Vĩnh Long với công tác giám sát, quản lý đảng viên ở cơ sở
TCCS - Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long xác định: Để giám sát, quản lý tốt đảng viên ở cơ sở, phải kết hợp kiểm tra, giám sát đảng viên với việc thực hiện nhiệm vụ được phân công thì công tác này mới thực sự có ý nghĩa và phát huy hiệu quả.
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long có 172 đảng bộ cơ sở (12 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, 521 tổ chức cơ sở đảng); với tổng số 24.276 đảng viên. Trong gần ba năm qua, Tỉnh ủy Vĩnh Long tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cũng như hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các tổ chức đảng.
Thứ nhất, Tỉnh ủy tổ chức nghiên cứu, quán triệt trong toàn Đảng bộ những điểm mới của Nghị quyết Đại hội X, trước hết là chức năng lãnh đạo của Đảng, chú trọng sự bổ sung chức năng giám sát của các cấp ủy đối với các tổ chức đảng và đảng viên. ủy ban Kiểm tra các cấp, ngoài nhiệm vụ kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng còn có nhiệm vụ giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; nghị quyết của cấp ủy về đạo đức, lối sống của đảng viên theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
Thứ hai, việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đều có chương trình, kế hoạch cụ thể. Tỉnh ủy tổ chức triển khai các hướng dẫn của ủy ban Kiểm tra Trung ương về thực hiện công tác giám sát đối với tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; Quy định số 94 của Bộ Chính trị "Về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm"; tổng kết Chỉ thị số 29 của Bộ Chính trị (khóa VIII) "Về tăng cường công tác kiểm tra của Đảng"; sơ kết công tác giám sát từ Đại hội X của Đảng đến nay; báo cáo hơn 5 năm thực hiện Quy định của Bộ Chính trị "Về những điều đảng viên không được làm", v.v..
Sau khi triển khai quán triệt các nội dung trên, ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch thực hiện: Chương trình kiểm tra số 07 năm 2006 của Ban Bí thư về "Tiếp tục kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí" trên một số lĩnh vực; Chương trình kiểm tra số 37 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên một số lĩnh vực như nhà, đất, mua sắm tài sản...; Chương trình kiểm tra số 67 năm 2008 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực như: thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng, công tác cán bộ, đoàn kết nội bộ, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, v.v.
Thứ ba, sau 3 năm tổ chức thực hiện, kết quả đánh giá chất lượng đảng viên năm 2008, xếp loại ở mức 1 là 14,14%, mức 2 là 79,99%, mức 3 là 5,04%, mức 4 là 0,82%. Số đảng viên bị kỷ luật chỉ chiếm 0,78% tổng số đảng viên. Ủy ban Kiểm tra 3 cấp và tổ chức cơ sở đảng thực hiện giám sát thường xuyên 6.645 đảng viên, 165 tổ chức đảng và giám sát theo chuyên đề 8 tổ chức đảng: Phát hiện và xử lý kỷ luật 414 người (chiếm tỷ lệ 0,017%); giải quyết 150 trường hợp đảng viên và 1 tổ chức đảng bị tố cáo; giải quyết 16 trường hợp đảng viên khiếu nại bị kỷ luật đảng.
Thứ tư, công tác giám sát, quản lý đảng viên thực hiện đúng theo nhiệm vụ đảng viên và nhiệm vụ được giao; đoàn thể chính trị thực hiện đúng vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ vận động, tuyên truyền quần chúng chấp hành chủ trương, đường lối ở địa phương... có bước tiến bộ đáng kể. Kết quả khảo sát cho thấy, toàn tỉnh có 15.963/17.896 đảng viên ở chi bộ khu phố, khóm, ấp được phân công công tác, chiếm 89,19%, trong đó các đảng bộ huyện có số đảng viên được phân công công tác đạt tỷ lệ cao là Vũng Liêm (95,32%), Bình Minh (92,63%).
Tuy nhiên, quá trình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy Vĩnh Long còn có những hạn chế, yếu kém:
Trong quá trình thực hiện, một số tổ chức cơ sở đảng tuyên truyền công tác kiểm tra, giám sát cho cán bộ, đảng viên còn thụ động và chưa thường xuyên, nên việc tham gia giám sát hiệu quả chưa cao.
- Việc giám sát chưa được tiến hành thường xuyên, có lúc, có nơi thực hiện chưa theo quy trình, chưa bảo đảm các nguyên tắc khi tiến hành giám sát do chưa hiểu rõ hết tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát.
- Một số tổ chức cơ sở đảng chưa chủ động xây dựng chương trình giám sát, kiểm tra trong chi bộ, đảng bộ mình, còn trông chờ ỷ lại cấp trên; cán bộ làm công tác kiểm tra còn hạn chế về năng lực và trình độ nghiệp vụ. Do vậy, việc tham mưu giúp cho các cấp ủy về công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện những sai sót để uốn nắn chưa kịp thời, hiệu quả ngăn chặn, phòng ngừa chưa cao.
- Một số cấp ủy và đoàn thể chính trị ở cơ sở thiếu chủ động xây dựng kế hoạch công tác giám sát, quản lý đảng viên. Cụ thể như một số chi bộ không phân công nhiệm vụ cho những đảng viên nghỉ hưu sớm, bộ đội xuất ngũ nhưng còn sức khỏe (nhưng cuối năm vẫn phân tích chất lượng và xếp loại đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ). Điều đó đã làm giảm tính giáo dục và tính chiến đấu đối với đảng viên.
Từ thực tiễn công tác giám sát, quản lý đảng viên và các đoàn thể chính trị ở cơ sở, Tỉnh ủy Vĩnh Long càng nhận thức rõ:
Một là, phải thường xuyên tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp và đảng viên thấy được nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác giám sát, quản lý đảng viên và các đoàn thể chính trị ở cơ sở, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cấp.
Giám sát cán bộ, đảng viên không chỉ ở nơi công tác mà cả ở nơi cư trú; không chỉ bằng tổ chức mà còn bằng dư luận và sự tín nhiệm của nhân dân.
Hai là, cấp ủy và các tổ chức cơ sở đảng chủ động, xây dựng chương trình giám sát đúng quy trình, từ đó giúp cho các cấp ủy đánh giá đúng chất lượng đảng viên và chất lượng hoạt động của tổ chức đảng. Kịp thời biểu dương những tổ chức đảng, đảng viên làm tốt, đồng thời hạn chế, ngăn chặn kịp thời những cán bộ suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống... xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm.
Ba là, kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ, làm công tác kiểm tra, giám sát; nâng cao trình độ cán bộ, làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy trong lãnh đạo công tác giám sát, kiểm tra, nhất là ở cơ sở.
Để thực hiện tốt công tác giám sát, quản lý đảng viên và các đoàn thể chính trị ở cơ sở, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau đây:
Trước hết, tiếp tục tổ chức triển khai, quán triệt và thực hiện tốt Quyết định số 25 của Bộ Chính trị (khóa X) về "Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng"; Nghị quyết số 14 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) và các hướng dẫn của ủy ban Kiểm tra Trung ương về công tác giám sát. Chủ động thực hiện chức năng tham mưu giúp cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo Điều 30 của Điều lệ Đảng và thực hiện Chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư hằng năm trên các lĩnh vực.
Thứ hai, tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban Kiểm tra các cấp về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Hằng năm, xây dựng chương trình, tập trung kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng quy định. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm; tăng cường giám sát theo chuyên đề. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới về thực hiện nhiệm vụ và kiểm tra việc thi hành kỷ luật Đảng; giải quyết đơn, thư tố cáo - khiếu nại đảng viên, tổ chức đảng; kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế đủ số lượng, nâng cao chất lượng thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của ngành và của cấp ủy giao.
Thứ ba, các cấp ủy thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả công tác này. Tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy về kiểm tra, giám sát và hướng dẫn của ủy ban Kiểm tra cấp trên đối với ủy ban Kiểm tra cấp dưới. Phối hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với thanh tra và công tác bảo vệ pháp luật. Bám sát nghị quyết, chương trình, kế hoạch của cấp ủy và ủy ban Kiểm tra cấp trên để xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện có kết quả.
Thứ tư, chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm để tiến hành kiểm kiểm tra ngăn chặn, phòng ngừa. Thực hiện tốt quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc của cán bộ được phân công phụ trách, theo dõi địa bàn để nắm bắt tình hình, đồng thời thực hiện chức năng giám sát thuộc đơn vị mình phụ trách. Thường xuyên kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy ủy ban Kiểm tra 3 cấp; thực hiện công tác quy hoạch, công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra đủ tiêu chuẩn theo quy định của Trung ương./.
Phát huy vai trò của đảng viên ở nông thôn Trung Quốc hiện nay  (16/03/2010)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên họp thứ 29  (16/03/2010)
Thấy gì qua hai chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của tân Tổng thống U-crai-na V.Y-a-nu-cô-vích  (15/03/2010)
Giới thiệu chính sách mới số 197  (15/03/2010)
- Hà Nội đẩy mạnh quản trị đô thị, hướng tới một chính quyền đô thị tự chủ, hiệu quả
- Đẩy mạnh liên kết vùng đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Hà Nội
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Xây dựng đội ngũ công chức ở Nhật Bản và một số hàm ý tham chiếu đối với Thủ đô Hà Nội
- Đoàn Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ-Mác-xít
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên