Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 15 đến 21-4-2019)
21:59, ngày 24-04-2019
TCCSĐT - Tại Diễn đàn Trung Quốc - Arab về Cải cách và Phát triển lần thứ 2 diễn ra tại Thượng Hải ngày 16-4, 17 nước Arab đã ký các văn kiện hợp tác với Trung Quốc về Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Cho tới nay, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược cũng như quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 12 nước Arab.
Điều chỉnh xây hạ tầng kỹ thuật trong khu đô thị mới Thủ Thiêm
Liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa chấp thuận việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam trong khu đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng-chuyển giao).
Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp sở ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương thẩm định, trình duyệt điều chỉnh bổ sung xây dựng 4 cầu, công trình nạo vét rạch, đào hồ trung tâm và các kênh mới.
Liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa chấp thuận việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam trong khu đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng-chuyển giao).
Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp sở ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương thẩm định, trình duyệt điều chỉnh bổ sung xây dựng 4 cầu, công trình nạo vét rạch, đào hồ trung tâm và các kênh mới.
Sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý khu Thủ Thiêm và các sở, ngành, đơn vị liên quan rà soát, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố cân đối lại nguồn vốn đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại 3 lô đất thuộc khu 38,4ha phường Bình Khánh, Quận 2 để chuẩn bị quỹ nền đất bố trí tái định cư, Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương giao Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh làm chủ đầu tư và tự bỏ chi phí để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (lô đất 7-5, 7-9 và G-9) mà không yêu cầu thành phố hoàn trả chi phí đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo kết nối đồng bộ khu dân cư 38,4ha phường Bình Khánh, quận 2.
Đối với lô đất ký hiệu 7-1 thuộc khu chức năng số 7 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ủy ban Nhân dân thành phố chấp thuận sử dụng ngân sách để đầu tư xây dựng 2 cầu trên tuyến đường N2 và đường N4 nhằm nâng cao giá trị sử dụng lô đất khi tổ chức đấu giá.Chi phí đầu tư xây dựng 2 cầu sẽ được phân bổ vào giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá khởi điểm để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
Giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện công tác thẩm định giá đất và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất lô đất ký hiệu 7-1 với mục tiêu xây dựng dự án khách sạn nghỉ dưỡng đô thị đạt chuẩn 5 sao.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân thành phố cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tham mưu, trình đề xuất Ủy ban Nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở đối với dự án khu phức hợp Sóng Việt thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm do Công ty cổ phần Quốc Lộc Phát làm chủ đầu tư.
Năm 2020, nông nghiệp sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo
Ngày 21-4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Tọa đàm “Gắn kết cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp trình độ cao”.
Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam dự báo đến năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành này sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Không những vậy, lao động nông nghiệp Việt Nam đang ở độ tuổi cao và thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao.
Trong khi đó, thực tế một số ngành nông nghiệp chưa thực sự thu hút được người học, tuyển sinh gặp khó khăn. Việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để phát triển nền nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu cấp bách và là thách thức lớn nhất đối với các cơ sở đào tạo nông nghiệp.
Việt Nam tuy có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp nhưng đa số nguồn nhân lực trong nông nghiệp (với tỷ trọng khoảng 46%) chưa đáp ứng được yêu cầu của việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định, việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ kiến thức và kỹ năng, phẩm chất và thái độ đáp ứng các yêu cầu và đòi hỏi của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nền nông nghiệp thông minh có vai trò quan trọng, mang tính quyết định đến sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo nguồn nhân lực nông-lâm-ngư nghiệp cần xây dựng kế hoạch đào tạo cần sát hơn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mới.
Các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo nguồn nhân lực nông-lâm-ngư nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ gắn kết đào tạo với thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn mà Bộ đang triển khai tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận với thực tế sớm, để kiến thức, kỹ năng gắn liền với cuộc sống, để khi ra trường các em có thể phát huy ngay trong điều kiện thực tiễn.
Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học là rất cần thiết. Do đó, cần phải nhận thức rõ sức ảnh hưởng và tác động của việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp; cần thay đổi chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp để có thể thích ứng với sự phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, bảo đảm cho nền nông nghiệp nước nhà phát triển nhanh và bền vững.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng cho rằng, vấn đế kết nối giữa nhà trường-doanh nghiệp không phải là mới. Đây là hoạt động thường xuyên, tất yếu trong đào tạo, kết nối cung-cầu về nhân lực.
Việc kết nối nhà trường-doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc cấp học bổng hay tạo cơ hội thực tập cho sinh viên tốt nghiệp, mà còn phải ở nhiều phương diện khác như: xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và đặt hàng đào tạo, xác định chuẩn đầu ra… Có như vậy mối gắn kết mới đi vào thực chất, hiệu quả.
Bà Nguyễn Thị Lan cho biết, hiện Học viện đã hợp tác với trên 150 doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thực thành thực tập thực tế cho sinh viên. Học viện đã tăng tương thời gian thực hành của các học phần. Đặc biệt là các học phần thực tập nghề nghiệp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Các sinh viên được cử đi thực tập tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ giúp sinh viên sẽ tiếp cận và làm chủ các trang thiết bị, công nghệ, kỹ thuật hiện đại và tăng khả năng thích ứng sau khi ra trường.
Bên cạnh đó, Học viện đã xây dựng được các hợp tác chặt chẽ với các đối tác Nhật Bản, Israel, Hàn Quốc… trong đào tạo ngắn hạn cho sinh viên và các thành phần trong chuỗi sản xuất nông nghiệp tại nước ngoài.
Mỹ thắng kiện Trung Quốc tại WTO liên quan tới việc áp thuế ngũ cốc
Mỹ đã giành chiến thắng trong vụ kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) liên quan tới việc Bắc Kinh áp hạn ngạch thuế quan đối với gạo, lúa mì và ngô sau khi WTO ngày 18-4 ra phán quyết chống lại hành động này của Trung Quốc.
Như vậy, đây là thắng lợi thứ hai liên tiếp của Chính phủ Mỹ trong các vụ kiện thương mại đối với Trung Quốc những tháng gần đây giữa lúc các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc vừa kết thúc vòng đàm phán mới nhất sau 3 ngày làm việc tại thủ đô Washington, song không đạt được một thỏa thuận cụ thể.
Hồi tháng 3 vừa qua, Mỹ cũng đã giành ưu thế trong phán quyết của WTO đối với vụ kiện Trung Quốc trợ giá ngũ cốc. Khi đó, Trung Quốc đã phản đối phán quyết của WTO và và lưu ý rằng việc chính phủ hỗ trợ nông nghiệp là điều hết sức bình thường và tuân thủ các quy định của WTO.
Cuối năm 2016, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama đã kiện Trung Quốc lên WTO vì đã áp hạn ngạch thuế quan đối với ngũ cốc với lý do việc này đã hạn chế sự tiếp cận thị trường đối với ngũ cốc xuất khẩu của Mỹ.
EU công bố danh sách các mặt hàng của Mỹ có thể bị áp thuế
Ngày 17-4, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố một danh sách hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ có thể bị áp thuế trị giá 20 tỷ USD, xuất phát từ những tranh cãi xuyên Đại Tây Dương về chính sách trợ cấp cho các nhà sản xuất máy bay.
Tuần trước, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố danh sách các mặt hàng của Liên minh châu Âu (EU) bị Washington áp thuế bổ sung - từ máy bay thương mại cỡ lớn, phụ tùng máy bay cho tới các sản phẩm sữa và rượu vang - nhằm đáp trả các khoản trợ cấp EU dành cho Airbus trị giá 11 tỷ USD (theo ước tính của Mỹ).
Brussels đã đáp trả bằng một danh sách các hàng hóa nhập khẩu trị giá 20 tỷ USD của Mỹ, gồm các sản phẩm nông nghiệp từ hoa quả khô, máy bay, cá, thuốc lá, túi xách, vali, máy kéo, trực thăng và thiết bị chơi video game.
Danh sách này sẽ được công khai để tham vấn cho đến ngày 31-5 tới và sau đó sẽ được điều chỉnh lại. Ủy viên phụ trách thương mại của EU Cecilia Malmstrom khẳng định EU đang để ngỏ khả năng thảo luận với Mỹ mà không phải chịu bất cứ điều kiện tiên quyết nào và hướng tới một kết quả công bằng.
EU và Mỹ đã tranh cãi hơn 10 năm qua trong lĩnh vực chế tạo máy bay. Hai bên cáo buộc lẫn nhau trợ cấp trái quy định cho các hãng chế tạo máy bay Airbus và Boeing.
Hai bên đã cùng khiếu nại vụ việc tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). EU và Mỹ đều được cho là đã trợ cấp hàng tỷ USD cho hai hãng này để giành lợi thế trên thị trường máy bay toàn cầu.
Hồi tháng Bảy năm ngoái, EU và Mỹ đã nhất trí ngừng các động thái thương mại gây căng thẳng sau khi Tổng thống Trump quyết định không áp thuế đối với ôtô nhập khẩu từ EU.
Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai bờ Đại Tây Dương lại gia tăng khi Mỹ mới đây đề xuất áp thuế đối một số hàng hóa của EU với tổng giá trị lên tới 11 tỷ USD. Số tiền này tương đương với mức thiệt hại mà Mỹ cho là nước này phải phải hứng chịu do các khoản trợ cấp của châu Âu dành cho các hãng chế tạo máy bay.
EU tuyên bố sẵn sàng tiến hành các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại với Mỹ và đặt mục tiêu hoàn tất một thỏa thuận trước cuối năm nay.
EC đã thống nhất hai lộ trình trong cuộc đối thoại sắp tới với Mỹ: một mặt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa công nghiệp, mặt khác nới lỏng các quy định cho phép các công ty tại hai bên đáp ứng tiêu chuẩn của Mỹ hoặc EU.
Tuy nhiên, EU đã loại trừ lĩnh vực nông nghiệp ra khỏi các cuộc đàm phán, dẫn tới bất đồng giữa khối liên minh gồm 28 thành viên này và Mỹ. Trong khi đó, Washington từ lâu luôn khăng khăng yêu cầu các cuộc đàm phán phải bao gồm các mặt hàng nông sản.
17 nước Arab ký hợp tác Vành đai và Con đường với Trung Quốc
Tại Diễn đàn Trung Quốc - Arab về Cải cách và Phát triển lần thứ 2 diễn ra tại Thượng Hải ngày 16-4, 17 nước Arab đã ký các văn kiện hợp tác với Trung Quốc về Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Cho tới nay, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược cũng như quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 12 nước Arab.
Diễn đàn với chủ đề "Xây dựng Vành đai và Con đường, Chia sẻ sự phát triển và thịnh vượng" đã thu hút hơn 100 đại diện trong giới chính trị, học thuật cũng như kinh doanh tại Trung Quốc và hơn 10 nước Arab, trong đó có Ai Cập, Liban và Oman.
Tại diễn đàn, Trợ lý Tổng thư ký Liên đoàn Arab (AL) Khalil Ebrahim Mohammed Saleh Althawadi cho biết BRI bao trùm hợp tác và trao đổi trong các lĩnh vực thương mại, cơ sở hạ tầng và văn hóa. Sáng kiến này phù hợp với mục tiêu phát triển của Trung Quốc và các nước Arab.
Ông hy vọng Trung Quốc và các nước Arab sẽ hợp tác trong nhiều lĩnh vực hơn nữa và thúc đẩy hợp tác đôi bên cùng có lợi trong khuôn khổ BRI.
Diễn đàn Trung Quốc - Arab về Cải cách và Phát triển do Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Trung tâm Hợp tác nghiên cứu giữa Trung Quốc và các nước Arab phối hợp tổ chức. Diễn đàn đầu tiên đã diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hồi tháng 4 năm ngoái./.
Về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại 3 lô đất thuộc khu 38,4ha phường Bình Khánh, Quận 2 để chuẩn bị quỹ nền đất bố trí tái định cư, Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương giao Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh làm chủ đầu tư và tự bỏ chi phí để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (lô đất 7-5, 7-9 và G-9) mà không yêu cầu thành phố hoàn trả chi phí đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo kết nối đồng bộ khu dân cư 38,4ha phường Bình Khánh, quận 2.
Đối với lô đất ký hiệu 7-1 thuộc khu chức năng số 7 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ủy ban Nhân dân thành phố chấp thuận sử dụng ngân sách để đầu tư xây dựng 2 cầu trên tuyến đường N2 và đường N4 nhằm nâng cao giá trị sử dụng lô đất khi tổ chức đấu giá.Chi phí đầu tư xây dựng 2 cầu sẽ được phân bổ vào giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá khởi điểm để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
Giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện công tác thẩm định giá đất và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất lô đất ký hiệu 7-1 với mục tiêu xây dựng dự án khách sạn nghỉ dưỡng đô thị đạt chuẩn 5 sao.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân thành phố cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tham mưu, trình đề xuất Ủy ban Nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở đối với dự án khu phức hợp Sóng Việt thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm do Công ty cổ phần Quốc Lộc Phát làm chủ đầu tư.
Năm 2020, nông nghiệp sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo
Ngày 21-4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Tọa đàm “Gắn kết cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp trình độ cao”.
Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam dự báo đến năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành này sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Không những vậy, lao động nông nghiệp Việt Nam đang ở độ tuổi cao và thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao.
Trong khi đó, thực tế một số ngành nông nghiệp chưa thực sự thu hút được người học, tuyển sinh gặp khó khăn. Việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để phát triển nền nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu cấp bách và là thách thức lớn nhất đối với các cơ sở đào tạo nông nghiệp.
Việt Nam tuy có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp nhưng đa số nguồn nhân lực trong nông nghiệp (với tỷ trọng khoảng 46%) chưa đáp ứng được yêu cầu của việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định, việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ kiến thức và kỹ năng, phẩm chất và thái độ đáp ứng các yêu cầu và đòi hỏi của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nền nông nghiệp thông minh có vai trò quan trọng, mang tính quyết định đến sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo nguồn nhân lực nông-lâm-ngư nghiệp cần xây dựng kế hoạch đào tạo cần sát hơn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mới.
Các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo nguồn nhân lực nông-lâm-ngư nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ gắn kết đào tạo với thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn mà Bộ đang triển khai tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận với thực tế sớm, để kiến thức, kỹ năng gắn liền với cuộc sống, để khi ra trường các em có thể phát huy ngay trong điều kiện thực tiễn.
Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học là rất cần thiết. Do đó, cần phải nhận thức rõ sức ảnh hưởng và tác động của việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp; cần thay đổi chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp để có thể thích ứng với sự phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, bảo đảm cho nền nông nghiệp nước nhà phát triển nhanh và bền vững.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng cho rằng, vấn đế kết nối giữa nhà trường-doanh nghiệp không phải là mới. Đây là hoạt động thường xuyên, tất yếu trong đào tạo, kết nối cung-cầu về nhân lực.
Việc kết nối nhà trường-doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc cấp học bổng hay tạo cơ hội thực tập cho sinh viên tốt nghiệp, mà còn phải ở nhiều phương diện khác như: xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và đặt hàng đào tạo, xác định chuẩn đầu ra… Có như vậy mối gắn kết mới đi vào thực chất, hiệu quả.
Bà Nguyễn Thị Lan cho biết, hiện Học viện đã hợp tác với trên 150 doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thực thành thực tập thực tế cho sinh viên. Học viện đã tăng tương thời gian thực hành của các học phần. Đặc biệt là các học phần thực tập nghề nghiệp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Các sinh viên được cử đi thực tập tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ giúp sinh viên sẽ tiếp cận và làm chủ các trang thiết bị, công nghệ, kỹ thuật hiện đại và tăng khả năng thích ứng sau khi ra trường.
Bên cạnh đó, Học viện đã xây dựng được các hợp tác chặt chẽ với các đối tác Nhật Bản, Israel, Hàn Quốc… trong đào tạo ngắn hạn cho sinh viên và các thành phần trong chuỗi sản xuất nông nghiệp tại nước ngoài.
Mỹ thắng kiện Trung Quốc tại WTO liên quan tới việc áp thuế ngũ cốc
Mỹ đã giành chiến thắng trong vụ kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) liên quan tới việc Bắc Kinh áp hạn ngạch thuế quan đối với gạo, lúa mì và ngô sau khi WTO ngày 18-4 ra phán quyết chống lại hành động này của Trung Quốc.
Như vậy, đây là thắng lợi thứ hai liên tiếp của Chính phủ Mỹ trong các vụ kiện thương mại đối với Trung Quốc những tháng gần đây giữa lúc các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc vừa kết thúc vòng đàm phán mới nhất sau 3 ngày làm việc tại thủ đô Washington, song không đạt được một thỏa thuận cụ thể.
Hồi tháng 3 vừa qua, Mỹ cũng đã giành ưu thế trong phán quyết của WTO đối với vụ kiện Trung Quốc trợ giá ngũ cốc. Khi đó, Trung Quốc đã phản đối phán quyết của WTO và và lưu ý rằng việc chính phủ hỗ trợ nông nghiệp là điều hết sức bình thường và tuân thủ các quy định của WTO.
Cuối năm 2016, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama đã kiện Trung Quốc lên WTO vì đã áp hạn ngạch thuế quan đối với ngũ cốc với lý do việc này đã hạn chế sự tiếp cận thị trường đối với ngũ cốc xuất khẩu của Mỹ.
EU công bố danh sách các mặt hàng của Mỹ có thể bị áp thuế
Ngày 17-4, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố một danh sách hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ có thể bị áp thuế trị giá 20 tỷ USD, xuất phát từ những tranh cãi xuyên Đại Tây Dương về chính sách trợ cấp cho các nhà sản xuất máy bay.
Tuần trước, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố danh sách các mặt hàng của Liên minh châu Âu (EU) bị Washington áp thuế bổ sung - từ máy bay thương mại cỡ lớn, phụ tùng máy bay cho tới các sản phẩm sữa và rượu vang - nhằm đáp trả các khoản trợ cấp EU dành cho Airbus trị giá 11 tỷ USD (theo ước tính của Mỹ).
Brussels đã đáp trả bằng một danh sách các hàng hóa nhập khẩu trị giá 20 tỷ USD của Mỹ, gồm các sản phẩm nông nghiệp từ hoa quả khô, máy bay, cá, thuốc lá, túi xách, vali, máy kéo, trực thăng và thiết bị chơi video game.
Danh sách này sẽ được công khai để tham vấn cho đến ngày 31-5 tới và sau đó sẽ được điều chỉnh lại. Ủy viên phụ trách thương mại của EU Cecilia Malmstrom khẳng định EU đang để ngỏ khả năng thảo luận với Mỹ mà không phải chịu bất cứ điều kiện tiên quyết nào và hướng tới một kết quả công bằng.
EU và Mỹ đã tranh cãi hơn 10 năm qua trong lĩnh vực chế tạo máy bay. Hai bên cáo buộc lẫn nhau trợ cấp trái quy định cho các hãng chế tạo máy bay Airbus và Boeing.
Hai bên đã cùng khiếu nại vụ việc tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). EU và Mỹ đều được cho là đã trợ cấp hàng tỷ USD cho hai hãng này để giành lợi thế trên thị trường máy bay toàn cầu.
Hồi tháng Bảy năm ngoái, EU và Mỹ đã nhất trí ngừng các động thái thương mại gây căng thẳng sau khi Tổng thống Trump quyết định không áp thuế đối với ôtô nhập khẩu từ EU.
Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai bờ Đại Tây Dương lại gia tăng khi Mỹ mới đây đề xuất áp thuế đối một số hàng hóa của EU với tổng giá trị lên tới 11 tỷ USD. Số tiền này tương đương với mức thiệt hại mà Mỹ cho là nước này phải phải hứng chịu do các khoản trợ cấp của châu Âu dành cho các hãng chế tạo máy bay.
EU tuyên bố sẵn sàng tiến hành các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại với Mỹ và đặt mục tiêu hoàn tất một thỏa thuận trước cuối năm nay.
EC đã thống nhất hai lộ trình trong cuộc đối thoại sắp tới với Mỹ: một mặt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa công nghiệp, mặt khác nới lỏng các quy định cho phép các công ty tại hai bên đáp ứng tiêu chuẩn của Mỹ hoặc EU.
Tuy nhiên, EU đã loại trừ lĩnh vực nông nghiệp ra khỏi các cuộc đàm phán, dẫn tới bất đồng giữa khối liên minh gồm 28 thành viên này và Mỹ. Trong khi đó, Washington từ lâu luôn khăng khăng yêu cầu các cuộc đàm phán phải bao gồm các mặt hàng nông sản.
17 nước Arab ký hợp tác Vành đai và Con đường với Trung Quốc
Tại Diễn đàn Trung Quốc - Arab về Cải cách và Phát triển lần thứ 2 diễn ra tại Thượng Hải ngày 16-4, 17 nước Arab đã ký các văn kiện hợp tác với Trung Quốc về Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Cho tới nay, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược cũng như quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 12 nước Arab.
Diễn đàn với chủ đề "Xây dựng Vành đai và Con đường, Chia sẻ sự phát triển và thịnh vượng" đã thu hút hơn 100 đại diện trong giới chính trị, học thuật cũng như kinh doanh tại Trung Quốc và hơn 10 nước Arab, trong đó có Ai Cập, Liban và Oman.
Tại diễn đàn, Trợ lý Tổng thư ký Liên đoàn Arab (AL) Khalil Ebrahim Mohammed Saleh Althawadi cho biết BRI bao trùm hợp tác và trao đổi trong các lĩnh vực thương mại, cơ sở hạ tầng và văn hóa. Sáng kiến này phù hợp với mục tiêu phát triển của Trung Quốc và các nước Arab.
Ông hy vọng Trung Quốc và các nước Arab sẽ hợp tác trong nhiều lĩnh vực hơn nữa và thúc đẩy hợp tác đôi bên cùng có lợi trong khuôn khổ BRI.
Diễn đàn Trung Quốc - Arab về Cải cách và Phát triển do Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Trung tâm Hợp tác nghiên cứu giữa Trung Quốc và các nước Arab phối hợp tổ chức. Diễn đàn đầu tiên đã diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hồi tháng 4 năm ngoái./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 15 đến ngày 21-4-2019)  (24/04/2019)
Kiểm soát quyền lực trong thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”: Lý luận và thực tiễn  (24/04/2019)
Kiểm soát quyền lực trong thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”: Lý luận và thực tiễn  (24/04/2019)
Truyền thông Mỹ và cách đưa tin về cuộc chiến tranh Việt Nam  (24/04/2019)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển