TCCS - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX là sự kiện chính trị quan trọng của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Bước vào nhiệm kỳ mới, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đoàn kết, nhất trí phấn đấu xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao; một trong những trung tâm thương mại - dịch vụ, giáo dục, đào tạo nhân lực, chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, đáp ứng yêu cầu của thành phố trực thuộc Trung ương; là động lực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước.
Bắc Ninh là mảnh đất giàu văn hoá truyền thống vật thể và phi vật thể, với hệ thống thành quách ở thị xã Bắc Ninh, phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) nổi tiếng thời Lý chống lại các thế lực ngoại bang phương Bắc, hệ thống các đền chùa, miếu mạo ở các vùng Từ Sơn, Bắc Ninh - Thị Cầu, Dâu Keo..., đặc biệt là hát dân ca quan họ nổi tiếng cùng các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc như hội Lim, Đình Bảng. Nơi đây cũng là vùng quê trù phú, kinh tế phát triển, là vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ. Ít nơi nào có nhiều làng nghề nổi tiếng như tỉnh Bắc Ninh: gốm sứ (Phù Lãng, Thổ Hà), gò đúc đồng (Đại Bái), rèn sắt (Đa Hội), chạm khắc (Phù Khê, Kim Thiều), sơn mài (Đình Bảng), cày bừa (Đông Xuất), giấy dó (Đống Cao), tranh điệp (Đông Hồ), dệt lụa (Tam Sơn, Cẩm Giàng)...
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Bắc Ninh đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu chủ yếu đề ra.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và củng cố hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả; triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng Đảng, gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị, về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Phương thức lãnh đạo của Đảng được đổi mới, dân chủ trong Đảng được mở rộng. Sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới; tạo sự đồng thuận và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng, đưa Bắc Ninh trở thành cực tăng trưởng của vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 ước tăng 6,6%/năm. Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, quy mô năm 2020 ước đạt 1.066 nghìn tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2015; thu hút đầu tư nước ngoài xếp thứ 6 toàn quốc, với 1.598 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 19,8 tỷ USD; thương mại, dịch vụ phát triển theo hướng văn minh, hiện đại; nông nghiệp chuyển dịch tích cực sang sản xuất hàng hóa; thu ngân sách năm 2020 ước đạt 27 nghìn tỷ đồng, gấp 1,8 lần năm 2015, đóng góp ngày càng cao cho ngân sách trung ương và bảo đảm cân đối chi ngân sách địa phương. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được triển khai đồng bộ, hiện đại, bộ mặt đô thị - nông thôn có nhiều đổi mới. Tăng cường quản lý tài nguyên, đất đai; tập trung xử lý ô nhiễm môi trường. Phát huy giá trị bản sắc văn hóa Kinh Bắc và phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, trong đó nhiều chỉ tiêu, lĩnh vực nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh còn 1,2% (vượt 1,3% so với mục tiêu Đại hội). Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí có chuyển biến tích cực; đơn thư khiếu kiện vượt cấp, đông người giảm; xây dựng hệ thống chính trị phục vụ; tăng cường cải cách hành chính, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin luôn nằm trong nhóm tốt của cả nước. Vai trò, vị thế tỉnh Bắc Ninh ngày càng được nâng cao và hội nhập quốc tế sâu rộng, thành phố Bắc Ninh được Chính phủ công nhận là đô thị loại I; 100% số xã và các huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỉnh Bắc Ninh được xếp loại đơn vị hành chính loại II và cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng văn minh, hiện đại.
Mặc dù đạt được nhiều thành tích, song tỉnh cũng còn một số tồn tại, hạn chế, như: Việc nắm bắt, định hướng tư tưởng, dư luận xã hội có lúc, có nơi chưa kịp thời; việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ở một số địa phương, đơn vị thực hiện chưa đạt yêu cầu đề ra; ngành dịch vụ chưa tạo được những yếu tố bứt phá, sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn; công tác quản lý đất đai, tài nguyên, đầu tư công, xây dựng cơ bản, tài chính tại một số địa phương còn có mặt bất cập; xử lý ô nhiễm môi trường chậm; chất lượng giáo dục đại trà chưa tương xứng; thiếu lao động chất lượng cao; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng có lúc còn chưa kịp thời; tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một số địa phương còn tiềm ẩn phức tạp...
Tuy nhiên, nhìn chung, những kết quả tỉnh Bắc Ninh đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua là rất quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Điều có ý nghĩa quan trọng là, qua quá trình phát triển, những tiềm năng, lợi thế của địa phương đã lộ diện rõ hơn và bước đầu được phát huy đúng hướng. Vị thế của tỉnh Bắc Ninh trong chiến lược phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước được nâng lên.
Qua quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, vượt qua những khó khăn, hạn chế, đội ngũ cán bộ, đảng viên của tỉnh ngày càng trưởng thành. Nhân dân ngày càng ủng hộ và thêm lòng tin vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh và công cuộc đổi mới, xây dựng, kiến thiết Bắc Ninh trở thành đô thị loại I, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng văn minh, hiện đại. Đây là nền tảng vững chắc để Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh tiếp tục phát huy những giá trị của nền văn hoá Kinh Bắc, mảnh đất sinh thành và nuôi dưỡng các vị tiền bối xuất sắc của Đảng, tăng cường xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh, đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, xây dựng tỉnh Bắc Ninh phát triển bền vững.
Theo tinh thần đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, diễn ra từ ngày 24 đến ngày 26-9-2020, với phương châm: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, xây dựng tỉnh Bắc Ninh phát triển bền vững, cơ bản trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng văn minh, hiện đại”. Đại hội xác định mục tiêu tổng quát là: "Tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, giá trị bản sắc văn hóa Kinh Bắc. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, cơ hội mới; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, cải cách hành chính; tăng cường quản lý phát triển xã hội, tạo chuyển biến trên các lĩnh vực; tiếp tục thu hút, phát triển công nghiệp công nghệ cao, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển đô thị, phát triển toàn diện văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống nhân dân. Giữ vững quốc phòng - an ninh; tăng cường đối ngoại và hội nhập quốc tế, đẩy mạnh liên kết vùng. Phấn đấu xây dựng tỉnh Bắc Ninh phát triển bền vững, cơ bản trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng văn minh, hiện đại".
Đại hội thống nhất cao về “Định hướng phát triển giai đoạn 2020- 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các năm tiếp theo”, phấn đấu xây dựng Bắc Ninh là thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao; một trong những trung tâm thương mại - dịch vụ, giáo dục, đào tạo nhân lực, chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, đáp ứng yêu cầu của thành phố trực thuộc Trung ương; là động lực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước. Đến năm 2045, Bắc Ninh sẽ trở thành thành phố công nghiệp công nghệ cao, thông minh.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá nhiệm kỳ 2020 - 2025:
Một là, tập trung xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Củng cố và tăng cường lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, chính quyền.
Hai là, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất, kinh doanh; phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế, trong đó chú trọng tạo đột phá phát triển thương mại - dịch vụ.
Ba là, quy hoạch và xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội với tầm nhìn dài hạn, gắn công nghiệp hóa với phát triển mở rộng không gian đô thị văn minh, hiện đại, phát huy lợi thế so sánh, tăng cường liên kết vùng, tạo động lực mới với vai trò cực tăng trưởng của vùng Thủ đô. Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, gắn kết đồng bộ giữa thành thị và nông thôn để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.
Bốn là, quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội; phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc và ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Năm là, giữ vững quốc phòng - an ninh, mở rộng hợp tác đối ngoại, tranh thủ các nguồn lực và phát huy sức mạnh toàn dân, tạo sự đồng thuận và môi trường ổn định thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, bền vững.
Ba giải pháp đột phá mà Đảng bộ tỉnh hướng đến là: Thứ nhất, tiếp tục thực hiện chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy vai trò, vị thế và mở rộng kết nối cực tăng trưởng vùng; quyết liệt cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; phát huy lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng; phát triển các thành phần kinh tế, lĩnh vực có thế mạnh. Thứ hai, tập trung xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, thực hiện quy hoạch vùng tỉnh, đẩy nhanh lộ trình nâng cấp các đô thị và quá trình đô thị hóa, tập trung cao khắc phục ô nhiễm môi trường; hỗ trợ hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế số, sản xuất công nghệ cao, thương mại - dịch vụ quy mô lớn; phấn đấu cơ bản đạt các tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ ba, nắm bắt cơ hội cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và phát huy giá trị bản sắc văn hóa Kinh Bắc, nâng cao chất lượng quản lý điều hành phù hợp với quá trình chuyển đổi số, quản trị điện tử, đô thị thông minh…
Bắc Ninh nổi tiếng là vùng quê sớm có phong trào cách mạng, nơi sớm ra đời các tổ chức tiền thân của Đảng, mảnh đất sinh thành và nuôi dưỡng các vị tiền bối xuất sắc của Đảng như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt. Bước vào kỷ nguyên mới, những giá trị của nền văn hoá Kinh Bắc vẫn được giữ gìn và phát huy. Bắc Ninh vẫn luôn xứng danh là miền đất trù phú, kinh tế phát triển, là quê hương của thi ca, mảnh đất mà văn hoá - nghệ thuật phát triển đến đỉnh cao của dân tộc Việt Nam. Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại với nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc nhóm các tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, diện mạo đô thị, nông thôn phát triển; môi trường được quan tâm bảo vệ; hệ thống chính trị được củng cố, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nâng lên rõ rệt.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2015 đánh dấu mốc son quan trọng sau hơn 23 năm tái lập tỉnh. Đây là tiền đề quan trọng để Bắc Ninh tiếp tục cùng cả nước đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được để phấn đấu xây dựng một Bắc Ninh phát triển bền vững, cơ bản trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng văn minh, hiện đại./.
Hà Nội: Để đạt lợi ích kép thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững  (16/09/2020)
Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn làm việc tại tỉnh Bắc Ninh  (02/09/2020)
Tỉnh Bắc Ninh duy trì chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học  (01/09/2020)
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh tiếp Tập đoàn FPT  (01/09/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển