Ấn Độ nỗ lực cạnh tranh chỗ đứng của Trung Quốc ở Lục địa đen
Theo kế hoạch, Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-châu Phi phải diễn ra từ tháng 12-2014, nhưng do dịch bệnh Ebola bùng lên tại châu Phi, cuộc họp đã được lùi thời hạn, và sẽ diễn ra trong các ngày 26 đến 29-10.
Với hơn 40 nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ đã nhận lời mời đến dự, hội nghị này sẽ là cuộc tập hợp đông đảo lãnh đạo nước ngoài nhất tại Ấn Độ từ năm 1983 đến nay. Hội nghị là dịp để Ấn Độ cho thấy quyết tâm phát triển mạnh hơn nữa quan hệ với châu Phi.
Đối với Ấn Độ, châu Phi có một tầm quan trọng rất lớn vì có thể là nguồn cung ứng nguyên liệu và nhiên liệu mà nền kinh tế Nam Á này rất cần, tương tự như trong trường hợp của Trung Quốc. Ấn Độ phải nhập khẩu đến 80% lượng dầu sử dụng, và đang nhắm đến Nigeria và Angola để giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Trung Đông. Ấn Độ cũng nhập khẩu từ châu Phi các loại khoáng sản, kim loại, đá quý và hóa chất.
Vấn đề là tại châu Phi, Ấn Độ đã bị lép vế hẳn so với Trung Quốc. Vào năm 2014, trao đổi thương mại Trung Quốc-châu Phi lên đến 200 tỷ USD, tức là cao hơn cả GDP của 30 quốc gia nhỏ nhất châu Phi gộp lại. Trong khi đó, thương mại giữa Ấn Độ và châu Phi chỉ ở mức 70 tỷ USD. Tuy nhiên, trao đổi thương mại giữa Ấn Độ với châu Phi đang trong chiều hướng tăng lên rõ rệt, với thương mại song phương vào năm 2000 chỉ có 3 tỷ USD nhưng đến năm 2014 đã lên 70 tỷ USD.
Trong hàng thập niên qua, Trung Quốc đã tăng cường tài trợ cho rất nhiều công trình ở châu Phi như sân vận động, bệnh viện, đường cao tốc, để đổi lấy các hợp đồng cung ứng nguyên liệu. Trong khi đó, Ấn Độ vì không có năng lực tài chính dồi dào như Trung Quốc nên đã nhấn mạnh trên vấn đề chia sẻ kiến thức và công nghệ, cũng như tăng viện trợ phát triển lên 5,4 tỷ USD.
Chiến lược của Ấn Độ cũng là dựa trên các nhà đầu tư tư nhân cỡ nhỏ, chứ không đi theo hướng của Trung Quốc, đầu tư ồ ạt với sự hậu thuẫn của Nhà nước vào các công trình quy mô trong lĩnh vực khai thác mỏ hay công nghệ chế biến./.
Xây dựng hệ giá trị văn hóa Việt Nam (25/10/2015)
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
- Giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, phát huy giá trị lịch sử của chiến thắng 30-4-1975 để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam