Đoạn tuyệt khúc buồn về “bệnh thành tích” trong giáo dục
TCCSĐT - “231” là con số biết nói khi mấy ngày gần đây cộng đồng dậy sóng. Các ban, ngành vào cuộc, trò nhập viện, cô bị đình chỉ dạy và đang đôn đáo cầu mong phụ huynh bãi nại. “Học trò hư” chưa vội kết luận, nhưng cái sai của cô giáo đã quá rõ ràng. Khi sự hiểu biết về luật pháp hạn chế, phương pháp sư phạm thiếu tính đúng đắn và nhân văn cùng với áp lực chạy đua với thành tích của nhà trường đã dẫn đến một hiện thực đáng buồn trong ngành giáo dục.
Khi “chất lượng là danh dự của nhà trường” được đề cao, thì chắc hẳn tiêu chí đặt ra sẽ là những điểm số, những giải thưởng mà cô và trò cần đạt được. Sự chạy đua của mỗi thầy, cô giáo sẽ cuốn theo học sinh phải đạt cho được những chỉ tiêu chăm, ngoan kịp với chỉ tiêu của trường, của ngành và thậm chí của cả hệ thống giáo dục. Khẩu hiệu “không có học sinh yếu kém, chỉ có học sinh chưa tích cực” đặt ra vấn đề: giỏi hay dốt chẳng lẽ phụ thuộc ở trò? Vai trò của thầy cô, nhà trường ở đâu ngoài việc đưa học sinh vào một “guồng” đua, em nào vi phạm, không theo kịp thì phạt?
Vì thế không ít nơi chỉ lấy những con số để báo cáo, thống kê, xếp vị thứ vô hình đã đẩy cả nền giáo dục chạy đua với thành tích. Sợ hơn thua về thứ bậc giữa khối này với khối khác, trường này với trường khác… như một cuộc rượt đuổi marathon không có hồi kết. Và hậu quả trút lên người học và những người trực tiếp đứng trên bục giảng.
Học sinh yếu, kém không làm bài tập, thường xuyên vắng học, ngồi trong lớp hay nói chuyện… sẽ dẫn đến những giờ B, C, D trong buổi học. Chỉ cần trong tuần có mấy bạn điểm kém, giáo viên nhận xét không mấy hài lòng thì lớp đó cùng với giáo viên chủ nhiệm sẽ bị nêu tên trong tiết chào cờ, sinh hoạt tổ, họp hội đồng… Chán nản, mệt mỏi và bất mãn là trạng thái chung của hầu hết giáo viên chủ nhiệm khi tuần nào, tháng nào lớp cũng bị xếp từ dưới lên.
Làm thế nào để khơi vực ý thức của trò? Liên lạc với phụ huynh chỉ mang tính nhắc nhở từ xa, khuyên răn thì cũng chỉ được ngày mai, ngày kia rồi đâu sẽ lại vào đấy. Trong khi đó, vị thứ của lớp như một nỗi ám ảnh vô hình thúc ép thầy cô chủ nhiệm phải nghĩ ra những biện pháp có tính uy hiếp răn đe. Lấy nước giặt dẻ lau để học trò súc miệng khi nói tục, nói chuyện thì lấy thước bỏ ngang miệng cho đỡ ồn ào, cả lớp có quyền tát vào miệng bạn nào khi không nói những lời hay ý đẹp… Nhiều biện pháp được giáo viên đặt ra, áp dụng. Cứ ngỡ rằng các em sẽ ngoan, lớp sẽ chuyển biến, nào ngờ... Dù mọi lời ngụy biện xuất phát từ cái tâm của người dạy muốn để các em nên người, nhưng được đâu chưa thấy, chỉ thấy sự mất mát quá nhiều. Một học sinh không đến được lớp vì phải nhập viện điều trị tâm lý, những bạn khác cũng xốn xang theo khi những người xung quanh hỏi han có ý thăm dò. Cô chủ nhiệm, thầy bộ môn thì bận viết bản tường trình, kiểm điểm. Xã hội sẽ bất an khi các bậc cha mẹ đau đáu lo liệu con mình một sớm một chiều có rơi vào tình trạng tương tự hay không. Trong khi đó, đã là giai đoạn cuối học kỳ, lại chuẩn bị thi, lại thấp thỏm đợi chờ kết quả “vượt vũ môn” của các lớp.
Sự nhốn nháo không đáng có nhưng lại ngày càng phổ biến khi tần số những vụ bạo lực học đường ngày càng tăng. Vì đâu? Vì để các cháu thật sự chăm hơn, ngoan hơn, giỏi hơn hay là “lớp mình phải thuộc top đầu của khối”? Có nghĩa là phải có một thành tích cụ thể nào đó thuộc về tập thể chung chung!
Chất lượng bộ môn, chấm điểm thi đua đang thật sự là vấn đề “sống còn”, nếu như giáo viên không hoàn thành các chỉ tiêu đầu năm. Vất vả nhất vẫn là giáo viên chủ nhiệm. Giờ dạy của thày chủ nhiệm khó mà thăng hoa khi vào lớp thấy một hai em vắng học, ba bốn em điểm kém vì tội không học bài. Cuối kỳ, chất lượng hai mặt của học sinh khiến giáo viên “nóng mặt” phải ngó trước dòm sau, xin điểm cho học sinh lớp mình lên khá hay thoát thi lại. Dù muốn hay không, đó cũng là nhiệm vụ “bất khả thi” người cầm phấn không thể không làm để bản thân và tổ bộ môn hoàn thành kế hoạch. Học bạ đẹp như mơ làm yên lòng lãnh đạo, phụ huynh hí hửng và học sinh cũng hân hoan. Chỉ có một sự thật hiển nhiên không lên tiếng, đó là “điểm cao nhưng chưa hẳn đã học giỏi”.
“Ở lại lớp mới khó, chứ lên lớp khó gì”, học sinh yếu đã truyền tai nhau vì “tụi này có học gì đâu mà thầy cô cũng cho đủ điểm”. Bởi lẽ, khi đưa ra hội đồng thi đua, sức học và đạo đức học sinh sẽ được nhà trường “cân” sao cho “hợp lý” để tỷ lệ lên lớp gần như tuyệt đối bao gồm thi lại và rèn luyện hè. Trước sau gì cũng để học trò qua, thầy cô chép miệng “thôi thì”.
Tâm lý “lo sợ” và hay phải “nghĩ hộ” cho nhà trường, học sinh đang tạo nên một hệ lụy là ý thức lơ là và thiếu tính mục đích cho người học. “Học chỉ để thi” chứ không phải “học để biết”, “học để chung sống” và “học để tồn tại”, tất yếu sẽ dẫn tới sự dối trá, đối phó để qua được “các cửa ải” kiểm tra một cách dễ dàng.
Rèn giũa - nhìn bề ngoài có vẻ nghiêm khắc là thế nhưng chất lượng được bao nhiêu khi học sinh lớp 3 đọc chưa thạo, lớp 6 chưa nhớ hết bảng cửu chương và lên lớp 10 vẫn chưa viết đúng mẫu đơn xin phép. Thi đua mang tính thời vụ, đối phó chỉ mang lại áp lực và khoảng cách giữa thày cô với trò, giữa những người đứng trên bục giảng với nhau. Thày cô vì ức chế mà đánh, chửi trò; đồng nghiệp với nhau lại nhăm nhe “con gà tức nhau tiếng gáy”.
Đến bao giờ trường học mới lấy dạy người trước khi dạy chữ, lấy tình thương lên trên kỷ cương, lấy trách nhiệm lương tâm cao hơn vị thứ huyễn hoặc không đáng có? Làm sao học trò hứng thú ngồi nghe thầy cô giảng để thẩm thấu những giá trị nhân văn? Để trò nào học yếu có thể học tốt hơn khi có thầy cô, bạn bè và cha mẹ chung tay giúp đỡ? Để mỗi ngày đến trường, cô - trò có những niềm vui hơn là trách phạt và đối phó lẫn nhau? Đó là khi việc dạy và học phải đi vào thực chất!
Tâm huyết của thầy cô chắc hẳn luôn sẵn có. Dũng cảm và đồng lòng để tận hiến cho một nền giáo dục: “Dạy cho ra dạy, học cho ra học” liệu có quá xa xôi? Một khi động lực của việc học là để có nhân cách và tri thức, việc dạy là để truyền cảm hứng và khơi dậy ngọn lửa tâm hồn thì chắc hẳn giáo dục nước nhà sẽ khởi sắc trong một tương lai không xa. Hà cớ gì cứ phải trông chờ những vị thứ để vội mừng với một niềm vui không có thật!
Tổ chức trọng thể Lễ tang đồng chí Nguyễn Văn Trân  (14/12/2018)
Mối quan hệ và sự chuyển hóa giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống  (14/12/2018)
Thủ tướng tiếp các Đại sứ Trung Quốc, Đan Mạch  (13/12/2018)
Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng  (13/12/2018)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên