Nam Định: Giải pháp phát triển trục đô thị động lực theo quy hoạch tỉnh
TCCS - Quy hoạch tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29-12-2023 xác định: Phát triển hệ thống đô thị theo hướng hình thành các vùng đô thị lớn, nhằm tăng trưởng dân số dịch vụ và việc làm, định hướng dịch cư; làm đầu kéo phục vụ cho phát triển công nghiệp và dịch vụ trong tỉnh; hạn chế sự phát triển phân tán, tự phát, thiếu kiểm soát; ưu tiên phát triển trước hệ thống các trung tâm đô thị, thu hút đầu tư xã hội và tạo điểm tựa cho các khu dân cư và chức năng khác phát triển theo. Yêu cầu gắn kết không gian phát triển đô thị với không gian phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở liên kết, hỗ trợ giữa mạng lưới đô thị với các khu, điểm kinh tế và điểm dân cư nông thôn.
Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh; thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu) là đô thị loại IV và 15 đô thị loại V. Trong các đô thị loại V có 9 thị trấn huyện lỵ (Lâm, Nam Giang, Ngô Đồng, Yên Định, Gôi, Liễu Đề, Xuân Trường, Mỹ Lộc, Cổ Lễ) và 6 thị trấn ở trung tâm thị tứ tiểu vùng (Quỹ Nhất, Cát Thành, Ninh Cường, Rạng Đông, Quất Lâm, Cồn). Các đô thị đã góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển các vùng phụ cận của các địa phương cũng như trên toàn tỉnh. Việc lấy các đô thị làm trụ cột, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế là chủ trương đã được tỉnh tập trung thực hiện từ nhiều năm nay.
Để thực hiện được các mục tiêu phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh thành 4 trục đô thị động lực chủ đạo theo quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt, quan điểm phát triển các trục đô thị của tỉnh phải phù hợp với định hướng của hệ thống đô thị quốc gia, phù hợp với cấu trúc chiến lược tổng thể kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; phát triển có trọng điểm, với định hướng hình thành các đô thị lớn; phát triển đô thị bền vững thông minh, đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu. Trên quan điểm đó, mục tiêu là sắp xếp lại hệ thống đô thị, tập trung phát triển các đô thị lớn, gắn kết với phát triển của từng vùng; có tính chất, chức năng, bản sắc nổi bật; bền vững; hoàn chỉnh mạng lưới đô thị có kết cấu hạ tầng dịch vụ đồng bộ, hiện đại, hoàn chỉnh; làm cơ sở để lập chương trình phát triển, đề án đánh giá phân loại, nâng loại đô thị, thành lập cấp hành chính đô thị. Phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có 21 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 32,2%; tập trung nguồn lực phát triển 4 khu vực đô thị lớn, gồm: thành phố Nam Định mở rộng, Cao Bồ, Rạng Đông, Giao Thủy. Giai đoạn 2026 - 2030 hệ thống đô thị sẽ được nâng cấp phát triển theo chiều sâu; toàn tỉnh có 26 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 45 - 50%. Trong đó thành phố Nam Định có vai trò là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật, y tế, thương mại tài chính và vùng kinh tế động lực của tỉnh; là trung tâm kinh tế, là đầu mối giao lưu lớn của vùng Nam đồng bằng sông Hồng; là đô thị có giá trị về văn hóa, lịch sử nổi trội, vai trò đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an ninh; là trung tâm đô thị động lực chủ đạo (cực phát triển trung tâm) đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Để thực hiện được vai trò đô thị trung tâm tỉnh lỵ, trong thời gian tới, thành phố Nam Định sẽ được mở rộng địa giới hành chính với toàn bộ diện tích huyện Mỹ Lộc; định hướng phát triển lan tỏa từ đô thị trung tâm hiện hữu sang phía Tây và Tây Bắc phát triển đô thị tổng hợp, phía Nam và Đông Nam phát triển đô thị dịch vụ thương mại mới, kinh tế nông nghiệp, du lịch sinh thái. Đô thị Thịnh Long - Rạng Đông có tính chất là huyện lỵ, trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo; trung tâm du lịch dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của tỉnh và vùng, là một trong ba trung tâm đô thị động lực chủ đạo của tỉnh (cực đối trọng), là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh và là đô thị công nghiệp, dịch vụ gắn với kinh tế và sinh thái biển. Trên cơ sở đó, phấn đấu đến năm 2025 các thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu) và Rạng Đông (Nghĩa Hưng) tiếp tục được nâng cấp, mở rộng theo quy hoạch chung đô thị được phê duyệt; hình thành đô thị Rạng Đông - Thịnh Long trên cơ sở 2 thị trấn Thịnh Long và Rạng Đông, mở rộng ra địa bàn các xã Hải Châu, Hải Hòa (Hải Hậu) và xã Nam Điền, Nghĩa Lợi, Phúc Thắng, Nghĩa Bình (Nghĩa Hưng) là đô thị loại IV; trong giai đoạn 2026-2030 hình thành đô thị loại III Rạng Đông - Thịnh Long.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt nhóm giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển các khu chức năng, đô thị, nông thôn. Trong đó, xác định phát triển đô thị thông minh là trọng tâm để phát triển toàn diện, bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị ở các khu vực trung tâm, ở các trục giao thông mới; đồng thời, việc chỉnh trang đô thị ở các khu vực ngoại vi phải gắn kết hài hòa với quy hoạch các đô thị vùng trung tâm và quy hoạch xây dựng nông thôn mới... Sở Xây dựng sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai thực hiện lập quy hoạch chung, điều chỉnh quy hoạch, chương trình phát triển đô thị, đề án phân loại đô thị… trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, công nhận. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, huy động mọi nguồn lực để thực hiện các dự án ưu tiên trong chương trình phát triển đô thị (các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, thương mại - dịch vụ, khu vui chơi giải trí…). Đầu tư nâng cấp kết cấu, chất lượng hạ tầng đô thị bảo đảm yêu cầu phát triển dân số và kinh tế - xã hội khu vực đô thị; phát triển hệ thống đô thị theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý, quản trị đô thị để thu hút người dân sinh sống tại các đô thị, hướng tới hình thành các mô hình “đô thị đáng sống” để trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới./.
Quá trình già hóa dân số và những tác động đến sự phát triển bền vững hiện nay - Những gợi mở chính sách cho Việt Nam  (05/07/2024)
Chính sách công nghiệp xanh hướng tới sự phát triển bền vững ở Việt Nam  (09/04/2024)
Bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển, thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững kinh tế biển  (20/03/2024)
- Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và những yêu cầu lịch sử
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị ở Trung ương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm