Thành ủy Hà Nội quyết tâm lãnh đạo xây dựng hệ thống y tế Thủ đô tiên tiến hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe và đời sống nhân dân
TCCS - Sau gần 30 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNTW, ngày 14-1-1993 của Hội nghị Trung ương 4 khoá VII, về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 6-1-2012 của Bộ Chính trị khóa XI, về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân Thủ đô đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển Thủ đô và đất nước.
Trong giai đoạn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; đã triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm, phát triển và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Hệ thống chính sách, pháp luật ngày càng được hoàn thiện. Mạng lưới cơ sở y tế phát triển rộng khắp. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao. Đội ngũ thầy thuốc và cán bộ, nhân viên y tế phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân ngày càng tăng. Chính sách tài chính, y tế có nhiều đổi mới; diện bao phủ bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng. Tỷ lệ chi tiền túi của hộ gia đình cho khám, chữa bệnh giảm nhanh. Ứng dụng công nghệ thông tin từng bước được đẩy mạnh; phát triển và ứng dụng nhiều kỹ thuật chuyên sâu, hiện đại trong chẩn đoán, điều trị, trong đó nhiều kỹ thuật ngang tầm với các bệnh viện hàng đầu khu vực. Thành phố thích ứng linh hoạt, an toàn và kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19.
Các bệnh viện, cơ sở y tế của thành phố, cấp huyện và cấp xã được đầu tư nâng cấp. Thành phố đã đầu tư nâng cấp các bệnh viện, cơ sở y tế (Ung bướu Hà Nội, Da liễu, Phụ sản, Tâm thần Mỹ Đức, các bệnh viện đa khoa Đức Giang, Đống Đa, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Nhàn, Xanh Pôn, Gia Lâm). Trên địa bàn thành phố hiện có 82 bệnh viện do Hà Nội quản lý (tăng 27 cơ sở so với năm 2010); thành phố cũng đang trực tiếp quản lý 41 bệnh viện trực thuộc, có 1 Trung tâm Kỹ thuật cao và tiêu hóa Hà Nội thuộc Bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn. Mạng lưới y tế công cộng, dự phòng, phục vụ công tác dịch tễ, chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh được hình thành gồm: 1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và 579 trạm y tế xã, phường thuộc 30 Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã (trong đó, đã có 82,73% trạm y tế thực hiện theo nguyên lý y học gia đình). Đạo đức, phong cách, thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế được chú trọng, nâng cao. Nhiều tấm gương y, bác sĩ tận tuỵ chăm sóc, cứu chữa người bệnh được xã hội trân trọng, ghi nhận. Tích cực triển khai mô hình Trạm Y tế theo nguyên lý y học gia đình và lập hồ sơ sức khỏe điện tử. Công tác quản lý y, dược, y tế dự phòng tiếp tục được tăng cường và từng bước đổi mới.
Y tế dự phòng được tăng cường, đã ngăn chặn được các bệnh dịch nguy hiểm, không để xảy ra dịch lớn. Công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là đại dịch COVID-19 được thực hiện quyết liệt, hiệu quả; tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 96%; thực hiện tốt các chương trình, mô hình điểm về an toàn thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố có kiểm soát. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em có bước tiến bộ rõ rệt; tỷ lệ sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh đạt trên 85%. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ, như môi trường, thực phẩm, rèn luyện thân thể, đời sống tinh thần… được quan tâm hơn. Năng lực và chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, tiếp cận được hầu hết các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Lĩnh vực dược, thiết bị y tế có bước tiến bộ. Mô hình kết hợp quân - dân y được đẩy mạnh, phát huy hiệu quả, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Các chỉ số sức khoẻ, tuổi thọ bình quân được cải thiện. Tuổi thọ trung bình của người dân Hà Nội đạt 75,5 tuổi, cao hơn mức chung của cả nước 1,8 tuổi, tăng 0,6 tuổi so với năm 2009.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống y tế của thành phố trong những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Chất lượng khám, chữa bệnh chưa đồng đều ở các tuyến; chưa giải quyết hiệu quả tình trạng quá tải ở một số bệnh viện và chuyên khoa tại các bệnh viện tuyến. Công tác y tế dự phòng, nhất là ở cơ sở còn yếu và chưa thực sự bền vững. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở còn thiếu thốn, nhiều nơi đã xuống cấp. Nhân lực y tế còn thiếu và yếu, tỷ lệ y, bác sỹ trên số dân còn thấp, đặc biệt đối với các trạm y tế cấp xã, có nơi trên 60.000 dân cũng chỉ có tối đa 10 cán bộ y tế…
Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Chất lượng môi trường sống, làm việc, chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể, văn hoá tinh thần... ở nhiều nơi chưa được chú trọng, bảo đảm. Nhiều hành vi, thói quen ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ chưa được khắc phục căn bản.
Hệ thống tổ chức y tế còn thiếu ổn định, hoạt động chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là y tế dự phòng, y tế cơ sở và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Chất lượng dịch vụ, nhất là ở tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu. Tình trạng quá tải ở một số bệnh viện tuyến trên chậm được khắc phục. Thái độ phục vụ thiếu chuẩn mực của một bộ phận cán bộ y tế, một số vụ việc, sự cố y khoa gây phản cảm, bức xúc trong xã hội. Lợi thế của y, dược cổ truyền, dược liệu dân tộc chưa được phát huy tốt.
Quản lý nhà nước về y tế tư nhân, cung ứng thuốc, thiết bị y tế còn nhiều yếu kém. Công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế. Công nghiệp dược, thiết bị y tế phát triển chậm. Đổi mới cơ chế hoạt động, quản lý trong các cơ sở y tế công lập còn lúng túng. Đào tạo, sử dụng, cơ cấu, chế độ đãi ngộ cán bộ y tế còn nhiều bất cập.
Chất lượng khám, chữa bệnh chưa đồng đều ở các tuyến. Số giường bệnh/vạn dân còn thấp; chưa giải quyết hiệu quả tình trạng quá tải ở một số chuyên khoa tại các bệnh viện tuyến thành phố. Công tác y tế dự phòng, nhất là ở cơ sở chưa thực sự bền vững, còn để xảy ra một số ổ dịch lớn, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống y tế thành phố, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở còn rất lạc hậu, thiếu thốn, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Nhân lực y tế còn thiếu, tỷ lệ y bác sỹ của Thủ đô trên số dân còn thấp, đặc biệt đối với các trạm y tế cấp xã. Các quy định về bảo hiểm y tế, chế độ chi trả khám chữa bệnh, định mức kinh phí còn bất cập, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội. Cơ chế quản lý, hoạt động các cơ sở y tế còn chưa phù hợp, chưa phát huy tính tự chủ, trách nhiệm. Một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương còn lúng túng, bị động trong ứng phó với dịch bệnh, sự cố môi trường, tạo dư luận xã hội chưa tốt.
Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực đầu tư dành cho hệ thống dịch vụ xã hội còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Chênh lệch mức sống giữa nông thôn - thành thị chậm cải thiện, thu nhập khu vực thành thị cao gấp 1,97 lần khu vực nông thôn. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng chưa thực sự bền vững. Vẫn còn xảy ra một số vụ bạo lực gia đình, bạo hành, xâm hại trẻ em gây bức xúc xã hội, tỷ lệ tái nghiện còn cao, mô hình hỗ trợ sau cai nghiện chưa thực sự hiệu quả. Việc huy động nguồn lực xã hội cho công tác an sinh xã hội còn hạn chế, chủ yếu bằng nguồn ngân sách. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác xã hội chưa phát triển, việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ chưa đúng mức. Các cơ sở trợ giúp xã hội chưa phát triển mạnh, việc khuyến khích đầu tư, huy động nguồn lực đầu tư trong lĩnh vực an sinh xã hội còn khiêm tốn.
Chế độ đãi ngộ, thu nhập của lực lượng y tế nói chung, đặc biệt là y tế dự phòng, y tế cơ sở còn thấp dẫn đến việc khó tuyển dụng, thu hút nhân lực vào làm việc. Các quy định về bảo hiểm y tế, chế độ chi trả khám bệnh, chữa định mức kinh phí còn bất cập, không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Cơ chế quản lý, hoạt động các cơ sở y tế còn chưa phù hợp, chưa phát huy tính tự chủ, trách nhiệm, phát huy tốt nguồn nhân lực của ngành y tế…
Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị - tầm nhìn mới, tư duy mới để phát triển hệ thống y tế Thủ đô
Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5-5-2022, của Bộ Chính trị, về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, tập trung phát triển một số lĩnh vực tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; năng lực hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, hệ thống bác sĩ gia đình, bảo đảm chăm sóc toàn diện sức khoẻ nhân dân. Huy động các nguồn lực xã hội xây dựng mạng lưới cơ sở khám, chữa bệnh chất lượng cao, hiện đại; cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ y, dược của tư nhân và đầu tư nước ngoài; gắn phát triển du lịch với chăm sóc sức khoẻ. Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao phủ toàn dân, mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tối đa các dịch vụ xã hội thiết yếu. Thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, phấn đấu không còn hộ nghèo theo chuẩn của Thủ đô, nâng cao phúc lợi xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn. Thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ; giải quyết hiệu quả các tệ nạn xã hội.
Xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, đến năm 2030 ngang bằng và có khả năng cạnh tranh với các nước tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực tiếp cận các nước phát triển trên thế giới. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động y tế; hình thành hệ thống khám chữa bệnh theo mô hình liên kết giữa các bệnh viện, trung tâm chuyên khoa thành phố với các trung tâm y tế quận, huyện, y tế tư nhân. Nâng cao khả năng dự báo, giám sát, phát hiện, năng lực ứng phó, khống chế dịch bệnh. Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và y đức của đội ngũ cán bộ y tế; nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến. Cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô, trong đó ưu tiên hoàn thành sớm 4 bệnh viện đa khoa lớn tại các cửa ngõ của Thủ đô.
Nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở góp phần xây dựng hệ thống y tế Thủ đô ngày càng phát triển, hiện đại, hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện, nâng cao sức khỏe nhân dân, đồng thời gắn với phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe. Quy định các biện pháp ưu đãi về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp và các biện pháp khác để tăng cường xã hội hóa y tế, huy động các nguồn lực xã hội xây dựng mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh chất lượng cao, hiện đại; các cơ sở nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ y tế, dược phẩm và trang thiết bị y tế. Thủ đô được quy định các chính sách đặc thù để phát triển hệ thống y tế cơ sở và dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân thực hành theo nguyên lý y học gia đình; quy định chế độ đãi ngộ, cơ chế tài chính, quy định về khám chữa bệnh và cơ chế chi trả bảo hiểm y tế phù hợp nhằm duy trì đội ngũ cán bộ y tế làm việc tại các trạm y tế cơ sở của Thủ đô thực hành nguyên lý y học gia đình để chăm sóc sức khỏe cộng đồng; quy định về cơ chế tài chính, dịch vụ khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế phù hợp để khuyến khích phát triển đội ngũ bác sỹ làm việc cho cơ sở y tế tư nhân thực hiện nguyên lý y học gia đình liên thông, kết nối và bổ trợ với hệ thống y tế hiện hành; quy định cơ chế đặc thù về bổ nhiệm chức danh lãnh đạo quản lý đối với người lao động không phải là viên chức tại các đơn vị tự chủ tài chính để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Thủ đô được quy định chính sách phát triển nhân lực y tế dự phòng ngoài những quy định hiện hành để thực hiện hiệu quả công tác cảnh báo, giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, chủ động triển khai các biện pháp chống dịch và kiểm soát phòng chống bệnh không lây nhiễm.
- Phát triển y tế phổ cập, mô hình bác sĩ gia đình gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Năm 2025, hoàn thành xây dựng, thực hiện quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân, 100% người dân Thủ đô được khám sức khỏe định kỳ hằng năm.
Cần phải có chính sách đặc thù cho Hà Nội
Hà Nội đề xuất chính sách nhằm nâng cao năng lực, xây dựng hệ thống y tế Thủ đô ngày càng phát triển, hiện đại, hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn hiện, nâng cao sức khỏe nhân dân. Bảo đảm an sinh xã hội toàn diện, bền vững, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, giảm chênh lệch mức sống giữa khu vực đô thị và nông thôn, giảm nghèo bền vững tiến tới phát triển bền vững.
Xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, tập trung phát triển một số lĩnh vực tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; năng lực hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, hệ thống bác sĩ gia đình, bảo đảm chăm sóc toàn diện sức khoẻ nhân dân. Huy động các nguồn lực xã hội xây dựng mạng lưới cơ sở khám, chữa bệnh chất lượng cao, hiện đại; cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ y, dược của tư nhân và đầu tư nước ngoài; gắn phát triển du lịch với chăm sóc sức khoẻ.
Nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở; quy định các biện pháp ưu đãi; chế độ đãi ngộ, cơ chế tài chính, quy định về khám chữa bệnh và cơ chế chi trả bảo hiểm y tế phù hợp nhằm duy trì đội ngũ cán bộ y tế làm việc tại các trạm y tế cơ sở của Thủ đô; quy định cơ chế đặc thù về bổ nhiệm chức danh lãnh đạo quản lý đối với người lao động không phải là viên chức tại các đơn vị tự chủ tài chính để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; chính sách số hoá về quản lý y tế.
Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao phủ toàn dân, mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tối đa các dịch vụ xã hội thiết yếu. Thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, phấn đấu không còn hộ nghèo theo chuẩn của Thủ đô, nâng cao phúc lợi xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn. Thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ; giải quyết hiệu quả các tệ nạn xã hội./.
Xây dựng và phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"  (26/11/2022)
Đảng bộ thành phố Hà Nội: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng, góp phần xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh  (25/11/2022)
Hà Nội đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật then chốt  (20/11/2022)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm