Ngày 7-1-1979, một ngày đẹp nhất về tình hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia
Ngày 7-1-1979, cách đây 30 năm, lá cờ đỏ năm tháp vàng của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia đã phấp phới bay ở Thủ đô Phnôm Pênh. Ðó là ngày sụp đổ của chế độ diệt chủng Pôn Pốt, mở đầu cho cuộc hồi sinh dân tộc ở Cam-pu-chia.
Nguy cơ bị diệt chủng ở Cam-pu-chia là hậu quả của chế độ thống trị độc tài tàn bạo của một nhóm trí thức, đại biểu là Pôn Pốt. Pôn Pốt cho rằng, Hít-le với sự thống trị độc tài, đã tạo được sức mạnh to lớn, uy hiếp nhiều nước châu Âu, nhưng bị thất bại vì theo chủ nghĩa tư bản. Còn y độc tài để tạo ra sức mạnh, để xây dựng chủ nghĩa cộng sản, nên sẽ thành công.
Ðể thực hiện sự thống trị độc tài, y đã xây dựng cái gọi là "Ðảng cộng sản" với bí danh là Ăng-ka, nhiều người còn gọi là Khmer Ðỏ. Ăng-ka được tổ chức theo kiểu quân đội, đảng viên đều cầm súng. Pôn Pốt là Tổng bí thư kiêm Tổng tư lệnh.
Ngày 17-4-1975, quân Ăng-ka tiến vào Thủ đô Phnôm Pênh, bốn ngày sau khi Ðại sứ Mỹ ở Cam-pu-chia là G.Gân-thơ-đin cùng với quyền Tổng thống Cam-pu-chia là tướng Sau Khăm Khôi đã dùng máy bay lên thẳng chạy ra nước ngoài. Chúng bỏ chạy vào lúc chính phủ Mỹ đã tỏ ra bất lực trước sức tiến công của quân dân ba nước Ðông Dương, đặc biệt là sau chiến dịch Tây Nguyên, quân đội Việt Nam đại thắng... Thế nhưng, việc chiếm Thủ đô Phnôm Pênh, được Pôn Pốt quy công cho lực lượng Ăng-ka và tự cho mình là vị lãnh tụ anh minh tài giỏi. Từ đó, y tự cho mình có thể xây dựng ở Cam-pu-chia một xã hội cộng sản rất đặc biệt, trên thế giới chưa từng có. Theo y, xã hội cộng sản đặc biệt ở Cam-pu-chia phải được xây dựng từ phát triển nông nghiệp bằng cách đuổi hết dân các đô thị về nông thôn, buộc toàn dân, kể cả sư sãi, trí thức đều phải tham gia đội quân lao động tập thể trong các công xã do Ăng-ka chỉ huy bằng mệnh lệnh quân sự. Ai chống đối sẽ bị giết. Ðể xây dựng xã hội mới, phải "phá sạch cơ sở địch cài lại", chúng bắt buộc dân phải đổi vùng cư trú. Ðể làm cho nước Cam-pu-chia phải là của người Khmer thuần túy, chúng cho Ăng-ka xua đuổi, giết hại những ai không phải người Khmer. Càng xuống cấp dưới, sai lầm càng mở rộng, người bị Ăng-ka giết ngày càng nhiều, hậu quả đi đến nguy cơ bị diệt chủng.
Ðối với Việt Nam, ngay sau ngày 17-4-1975, qua đài phát thanh, chúng lớn tiếng vu khống Việt Nam âm mưu lập "Liên bang Ðông Dương" để thôn tính Cam-pu-chia. Từ đó, ngoài việc xua đuổi và giết hại Việt kiều, ngày 10-5-1975, Pôn Pốt đã đem quân đổ bộ lên đảo Thổ Chu giết và bắt đi hàng trăm dân thường ta. Chúng còn tăng cường tiến công khiêu khích liên tục. Ngày 30-4-1977, Pôn Pốt đã huy động 13 sư đoàn quân chủ lực để đánh phá nước ta theo dọc biên giới. Ðánh vào nơi nào, chúng giết sạch, phá sạch, cướp sạch. Cuối năm 1978, chúng huy động 19 trong tổng số 23 sư đoàn chủ lực đánh vào vùng Bến Sỏi, mở đầu việc đánh chiếm tỉnh Tây Ninh hòng hỗ trợ cho lực lượng phản cách mạng nổi dậy lật đổ chính quyền mới ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhưng chúng đã tính lầm. Ba sư đoàn tinh nhuệ của chúng đã bị quân ta tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn. Bọn phản động hí hửng ngóc đầu dậy ở Thành phố Hồ Chí Minh đã bị tóm gọn.
Những tháng cuối năm 1978, hàng nghìn người dân và cán bộ, quân lính Khmer Ðỏ rời khỏi hàng ngũ quân đội Pôn Pốt, chạy qua Việt Nam lánh nạn. Họ cho chúng ta biết thảm cảnh của nhân dân Cam-pu-chia dưới ách thống trị của Ăng-ka.
Ngày 2-12-1978, qua Thông tấn xã Cam-pu-chia và Ðài Phát thanh Tiếng nói nhân dân Cam-pu-chia, chúng ta biết được Mặt trận dân tộc cứu nước Cam-pu-chia đã được thành lập, đã công bố chương trình 10 điểm, trong đó có lời kêu cứu thống thiết. Trên tinh thần giúp bạn, ngày 25-12-1978 chúng ta đã cùng bạn mở đầu một cuộc phản công. Quân ta tiến đến đâu, nhân dân Cam-pu-chia vui mừng tiếp sức đến đó. Chỉ qua 12 ngày đêm, đến ngày 7-1-1979, quân ta tiến vào Phnôm Pênh. Toàn bộ lực lượng Ăng-ka bỏ chạy, bộ máy thống trị diệt chủng của Pôn Pốt bị sụp đổ, cờ của Mặt trận dân tộc cứu nước Cam-pu-chia phấp phới tung bay khắp nơi ở Thủ đô.
Ðể bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được và xây dựng lại đất nước, ngoài quân tình nguyện, bạn yêu cầu Việt Nam cử chuyên gia qua giúp. Qua 10 năm giúp bạn, cứ mỗi bước đất nước bạn hồi sinh là một đợt quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam ta rút về nước.
Ðến ngày 27-9-1989, toàn bộ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã rút khỏi Cam-pu-chia vào lúc nhân dân Cam-pu-chia chẳng những thoát khỏi hiểm họa bị diệt chủng, mà đất nước Cam-pu-chia thật sự đã được hồi sinh.
Mười năm, kể từ năm 1979 đến 1989, chúng ta tự hào về quân tình nguyện và chuyên gia ta đã sẵn sàng gánh vác khi có nghĩa vụ quốc tế cần phải gánh vác, dù phải chịu nhiều khó khăn gian khổ, hy sinh. Thuận lợi nhường cho bạn, khó khăn nguy hiểm giành về mình, cùng với bạn xây dựng từ không đến có, với tinh thần quốc tế cao cả, với tình nghĩa anh em trong sáng thủy chung.
Ngày 7-1-1989, trong buổi gặp gỡ chuyên gia Việt Nam chuẩn bị về nước, Chủ tịch nước Cam-pu-chia Heng Xom Rin nói: "Tổ quốc và nhân dân Cam-pu-chia đã khắc sâu vào trái tim mình, lịch sử đất nước Cam-pu-chia sẽ mãi mãi khắc bằng chữ vàng công ơn to lớn của các đồng chí chuyên gia, cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi nghĩa vụ quốc tế cao cả trên đất nước Cam-pu-chia".
Trong lịch sử về mối quan hệ hữu nghị anh em giữa Việt Nam và Cam-pu-chia, ngày 7-1-1979, ngày mở đầu cho thắng lợi to lớn qua 10 năm, vừa giúp bạn vừa tự cứu mình, rõ ràng là một ngày đẹp nhất./.
Nhập khẩu năm 2009 sẽ không tăng đột biến  (06/01/2009)
Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh  (05/01/2009)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 29-12-2008 đến 4-1-2009)  (05/01/2009)
Khai mạc Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X  (05/01/2009)
Thành phố Hồ Chí Minh: Đổi mới giáo dục - yêu cầu cấp bách  (05/01/2009)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay