Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 04 đến ngày 10-4-2016)
00:02, ngày 11-04-2016
TCCSĐT - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được miễn nhiệm chức Thủ tướng Chính phủ; Kiện toàn nhân sự lãnh đạo một số cơ quan của Quốc hội; Quốc hội bầu đồng chí Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Thủ tướng Chính phủ; Tân Phó Chủ tịch nước, Chánh án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhậm chức; Các thành viên mới của Chính phủ; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Chăm lo cho khởi nghiệp, việc làm của thanh niên; Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2016 là những sự kiện nổi bật tuần qua.
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII: Thảo luận về việc phê chuẩn Công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Tiếp tục chương trình làm việc sáng 04-4-2016, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Chủ tịch nước Trần Đại Quang trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh trình bày Báo cáo về việc phê chuẩn Công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng trình bày báo cáo thẩm tra việc phê chuẩn Công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Sau khi báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm định, và nghe Quốc hội thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định Quốc hội nhất trí cho phép cấp thị thực có thời hạn 1 năm cho công dân Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Kiện toàn nhân sự lãnh đạo một số cơ quan của Quốc hội
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, chiều 05-4, Quốc hội tiến hành bỏ phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Tại phiên họp sáng 05-4, Quốc hội đã nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Ngay sau đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Tiếp đó, Quốc hội đã tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả kiểm phiếu như sau:
Đồng chí Hà Ngọc Chiến được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIII với 474 phiếu đồng ý.
Đồng chí Võ Trọng Việt được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XIII với 458 phiếu đồng ý.
Đồng chí Nguyễn Đức Hải được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa XIII với 447 phiếu đồng ý.
Đồng chí Lê Thị Nga được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIII với 414 phiếu đồng ý.
Đồng chí Nguyễn Thúy Anh được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XIII với 334 phiếu đồng ý.
Đồng chí Nguyễn Thanh Hải được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa XIII với 296 phiếu đồng ý.
Đồng chí Hồ Đức Phớc được bầu làm Tổng Kiểm toán Nhà nước với 417 phiếu đồng ý.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được miễn nhiệm chức Thủ tướng Chính phủ
Chiều 6-4, thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 11, các đại biểu Quốc hội khóa XIII đã tiến hành bỏ phiếu kín để miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Buổi chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đọc Tờ trình, giới thiệu đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ vào chức danh Thủ tướng Chính phủ thay đồng chí Nguyễn Tấn Dũng.
Với 430 đại biểu bỏ phiếu tán thành (87,04% tổng số đại biểu Quốc hội) Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với đồng chí Nguyễn Tấn Dũng. Nghị quyết có hiệu lực đến khi Quốc hội bầu được Thủ tướng Chính phủ mới.
Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng năm nay 67 tuổi, quê tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Đồng chí tham gia Ban chấp hành Trung ương Đảng liên tục 6 khóa (từ khóa VI đến khóa XI); Ủy viên Bộ Chính trị 4 khóa: VIII, IX, X, XI; đại biểu Quốc hội 4 khóa X, XI, XII, XIII.
Quốc hội bầu đồng chí Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Thủ tướng Chính phủ
Sáng 07-4, Quốc hội khóa XIII đã bầu đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ giữ chức Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả, có 446 phiếu (chiếm 90,28% tổng số đại biểu Quốc hội) tán thành bầu Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Với tỷ lệ 96,15% đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Nguyễn Xuân Phúc giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội và quốc dân đồng bào, tân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói: “Tôi xin trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào và cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện ra sức phấn đấu, rèn luyện để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.
Phát biểu trước Quốc hội sau lễ tuyên thệ, Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Tôi nguyện nỗ lực hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tất cả vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Là người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành Quốc hội, tôi sẽ cùng các đồng chí thành viên nỗ lực xây dựng Chính phủ vững mạnh, đoàn kết, nhất trí, hiệu lực, hiệu quả, hành động quyết liệt; hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát, hợp tác, ủng hộ của Quốc hội, của Chủ tịch nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và toàn thể nhân dân. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và kết quả đạt được của các Chính phủ tiền nhiệm; nghiêm túc lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của đồng bào cử tri cả nước; ra sức khắc phục hạn chế, yếu kém; nỗ lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế; tập trung cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi; phát huy dân chủ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính nhà nước và trong toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; không ngừng chăm lo đời sống vật chất tinh thần, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an ninh, an toàn cho người dân”.
Tân Phó Chủ tịch nước, Chánh án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhậm chức
Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 11, sáng 8-4, Quốc hội đã tiến hành bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về dự kiến nhân sự bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội. Quốc hội đã biểu quyết thông qua danh sách để bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ngay sau đó, Quốc hội đã bỏ phiếu kín bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Kết quả kiểm phiếu do đồng chí Huỳnh Văn Tí, Trưởng Ban kiểm phiếu công bố cho biết 450 đại biểu tán thành bầu đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội khóa XIII, giữ chức Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chiếm 91,09% tổng số đại biểu Quốc hội.
Với 316 đại biểu tán thành (chiếm 63,97%), đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, được Quốc hội bầu giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Tuyên thệ nhậm chức trước Quốc kỳ thiêng liêng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nói: “Tôi trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước Cờ đỏ Sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào, chiến sỹ và cử tri cả nước, tôi tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không ngừng học tập, rèn luyện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”.
Các thành viên mới của Chính phủ
Ngày 09-4, Quốc hội khóa XIII đã bỏ phiếu phê chuẩn việc bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng; 18 Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Dưới đây là các thành viên mới của Chính phủ vừa được Quốc hội khóa XIII phê chuẩn việc bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội.
* Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, sinh năm 1955; quê quán tỉnh Long An; Thạc sĩ Luật, Cao cấp Lý luận chính trị. Đồng chí Trương Hòa Bình là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII; đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII, XIII.
* Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, sinh năm 1957; quê quán tỉnh Nghệ An; GS.TS; Cao cấp Lý luận chính trị. Đồng chí Vương Đình Huệ là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII; đại biểu Quốc hội khóa XIII.
* Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, sinh năm 1956; quê quán thành phố Hà Nội; Thạc sĩ Kinh tế, Cử nhân lý luận chính trị. Đồng chí Trịnh Đình Dũng là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII; đại biểu Quốc hội khóa XI, XII.
* Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, sinh năm 1954; quê quán tỉnh Hà Nam; là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII; đại biểu Quốc hội khóa XIII.
* Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, sinh năm 1957; quê quán tỉnh Hưng Yên; tốt nghiệp Đại học An ninh, GS.TS Luật; là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII.
* Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân sinh năm 1958; quê quán tỉnh Đồng Tháp; Kỹ sư Cơ khí nông nghiệp, Cử nhân Chính trị; là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII.
* Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long sinh năm 1963 tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; Tiến sĩ Luật, Cao cấp Chính trị; là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII.
* Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sinh năm 1960, quê quán tỉnh Hà Tĩnh; Tiến sĩ, Cao cấp lý luận chính trị; là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII.
* Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh sinh năm 1964, quê quán tỉnh Quảng Ngãi; Tiến sĩ, Cao cấp lý luận chính trị; là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII.
* Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa, sinh năm 1958, quê quán tỉnh Quảng Nam; Thạc sĩ quản trị kinh doanh, Cao cấp lý luận chính trị; là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII.
* Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà sinh năm 1958, quê quán tỉnh Nam Định; Thạc sĩ kinh tế, Cử nhân Chính trị; là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
* Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà sinh năm 1963, quê quán tỉnh Hà Tĩnh; Tiến sĩ, Cao cấp lý luận chính trị; là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII.
* Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn sinh năm 1960, quê quán tỉnh Lâm Đồng; Tiến sĩ Chính trị học, Cử nhân lý luận chính trị; là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII.
* Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, sinh năm 1962, quê quán tỉnh Hà Nam; Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Cử nhân luật, Cử nhân chính trị; là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII.
* Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện sinh năm 1959, quê quán tỉnh Thừa Thiên-Huế; Tiến sĩ, Cử nhân chính trị; là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII; Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII.
* Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh sinh năm 1965, quê quán thành phố Hà Nội; Tiến sĩ, Cao cấp lý luận chính trị; là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII.
* Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sinh năm 1963, quê quán tỉnh Hưng Yên; Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Cao cấp lý luận chính trị; là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII.
* Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, sinh năm 1962, quê quán tỉnh Tuyên Quang; Kỹ sư Nông nghiệp, Cao cấp lý luận chính trị; là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa X; Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII; đại biểu Quốc hội khóa XIII.
* Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, sinh năm 1959, quê quán tỉnh Đồng Tháp; Kỹ sư cơ khí chế tạo máy bay, Cử nhân Chính trị; Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII.
* Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng sinh năm 1959, quê quán tỉnh Hà Nam; Thạc sĩ Kinh tế, Cử nhân Luật, Cao cấp lý luận chính trị; là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII.
* Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng sinh năm 1970; quê quán tỉnh Hà Tĩnh; trình độ Thạc sĩ Chính sách công, Cao cấp lý luận chính trị; là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Chăm lo cho khởi nghiệp, việc làm của thanh niên
Trong ngày 10-4, Thành Đoàn Hà Nội và Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức các sự kiện khơi dậy niềm đam mê, khát vọng làm giàu chính đáng, đưa tinh thần khởi nghiệp đến với thanh niên và giúp thanh niên, sinh viên, học sinh trang bị đầy đủ kiến thức về nghề nghiệp, thị trường lao động để lập thân, lập nghiệp.
Để khơi dậy niềm đam mê, khát vọng làm giàu chính đáng và đưa tinh thần Thủ đô khởi nghiệp đến với thanh niên Hà Nội, sáng 10-4-2016, Thành đoàn Hà Nội đã tổ chức “ Ngày hội Thanh niên Thủ đô khởi nghiệp lần thứ I năm 2016”.
Ngày 10-4, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Ngày hội “Hướng nghiệp, dạy nghề” lần thứ 4 năm 2016 với chủ đề “Vững tay nghề - Sáng tương lai”. Ngày hội nhằm giúp thanh niên, sinh viên, học sinh thành phố trang bị đầy đủ kiến thức về nghề nghiệp, thị trường lao động; đồng thời, qua đó tạo cầu nối giao lưu giữa doanh nghiệp với đoàn viên, thanh niên, giới thiệu việc làm cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề.
Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2016
Du lịch không chỉ liên quan đến phong cảnh, văn hóa mà cần cả hệ thống cơ sở hạ tầng tiện lợi, cùng với quyết tâm xử lý rốt ráo những vướng mắc, tồn tại để tạo thuận lợi, hài lòng nhất cho du khách. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh điều này tại Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2016 với chủ đề “Khám phá đất phương Nam” vào tối 10-4 tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ niềm vui, niềm tự hào với Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Kiên Giang, huyện đảo Phú Quốc, nơi được chọn làm địa điểm phát động Năm Du lịch quốc gia 2016 với chủ đề “Khám phá đất Phương Nam”.
Để khơi dậy niềm đam mê, khát vọng làm giàu chính đáng và đưa tinh thần Thủ đô khởi nghiệp đến với thanh niên Hà Nội, sáng 10-4-2016, Thành đoàn Hà Nội đã tổ chức “ Ngày hội Thanh niên Thủ đô khởi nghiệp lần thứ I năm 2016”.
Ngày 10-4, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Ngày hội “Hướng nghiệp, dạy nghề” lần thứ 4 năm 2016 với chủ đề “Vững tay nghề - Sáng tương lai”. Ngày hội nhằm giúp thanh niên, sinh viên, học sinh thành phố trang bị đầy đủ kiến thức về nghề nghiệp, thị trường lao động; đồng thời, qua đó tạo cầu nối giao lưu giữa doanh nghiệp với đoàn viên, thanh niên, giới thiệu việc làm cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề.
Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2016
Du lịch không chỉ liên quan đến phong cảnh, văn hóa mà cần cả hệ thống cơ sở hạ tầng tiện lợi, cùng với quyết tâm xử lý rốt ráo những vướng mắc, tồn tại để tạo thuận lợi, hài lòng nhất cho du khách. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh điều này tại Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2016 với chủ đề “Khám phá đất phương Nam” vào tối 10-4 tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ niềm vui, niềm tự hào với Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Kiên Giang, huyện đảo Phú Quốc, nơi được chọn làm địa điểm phát động Năm Du lịch quốc gia 2016 với chủ đề “Khám phá đất Phương Nam”.
Các thành viên mới của Chính phủ  (10/04/2016)
Hội nghị Ngoại trưởng G7 khai mạc với quan ngại về vấn đề Biển Đông  (10/04/2016)
Đông đảo người Việt tại Đức biểu tình phản đối Trung Quốc  (10/04/2016)
Người dân Argentina hào hứng với Tuần Văn hóa Việt Nam  (10/04/2016)
"IS đang muốn tiến hành các vụ tấn công nhằm vào Đức"  (10/04/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Đoàn Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ-Mác-xít
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên