng mặt mà không bằng lòng. Họ sợ gió, sợ mưa, sợ mất miếng cơm manh áo, sợ mất ghế, mất quyền nên không dám đấu tranh thẳng thắn, không dám phân tích điều hơn lẽ thiệt. Tóm lại, họ không làm tròn cái chức ủy viên đã được các đảng viên tin tưởng bỏ phiếu tín nhiệm trong đại hội.
- Chà, trí não của cán bộ cao cấp về hưu đã được huy động rồi đấy. Tôi vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nhưng chỉ mong Đảng ta có cách thức để kiểm soát quyền lực của cán bộ các cấp sao cho kịp thời ngăn chặn những vi phạm, nhất là những hiện tượng lạm quyền trong tổ chức mà thôi. Nói rồi, ông bí thư chi bộ chào ra về để kịp giờ đón cháu. Ông bảo, “nghị quyết” của gia đình đã thông qua, tôi phải đón cháu còn việc tắm, cơm nước là của bà ấy. Dân chủ thế mà vẫn có lúc hai ông bà mất đoàn kết đấy. Tôi sợ bị bà ấy phê bình lắm.
Khi ông bí thư chi bộ đã ra về, ông bác tôi mới phân trần: Làm cán bộ thời nay quả khó hơn ngày xưa nhiều. Khó vì bản lĩnh luôn bị nhiều đối tượng tấn công từ các phía bằng lợi ích vật chất. Nếu không tỉnh táo, không cương quyết sẽ gục ngã. Ông bác tôi kết luận, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng có lẽ cũng từ ấy mà ra./.
- Bác nói hàn lâm thế thì sao hiểu được. Đã là cán bộ dù to, dù nhỏ cũng có phẩm chất, năng lực, bản lĩnh chính trị tương xứng. Bởi, trước khi đề bạt, bổ nhiệm, tổ chức cân nhắc, đánh giá, thẩm định và thử thách chán. Làm gì có chuyện bản lĩnh chỉ ở cấp “tiểu học” mà được làm lãnh đạo đâu? Bác tôi phản pháo.
- Anh đúng là “ếch ngồi đáy giếng”. Vụ “ông bí thư trẻ” ở Thành ủy Đà Nẵng vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương lôi ra ánh sáng là thế nào? Hay như vụ nguyên Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Công thương chẳng hạn. Đặc biệt, vụ việc ở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nữa. Có phải do bản lĩnh kém nên mới bị ăn “đạn bọc đường” và “ngã ngựa” không? Theo tôi, đấy là những trường hợp “say mồi”, bị đồng tiền làm mờ mắt nên thiếu bản lĩnh, lạm quyền, trở thành có hại cho Đảng, cho dân.
- Vâng, bác nói đúng rồi!
- Chuyện, tôi làm công tác tổ chức cán bộ bao nhiêu năm, kinh nghiệm không ít. Này, tôi trách họ là chính, nhưng cũng phải trách tổ chức Đảng của mình còn kém trong vấn đề kiểm soát quyền lực.
- Vậy yếu ở chỗ nào trong vấn đề kiểm soát quyền lực hả bác?
Ngẫm nghĩ một hồi, ông bí thư chi bộ tổ dân phố lý giải: Đảng ta lấy nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức lãnh đạo cao nhất. Nếu soi vào nguyên tắc này thì ông bí thư dù ở cấp nào đi chăng nữa thì cũng chỉ có cái quyền về tập hợp tổ chức, định hướng vấn đề để cấp ủy, chi bộ quyết định phương án giải quyết. Có nghĩa là, mọi việc dù to, dù nhỏ trong tổ chức đều phải đưa ra tập thể cấp ủy bàn bạc, thống nhất và quyết định. Các cấp ủy viên cần phát huy tốt vai trò và trách nhiệm của mình để kiểm soát quyền lực, các tổ chức cơ sở đảng được thành lập ủy ban kiểm tra.
Dừng lời, ông ví dụ, trong công tác cán bộ chẳng hạn, khi trên có chủ trương cho phép luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ thì tổ chức đảng cấp dưới phải làm theo quy trình. Để bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo nào đó, đúng ra, họ thường đưa ra 2 đến 3 nhân sự có phẩm chất, năng lực, bản lĩnh như nhau để cấp ủy so sánh, đối chiếu, cân nhắc, lựa chọn. Thế nhưng, thường các tổ chức đảng đưa ra những cán bộ có chất lượng không ngang bằng nhau để so sánh, lựa chọn nên mới có hiện tượng con quan trẻ tuổi đã lọt vào các vị trí lãnh đạo mà vẫn đúng quy trình, nhưng chất lượng thì thấp, đặc biệt là bản lĩnh chính trị chỉ ở bậc “tiểu học”.
- Bác phân tích cũng phải, nhưng theo em, cũng vì cái uy giả, cái quyền ảo ấy mà nhiều cấp ủy viên của ta chỉ biết lẳng lặng giơ tay biểu quyết, bằng mặt mà không bằng lòng. Họ sợ gió, sợ mưa, sợ mất miếng cơm manh áo, sợ mất ghế, mất quyền nên không dám đấu tranh thẳng thắn, không dám phân tích điều hơn lẽ thiệt. Tóm lại, họ không làm tròn cái chức ủy viên đã được các đảng viên tin tưởng bỏ phiếu tín nhiệm trong đại hội.
- Chà, trí não của cán bộ cao cấp về hưu đã được huy động rồi đấy. Tôi vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nhưng chỉ mong Đảng ta có cách thức để kiểm soát quyền lực của cán bộ các cấp sao cho kịp thời ngăn chặn những vi phạm, nhất là những hiện tượng lạm quyền trong tổ chức mà thôi. Nói rồi, ông bí thư chi bộ chào ra về để kịp giờ đón cháu. Ông bảo, “nghị quyết” của gia đình đã thông qua, tôi phải đón cháu còn việc tắm, cơm nước là của bà ấy. Dân chủ thế mà vẫn có lúc hai ông bà mất đoàn kết đấy. Tôi sợ bị bà ấy phê bình lắm.
Khi ông bí thư chi bộ đã ra về, ông bác tôi mới phân trần: Làm cán bộ thời nay quả khó hơn ngày xưa nhiều. Khó vì bản lĩnh luôn bị nhiều đối tượng tấn công từ các phía bằng lợi ích vật chất. Nếu không tỉnh táo, không cương quyết sẽ gục ngã. Ông bác tôi kết luận, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng có lẽ cũng từ ấy mà ra./.
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Samsung sớm triển khai trung tâm R&D  (06/10/2017)
Thủ tướng nhắc các bộ chấn chỉnh việc kiểm tra chuyên ngành  (06/10/2017)
Thủ tướng quyết định nhân sự 3 đơn vị  (06/10/2017)
Khảo sát các địa điểm tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC 2017  (06/10/2017)
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng  (06/10/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Đoàn Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ-Mác-xít
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên