Vấn đề đầu tư và quản lý nguồn tài chính trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Sự nghiệp này liên quan đến trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, nhưng “đứng mũi chịu sào” là Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức, mạng lưới y tế từ trung ương đến các thôn, ấp, xóm, bản.
Đứng trước những diễn biến mới và yêu cầu ngày càng cao của công tác đặc biệt hệ trọng này, gần đây, Bộ Y tế đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo chuyên sâu, tìm các biện pháp để tăng nguồn đầu tư và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Theo số liệu của Bộ Y tế, năm 2002 ngân sách của Nhà nước chi cho lĩnh vực y tế là 6.336 tỉ đồng (tương đương 4,4% tổng chi ngân sách”; năm 2005 đã lên đến 15.100 tỉ đồng và năm 2008 dự kiến đạt 24.423 tỉ đồng (tương ứng 5,9% và 6,1% tổng chi ngân sách). Như vậy, so với GDP, mức chi cho lĩnh vực y tế liên tục tăng: năm 2002, bằng 1,55% GDP; năm 2005 là 2,46% và năm 2008 dự kiến đạt 3,07% GDP. Nếu tính gộp cả nguồn thu từ viện phí (do người dân phải trực tiếp chi trả), thì tổng số tiền mà ngành Y tế đã quản lý, sử dụng trong những năm qua còn lớn hơn nữa.
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia và dư luận chung của xã hội, thì công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của ngành Y tế chưa tương xứng với nguồn tài chính khổng lồ của Nhà nước và của người dân đã bỏ ra. Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là đối với những người bệnh phải nằm viện, nhìn chung còn thấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ y tế - nhất là y tế tuyến cơ sở chưa được chú trọng; đầu tư còn dàn trải, tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn vốn đầu tư còn diễn ra khá phổ biến và kéo dài… Lãnh đạo Bộ Y tế cũng thừa nhận những vấn đề nổi cộm nói trên, song vẫn có ý cho rằng nguồn lực đầu tư tài chính cho ngành Y tế còn chưa đáp ứng yêu cầu.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế đã đề nghị nâng mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc lên gấp đôi so với hiện nay (từ mức 3% lên 6% tiền lương, tiền công hoặc mức lương tối thiểu chung) và cũng áp dụng mức đóng góp này đối với bảo hiểm y tế tự nguyện, thay vì đóng bằng số tiền cố định như hiện nay (80.000 đồng/người/năm). Bộ Y tế còn đề nghị mở rộng số đối tượng phải đóng bảo hiểm y tế bắt buộc lên 24 nhóm, trong đó có cả sinh viên, thân nhân của người lao động, xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể… với mục tiêu là “tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân năm 2012”.
Tại một số diễn đàn, nhiều nhà khoa học còn rất băn khoăn với những đề nghị và các giải pháp nói trên của Bộ Y tế. Một số người cho rằng ngay cả mục tiêu “tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2012” cũng rất cần phải xem xét, cân nhắc thật sự nghiêm túc, bởi lẽ nhiều nước có trình độ và thực lực kinh tế cao hơn Việt Nam cũng chưa dám đặt ra. Một vấn đề khác cũng thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học và của dư luận xã hội nói chung là: nếu tăng viện phí và tăng mức đóng bảo hiểm y tế, và thậm chí tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân thì công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tốt lên hơn hay không? Thực tế hiện nay, theo báo cáo của Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, giá thuốc mà Quỹ bảo hiểm y tế phải thanh toán cho một số bệnh viện cao hơn giá bên ngoài, trong khi lẽ ra bảo hiểm y tế mua nhiều để điều trị trong các bệnh viện phải được hưởng giá thấp; chi phí Quỹ bảo hiểm y tế dành cho khám chữa bệnh ngoại trú chiếm hơn 50% tổng chi của Quỹ…
Ngay từ năm 2006, Quỹ bảo hiểm y tế đã “thâm thủng” hơn 1.000 tỉ đồng cho đối tượng bảo hiểm y tế tự nguyện. Tăng mức đóng bảo hiểm y tế chỉ có thể giải quyết được vấn đề tránh gây vỡ Quỹ bảo hiểm y tế, nhưng vấn đề mấu chốt nhất là liệu có nâng được chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân?
Cần phải nghiên cứu thật sự nghiêm túc mô hình tổ chức hệ thống y tế hiện có của nước ta, trong đó những mắt xích quan trọng nhất là bộ máy và phương thức quản lý nhà nước, việc tạo nguồn đầu tư, quản lý và sử dụng nguồn đầu tư cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của nhân dân./.
Tầm cao mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam với Áo, Na Uy và Hy lạp  (12/06/2008)
Tầm cao mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam với Áo, Na Uy và Hy lạp  (12/06/2008)
Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp chống sa mạc hóa  (12/06/2008)
Hơn 9.200 tỉ đồng hỗ trợ dân phải di cư  (12/06/2008)
Liệu có sớm ổn định từ bước tiến mới?  (12/06/2008)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên