Moody’s: Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Việt Nam sẽ hỗ trợ môi trường hoạt động của các ngân hàng
Việc điều chỉnh triển vọng trên dựa vào đánh giá của Moody’s về 6 yếu tố gồm môi trường hoạt động (ổn định); rủi ro tài sản (đang được cải thiện), vốn (ổn định); sự cấp vốn và khả năng thanh khoản (ổn định); lợi nhuận và tính hiệu quả (được cải thiện); sự hỗ trợ của chính phủ (ổn định).
Về môi trường hoạt động, Moody’s cho rằng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Việt Nam sẽ hỗ trợ môi trường hoạt động của các ngân hàng. Cơ quan này cũng dự báo tặng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ vẫn là một trong những mức cao nhất trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), có thể cán mốc 6,7% năm 2018 và 6,5% vào năm 2019, nhờ khả năng cạnh tranh kinh tế, cũng như xuất khẩu và tiêu dùng nội địa được cải thiện.
Về chất lượng tài sản, các ngân hàng Việt Nam sẽ chứng tỏ được sự cải thiện trong 12 - 18 tháng kế tiếp, do tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ giúp năng lực trả nợ của người đi vay được cải thiện, qua đó giúp các ngân hàng đẩy nhanh việc xóa sổ các tài sản có vấn đề lâu nay.
Hoạt động vốn hóa của các ngân hàng cũng sẽ tương đối ổn định. Sự tiết chế về tăng trưởng tài sản sẽ làm giảm bớt sức ép đối với hoạt động vốn hóa của các ngân hàng, trong khi việc tạo vốn nội bộ sẽ tiếp tục cải thiện và hầu hết các ngân hàng được đánh giá đều có lãi.
Hoạt động cấp vốn sẽ vẫn ổn định do tăng trưởng về cho vay chậm lại. Cụ thể, Moody’s chỉ ra rằng tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng hiện khá mạnh, giúp họ giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn tài trợ nhạy cảm với thị trường, như vay mượn liên ngân hàng.
Về lợi nhuận, các ngân hàng sẽ chứng tỏ được nguồn thu tốt hơn bởi chênh lệch lãi suất huy động và cho vay sẽ tiếp tục cải thiện tại thời điểm các ngân hàng đang thúc đẩy cho vay trong lĩnh vực bán lẻ có lợi nhuận cao cũng như trong các bộ phận doanh nghiệp quy mô vừa.
Về chính sách hỗ trợ của chính phủ, Moody’s cho rằng Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng trong nước khi cần, chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ khả năng thanh khoản cũng như việc cho hoãn nợ từ phía ngân hàng trung ương.
Moody’s đã tiến hành xếp hạng 16 ngân hàng ở Việt Nam, vốn chiếm tới 61% tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng tính đến cuối năm 2017. Ba trong số đó gồm BIDV (B1 ổn định, b2); Vietcombank (B1 ổn định, ba3) và Vietinbank (B1 ổn định, b1) thuộc sở hữu của nhà nước, trong khi 13 ngân hàng còn lại là các ngân hàng thương mại cổ phần thuộc sở hữu tư nhân./.
VietinBank triển khai thí điểm kết nối ngân hàng điện tử trên phần mềm kế toán MISA  (09/11/2018)
VietinBank triển khai thí điểm kết nối ngân hàng điện tử trên phần mềm kế toán MISA  (09/11/2018)
Agribank tiếp tục triển khai Điểm giao dịch lưu động đợt 2, giai đoạn I  (09/11/2018)
Agribank tiếp tục triển khai Điểm giao dịch lưu động đợt 2, giai đoạn I  (09/11/2018)
Cuộc chiến chống HIV/AIDS ở các tỉnh miền núi phía Bắc  (09/11/2018)
Sức khỏe và các yếu tố gây ảnh hưởng tới sức khỏe  (09/11/2018)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay