Gần 26 ngàn tỉ đồng đầu tư đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Bình quân hàng năm sẽ đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu laođộng nông thôn (LĐNT), trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã.
Đây là mục tiêu của Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" vừa được Thủ tướng chính phủ phê duyệt (Quyết định số 1956/QĐ-TTg). Tổng kinh phí thực hiện Đề án vào khoảng 25.980 tỉ đồng.
Đối tượng của Đề án là LĐNT trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất canh tác... Cán bộ chuyên trách tại xã có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và 2020 cũng là đối tượng của Đề án nói trên.
3 giai đoạn, 5 giải pháp cho một Đề án
Đề án được chia làm 3 giai đoạn thực hiện. Giai đoạn đầu từ năm 2009 đến năm 2010, tiếp tục dạy nghề cho khoảng 800.000 LĐNT và thí điểm các mô hình dạy nghề cho LĐNT với khoảng 18.000 người. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề theo các mô hình này tối thiểu đạt 80%.
Giai đoạn 2011-2015, tiếp tục đào tạo nghề cho khoảng 5,2 triệu LĐNT và đào tạo, bồi dưỡng công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã. Đề án sẽ đào tạo nghề cho 6 triệu LĐNT vào giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề ở giai đoạn này tối thiểu đạt 80%.
Để Đề án có thể sớm thực hiện trong thực tế, có 5 giải pháp chính được đưa ra: Nâng cao nhận thức về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo; phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý; phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án ở các cấp hằng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.
Hỗ trợ chi phí học nghề cho LĐNT
LĐNT thuộc đối tượng của Đề án được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học. Ngoài ra còn được hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/ngày/thực học/người; tiền đi lại tối đa mức 200.000 đồng/người/khóa đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
LĐNT thuộc diện có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ mức tối đa là 2,5 triệu đồng/người/khóa học. Tương tự như vậy, LĐNT làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay học nghề.
Cần lưu ý là mỗi LĐNT chỉ được hỗ trợ học nghề 1 lần theo chính sách. Riêng những người học nghề theo chính sách này mà mất việc do nguyên nhân khách quan thì được xem xét hỗ trợ học nghề chuyển đổi nhưng không quá 3 lần.
Đối với giảng viên, giáo viên dạy nghề, nếu thường xuyên xuống thực địa giảng dạy trên 15 ngày trong tháng sẽ được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung.
Nâng cấp các cơ sở dạy nghề tại các huyện nghèo
Theo như Đề án, 61 huyện nghèo sẽ được đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề cho trung tâm dạy nghề. Trong đó, 30 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30 đến 50% mới thành lập trung tâm dạy nghề từ năm 2009 sẽ có mức đầu tư tối đa 12,5 tỉ/trung tâm.
74 huyện miền núi, biên giới, hải đảo mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ đầu tư xưởng thực hành, ký túc xá, ô tô bán tải, thuyền máy... có mức đầu tư tối đa là 9 tỉ đồng/trung tâm. Mức hỗ trợ 5 tỉ đồng/trung tâm dành cho 116 huyện đồng bằng mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009. Các trung tâm dạy nghề công lập huyện được đầu tư giai đoạn 2006-2009 nhưng chưa đáp ứng yêu cầu được hỗ trợ 3 tỉ đồng/trung tâm và 100 trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề được hỗ trợ 1 tỉ đồng/trung tâm.
Đào tạo nghề phải tính đến yếu tố đặc thù của địa phương
Hiện nay, LĐNT qua đào tạo nghề đến nay mới đạt 18,7%, còn rất thấp so với bình quân chung của cả nước là 25%; LĐNT qua đào tạo nghề có sự chênh lệch lớn giữa các vùng kinh tế (vùng Đồng bằng sông Hồng là 19,4%, vùng đồng bằng sông Cửu Long là 17,9%; trong khi đó vùng Tây Bắc chỉ có 8,3%). Chính vì vậy, vào tháng 5 vừa qua, trong buổi giao ban trực tuyến lấy ý kiến lãnh đạo 51 tỉnh, thành phố về Đề án đào tạo nghề cho LĐNT, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo: “Đào tạo nghề cho LĐNT phải nghiên cứu kỹ vấn đề vùng, miền”.
Theo Phó Thủ tướng, Đề án này đã chuyển đổi hình thức đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu, do đó sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức, suy nghĩ của người học. Yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của Đề án chính là làm sao người học phải được tư vấn nghề, được thông tin nghề nào ở địa phương đang có nhu cầu, tránh tình trạng học xong mà không có việc làm./.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1-12-2009  (01/12/2009)
Lực kéo tăng trưởng kinh tế thế giới chuyển hướng  (01/12/2009)
Đảng bộ Công an Trung ương quán triệt và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (01/12/2009)
Chung quanh Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Thế giới  (01/12/2009)
Công tác phòng, chống AIDS đạt những thành quả tích cực  (01/12/2009)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay