Ngày vui chung của hai dân tộc Việt Nam - Cam-pu-chia
Đã ba mươi năm trôi qua kể từ ngày 7-1-1979, đối với dân tộc Cam-pu-chia, ngày 7-1 được ghi nhớ là ngày nhân dân Cam-pu-chia được hồi sinh để mở đầu công cuộc tái thiết đất nước. Ngày 7-1 cũng là ngày tượng trưng cho quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc Việt Nam- Cam-pu-chia,là điều kiện quan trọng để hai quốc gia phát triển hướng tới tương lai.
Khép lại một quá khứ...
Cả thế giới đều biết đến cái tên Pôn Pốt hay Sarlot Sar kẻ cầm đầu nhà nước Cam-pu-chia dân chủ. Chế độ này tuy chỉ tồn tại 3 năm 8 tháng và 20 ngày nhưng nó đã gây ra tội ác cho nhân dân Cam-pu-chia cực kỳ tàn khốc với gần 3 triệu người chết và một đất nước kiệt quệ.
Không chỉ gây tội ác với nhân dân Cam-pu-chia, bè lũ Pôn Pốt ngang nhiên tấn công lãnh thổ Việt Nam giết hại hàng chục nghìn người dân Việt Nam. Chúng tuyên bố “cần hy sinh 2 triệu người Khmer để giết hết 60 người Việt Nam”. Bọn diệt chủng Pôn Pốt gây ra hàng loạt tội ác tại nhiều nơi ở hầu hết các tỉnh biên giới như ở Ba Chúc (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang), Tân Biên (Tây Ninh)…
Theo thống kê của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, gần 3 triệu người đã bị giết, bị chết do đói, rét, bệnh tật, kiệt sức do lao động khổ sai… Gần 6000 trường học, 700 bệnh viện và cơ sở y tế, gần 2000 ngôi chùa, hơn 100 nhà thờ bị phá hủy hoặc biến thành nơi giam giữ những nạn nhân của chế độ diệt chủng Pôn Pốt mà nổi tiếng trong số đó là nhà tù S21 hay Tuôl Sleng.
Trong thời kỳ đen tối này của lịch sử, đất nước Cam-pu-chia không có luật pháp, không tòa án, không thành thị, không trường học, không bệnh viện, không tiền… chỉ có xác người ở khắp nơi. Cả đất nước Cam-pu-chia là công trường lao động khổ sai kiêm trại tập trung khổng lồ.
Sau ba mươi năm từ con số không, đất nước Cam-pu-chia, nhân dân Cam-pu-chia đã đứng dậy xây dựng lại đất nước phát triển như ngày nay. Đất nước Cam-pu-chia ngày nay là một quốc gia hòa bình, ổn định, kinh tế phát triển nhanh chóng, uy tín, vị thế trong khu vực và thế giới không ngừng được nâng cao. Trong những năm qua, Cam-pu-chia luôn đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP gần 10%, năm 2005 đạt hơn 13%. Cam-pu-chia bắt đầu trở thành nước xuất khẩu gạo và có dự trữ ngoại tệ khoảng 1,7 tỉ USD.
... để đón nhận một tương lai..
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 11-2008, Thủ tướng Hun Xen đã phát biểu “không có ngày 7-1-1979 thì không có đất nước Cam-pu-chia ngày nay. Ngày 7-1-1979 là ngày chiến thắng chung, ngày vui chung của hai dân tộc Cam-pu-chia- Việt Nam. Tại Hà Nội, trong không khí thân mật tại Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Giải phóng Cam-pu-chia 7-1-1979 -- 7-1-2009, ngài Văn Phon, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Cam-pu-chia tại Việt Nam đã chân thành phát biểu “Ngày 7-1 đã mang lại sự sống lần thứ hai cho đất nước và nhân dân Cam-pu-chia và tất cả chúng tôi luôn ghi nhớ, biết ơn điều đó. Toàn thể nhân dân Cam-pu-chia đã ghi sâu vào trong tim và trong tâm trí của mình về sự biết ơn to lớn ngày 7-1 và mỗi người dân phải có nghĩa vụ đền ơn đất nước và nhân dân để xứng đánh với cuộc đời của mình”.
Đại sứ nhấn mạnh “thắng lợi ngày 7-1 không thể không nhắc đến sự giúp đỡ kịp thời, sự hy sinh xương máu của quân tình nguyện, nhân dân Việt Nam đã cứu giúp nhân dân Cam-pu-chia cho đến khi có sức mạnh đứng dậy chống lại bọn Khmer Đỏ, không để chúng quay lại lãnh thổ Cam-pu-chia một lần nữa”. Đại sứ cảm ơn Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và đặc biệt là các gia đình Việt Nam đã hy sinh những người con đã chiến đấu cho sự hồi sinh của đất nước Cam-pu-chia. Các thế hệ mai sau của nhân dân Cam-pu-chia sẽ ghi sâu tinh thần của ngày Giải phóng 7-1.
... một ngày lịch sử
Ngài Luon Kim Khuon, Tổng Lãnh sự Vương quốc Cam-pu-chia tại Thành phố Hồ Chí Minh xúc động cho bày tỏ “Cam-pu-chia biết ơn sâu sắc nhân dân Việt Nam vì những hy sinh to lớn giúp Cam-pu-chia thoát khỏi nạn diệt chủng, giành lại sự sống cho nhân dân, làm hồi sinh Vương quốc Cam-pu-chia. Công ơn này luôn khắc ghi trong lịch sử Cam-pu-chia”. Ông khẳng định: “Vẫn còn những phần tử muốn xuyên tạc ý nghĩa thật sự của ngày giải phóng 7-1, nhưng chúng không thể đảo ngược ngày lịch sử này. Ý nghĩa lớn lao của nó vẫn trong tim của hàng triệu người dân Cam-pu-chia, những nhân chứng sống trực tiếp về chế độ Pôn Pốt. Những chiến sĩ, cán bộ hy sinh vì sự nghiệp cứu quốc và nghĩa vụ quốc tế cao cả sẽ luôn được kính cẩn tôn vinh và tưởng nhớ mãi mãi”.
Đối với hai dân tộc anh em, ngày giải phóng 7-1-1979 có vai trò quan trọng mở ra bước ngoặt lịch sử. Đối với dân tộc Cam-pu-chia là ngày nhân dân Cam-pu-chia được hồi sinh để mở đầu công cuộc tái thiết đất nước. Đây cũng là ngày tượng trưng cho quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc Việt Nam- Cam-pu-chia. Ba mươi năm đã qua, lịch sử đã để lại nhiều bài học nhưng tình hữu nghị truyền thống giữa hai đất nước, hai dân tộc sẽ là điều kiện quan trọng để hai quốc gia phát triển hướng tới tương lai./.
Vì đâu oan gia ngõ hẹp?  (07/01/2009)
Năm 2008: Lượng kiều hối gửi về nước đạt 8 tỉ USD  (07/01/2009)
Thái độ của cộng đồng quốc tế đối với cuộc chiến hiện nay ở Dải Ga-da  (07/01/2009)
Cuộc xung đột I-xra-en-Pa-lét-xtin: Tình hình gần đây  (07/01/2009)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay