Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ và định hướng trong thời gian tới
21:33, ngày 20-07-2018
TCCSĐT - Với sự chỉ đạo mạnh mẽ và quyết liệt của Đảng và Chính phủ về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Tài chính và các cơ quan trực thuộc Bộ cũng có những quyết sách để thúc đẩy thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ. Trên cơ sở thành công về phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua và đặc biệt trong năm 2017, thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam cũng có bước phát triển mạnh nhằm huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển.
Thực trạng phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ thời gian qua
Công tác quản lý nợ công nói chung và huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) nói riêng đã có bước cải cách đáng kể, cụ thể: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về phát hành, thanh toán TPCP; thực hiện tái cơ cấu hàng hóa trên thị trường TPCP để giảm số lượng mã giao dịch và kéo dài kỳ hạn TPCP (kỳ hạn TPCP loại 5 năm trở lên đã tăng từ 24,2% năm 2012 lên 100% vào năm 2017); lãi suất TPCP đã bám sát diễn biến thị trường và từng bước trở thành lãi suất định hướng trên thị trường vốn; tính thanh khoản TPCP ngày càng được cải thiện và được giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hiện đại để rút ngắn thời gian phát hành, đăng ký, lưu ký và đưa trái phiếu vào giao dịch trên thị trường thứ cấp, nên quy mô giao dịch TPCP sôi động hơn.
Về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
Năm 2017, Thị trường TPCP tiếp tục có sự hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý với sự ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14-8-2017 phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quyết định số 2035/QĐ-TTg ngày 18-12-2017 phê duyệt Đề án tái cơ cấu nợ trong nước của Chính phủ giai đoạn 2017-2021. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 10/2017/TT-BTC ngày 06-02-2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 234/2012/TT-BTC ngày 28-12-2012 hướng dẫn quản lý giao dịch TPCP, TPCP bảo lãnh (TPCPBL) và trái phiếu chính quyền địa phương (TPCQĐP) và Thông tư số 22/2017/TT-BTC ngày 15-3-2017 hướng dẫn mua lại trái phiếu Chính phủ.
Về phát triển thị trường sơ cấp
Quy mô đấu thầu, giá trị đấu thầu đạt đỉnh vào năm 2016, với giá trị huy động là 316,7 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 11 lần so với giá trị trúng thầu năm 2010. Tính chung trong giai đoạn 2010 - 2017, thị trường sơ cấp có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng trên 40%. Bên cạnh sự mở rộng của thị trường là sự phát triển về chất của công tác đấu thầu, đặc biệt đối với trái phiếu kho bạc nhà nước (KBNN). Quy mô trúng thầu mã trái phiếu KBNN đã tăng từ 1.165 tỷ đồng năm 2010 lên hơn 6.539 tỷ đồng trong năm 2015, góp phần hình thành các mã trái phiếu chuẩn trên thị trường và thúc đẩy sự thanh khoản trên thị trường thứ cấp.
Năm 2017, phát hành TPCP qua HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) đạt gần 160.000 tỷ đồng theo phương thức đấu thầu đã đạt 100% chỉ tiêu Bộ Tài chính giao. Kết quả huy động vốn thông qua phát hành TPCP đã góp phần quan trọng trong việc cân đối ngân sách nhà nước (NSNN), tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển và trả nợ một phần gốc đến hạn. Tổng khối lượng phát hành TPCP để huy động cho NSNN đạt 245 nghìn tỷ đồng, trong đó BHXH là 84 nghìn tỷ đồng, giảm 21,8% so với năm 2016 do nhu cầu huy động vốn trong nước cho NSNN giảm.
Lãi suất huy động trên thị trường sơ cấp vẫn tiếp tục xu hướng giảm từ năm 2012. Trong năm 2015, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2014, trong đó kỳ hạn 10 năm giảm nhiều nhất (113 điểm), kỳ hạn 3 năm có mức giảm ít nhất (21 điểm). Trong năm 2016 - 2017, lãi suất huy động TPCP chủ yếu vẫn là xu hướng giảm đối với tất cả các kỳ hạn. Nếu như trong năm 2016, kỳ hạn 20-30 năm có lãi suất giảm rất ít (2-4 điểm) so với các kỳ hạn khác (kỳ hạn 5 năm giảm 130 điểm), thì sang đến năm 2017, kỳ hạn 20-30 năm lại có mức giảm mạnh nhất (gần 190 điểm). Vì vậy, chênh lệch lãi suất giữa kỳ hạn 10 năm và 30 năm đã giảm từ 188 điểm năm 2016 xuống còn 82 điểm vào cuối năm 2017, phản ánh chính xác hơn kỳ vọng về lãi suất dài hạn trong tương lai. Lãi xuất phát hành giảm từ 0,62% đến 1,89% ở tất cả các kỳ hạn, lãi suất phát hành bình quân là 6,07% giảm 0,42% so với mức 6,49% của năm 2016.
Kỳ hạn phát hành trái phiếu qua HNX ngày càng tăng giúp kỳ hạn danh mục trái phiếu niêm yết tăng từ 2,37 năm (năm 2010) lên 6,47 năm (năm 2017). Trong năm 2017, kỳ hạn phát hành bình quân của các tổ chức phát hành là 13 năm, tăng 4,7 năm so với năm 2016 (năm 2016: 8.3 năm), trong đó KBNN có kỳ hạn phát hành bình quân là 13,5 năm, tăng 4,8 năm so với năm 2016 (KBNN năm 2016: 8,7 năm). Phát hành đa dạng các loại kỳ hạn trái phiếu từ 05 năm đến 30 năm trong đó tỷ trọng phát hành các loại TPCP kỳ hạn 10 năm trở xuống tăng lên đáng kể, chiếm 55% tổng khối lượng huy động, tăng 23% so với năm 2016. Điều này góp phần nâng kỳ hạn phát hành bình quân cả năm lên 13,52 năm, cao hơn so với mức 8,71 năm của năm 2016, đồng thời kéo dài kỳ hạn còn lại bình quân cả danh mục TPCP từ 5,98 năm lên 6,71 năm.
Về cơ cấu nhà đầu tư: Trên thị trường sơ cấp, các ngân hàng thương mại vẫn là nhà đầu tư chính của thị trường trái phiếu, chiếm gần 84% thị phần. Tuy nhiên cơ cấu nhà đầu tư bắt đầu có sự chuyển dịch. Năm 2015 cho thấy sự tham gia ngày càng nhiều của khối các công ty bảo hiểm; tỷ trọng mua trái phiếu trên thị trường sơ cấp tại HNX của khối bảo hiểm là 10,2%, tăng tương đối so với tỷ trọng 7,8% của năm 2014 (chưa kể 10.130 tỷ đồng trái phiếu 20 năm, 30 năm bán lẻ cho các công ty bảo hiểm). Ngoài ra, tỷ trọng tham gia thị trường có xu hướng tập trung vào một số ngân hàng dẫn đầu. Top 10 ngân hàng trên thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp đều chiếm từ 60 - 70% thị phần.
Các ngân hàng thương mại (NHTM) đã đầu tư khối lượng lớn vào trái phiếu dài hạn từ 15 năm trở lên (60.780 tỷ đồng) tăng 26.055 tỷ đồng so với năm 2016. Cơ cấu đầu tư TPCP của hệ thống NHTM thay đổi tích cực theo hướng chuyển sang đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó, tỷ trọng đầu tư của các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư cũng tăng so với năm trước (năm 2016 khoảng 20%, năm 2017 khoảng 47%). Cơ cấu nhà đầu tư sở hữu TPCP được cải thiện theo đúng mục tiêu đề ra tại Lộ trình phát triển thị trường TPCP đến năm 2020, tiến tới xây dựng định hướng theo hướng bền vững, đa dạng hóa loại hình nhà đầu tư, giảm dần sự phụ thuộc của thị trường TPCP vào khối các NHTM.
Để tăng tính cạnh tranh và minh bạch trong thị trường TPCP, tiếp theo việc chuyển đổi toàn bộ khoản vay của Bảo hiểm xã hội Việt nam để hỗ trợ NSNN sang hình thức TPCP, cuối năm 2017 sang 2018, đã thí điểm đầu tư TPCP theo hình thức đấu thầu qua HNX. Điều này đã góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch trên thị trường; cũng như tạo nên sự thống nhất và đơn giản hóa trong công tác quản lý các khoản vay nợ của Chính phủ.
Về phát triển thị trường thứ cấp
Tình hình niêm yết trái phiếu trên thị trường, tính đến thời điểm 31-12-2017, toàn thị trường có 571 mã trái phiếu niêm yết, tương đương giá trị đạt khoảng gần 997.528 tỷ đồng. Như vậy, so với mức 151.808 tỷ đồng cuối năm 2009, quy mô niêm yết tăng xấp xỉ 6,6 lần.
Quy mô giao dịch trên thị trường tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm, tính đến 31-12-2017, tổng giá trị giao dịch đạt 2.249.964 tỷ đồng, tăng 24,6 lần so với cuối năm 2009. Giá trị giao dịch bình quân phiên tăng từ mức 366 tỷ/phiên năm 2009, lên mức 1.668 tỷ/phiên năm 2013, đạt 3.642 tỷ/phiên trong năm 2014, và lên mức 9.000 tỷ đồng/phiên trong năm 2017 so với 6.000 tỷ đồng/phiên năm 2016.
Cùng với quy mô giao dịch của thị trường ngày càng tăng, tỷ trọng giao dịch repo (giao dịch mua hoặc bán lại chứng khoán có kỳ hạn trên thị trường tài chính) cũng có xu hướng tăng. Từ năm 2015, tỷ trọng giao dịch repo đã tăng lên chiếm hơn 30% giá trị giao dịch toàn thị trường. Đặc biệt trong hai năm 2016 - 2017, tỷ trọng giao dịch repo tiếp tục tăng mạnh, và đã đạt đến mức 49,2% trong năm 2017. Bình quân giao dịch repo là 4.542 tỷ đồng/phiên.
Thống kê lợi suất giao dịch trên thị trường thứ cấp cho thấy, kể từ năm 2012 đến 2014, lãi suất nhìn chung có xu hướng giảm. Cụ thể, lãi suất trái phiếu KBNN kỳ hạn 5 năm giảm mạnh từ mức 9% kể từ đầu năm 2013 xuống mức đáy 4,8% vào cuối 2014. Trong năm 2015, lợi suất giao dịch có xu hướng tăng, các kỳ hạn 2 năm, 3 năm và 5 năm tăng từ 30-50 điểm cơ bản so với đầu năm 2015. Tuy nhiên, xu hướng giảm lãi suất lại tiếp tục trong các năm 2016 - 2017. Trong đó, năm 2017 có mức giảm mạnh hơn năm 2016. Tính đến thời điểm cuối năm 2017, lợi suất giao dịch đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2013 trở lại đây. Lợi suất giao dịch kỳ hạn 2 năm, 3 năm và 5 năm đang dừng ở mức 3,36%, 3,64% và 4,22%.
Năm 2016 - 2017, giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) tăng nhẹ so với năm 2015, tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng thì thị phần của NĐTNN vẫn tiếp tục giảm xuống 6,9% (2016) và 5,9% (2017). Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, NĐTNN có xu hướng mua ròng, với giá trị mua ròng của năm 2016 là 12.689 tỷ đồng, và giá trị mua ròng của năm 2017 là 20.565 tỷ đồng. Bình quân giao dịch outright (giao dịch mua bán thông thường) là 4.672 tỷ đồng/phiên. NĐTNN chủ yếu tham gia giao dịch Outright, tỷ trọng giao dịch repo của NĐTNN chỉ chiếm từ 2 - 4% giá trị giao dịch repo toàn thị trường trong giai đoạn 2009 - 2014. Trong những năm gần đây, tỷ trọng giao dịch Repo của NĐTNN thậm chí giảm xuống còn chưa đến 1% giá trị giao dịch Repo toàn thị trường. Nếu tính chung cả giao dịch repo, thì tỷ trọng giao dịch của NĐTNN trong năm 2017 chỉ là 3,1%.
Thành viên giao dịch và cơ cấu nhà đầu tư đã gia tăng, với sự tham gia của các NHTM thành viên đã gia tăng mạnh mẽ, từ mức 38.6% thị phần năm 2010, đã tăng lên 86,5% trong năm 2017. Trong khi đó, sự tham gia của các CTCK thành viên giảm mạnh cả về nghiệp vụ môi giới và tự doanh, thị phần môi giới của khối CTCK giảm từ gần 50% năm 2010 xuống 9,4% năm 2017, hoạt động tự doanh của CTCK cũng giảm từ mức 11,7% năm 2010 xuống 4,1% năm 2017. Về cơ cấu nhà đầu tư theo loại hình NHTM năm giữ 52,4%, BHXH nắm giữ 36,6%, bảo hiểm tiền gửi nắm giữ 2,8%, các nhà đầu tư khác nắm giữ 0,9%; theo địa lý, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ khoảng 5% và nhà đầu tư trong nước nắm giữ khoảng 95%. Kết quả đánh giá thành viên năm 2017 gồm có 21 thành viên và 2 thành viên đặc biệt, tốp 10 thành viên có thành tích đấu thầu TPCP tốt nhất là Công ty chứng khoán BIDV, VIETINBANK, AGRIBANK, VCB, TECHCOMBANK, SEABANK, SCB, Công ty chứng khoán vcb, NHTM cổ phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ năm 2018 và giai đoạn tiếp theo
Kinh tế năm 2018 dự báo tiếp tục đà tăng trưởng, góp phần hỗ trợ và tạo điều kiện thị trường thị trường trái phiếu nói chung và thị trường TPCP nói riêng. Thị trường tiền tệ, ngoại hối tiếp tục ổn định; thanh khoản trên thị trường tiền tệ đầu năm 2018 tốt hơn so với cùng kỳ các năm trước, tạo điều kiện cho công tác huy động vốn ngay từ những tháng đầu năm. Khối lượng đáo hạn TPCP năm 2018 thấp hơn năm 2017. Các công ty bảo hiểm nhân thọ tăng tỷ lệ đầu tư vào trái phiếu trong bối cảnh thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển, tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tăng 28,6% trong năm 2017. Trong năm 2018, BHXH sẽ tham gia đầu tư TPCP dưới hình thức đấu thầu. Dự kiến tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản sẽ được đẩy nhanh so với năm 2017.
Năm 2018 là năm thứ hai của thời kỳ ổn định NSNN giai đoạn 2017 - 2020 và năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. Nhu cầu vốn NSNN cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 2 triệu tỷ đồng, mục tiêu đến năm 2020 bội chi ngân sách không vượt quá 3,5%, nhu cầu phát hành TPCP cho NSNN là rất lớn. Năm 2018, kế hoạch phát hành TPCP khoảng 280.000 tỷ đồng bao gồm cả khối lượng phát hành cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong đó dự kiến khối lượng TPCP đấu thầu qua thị trường khoảng 200.000 tỷ đồng.
Phân khai kế hoạch phát hành theo kỳ hạn trái phiếu chi tiết, năm 2018 để phấn đấu thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong lộ trình phát triển thị trường TPCP giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1191/QĐ-TTg, Kho bạc Nhà nước chủ trương phát hành đa dạng hóa các kỳ hạn trái phiếu, với mục tiêu bảo đảm tỷ lệ phát hành TPCP có kỳ hạn 5 năm trở lên theo Nghị quyết của Quốc hội tối thiểu 70%, đồng thời phân khai các kỳ hạn TPCP phù hợp với khả năng hấp thụ của thị trường và bảo đảm hài hòa luồng tiền đến hạn. Trên cơ sở đó, tiếp tục kế hoạch phân khai kế hoạch đấu thầu chi tiết theo kỳ hạn dưới 5 năm khoảng 10% tổng khối lượng đấu thầu, kỳ hạn 5 năm khoảng 15% tổng khối lượng đấu thầu, kỳ hạn 7 năm khoảng 18% tổng khối lượng đấu thầu, kỳ hạn 10 năm khoảng 19% tổng khối lượng đấu thầu, kỳ hạn 15 năm khoảng 16% tổng khối lượng đấu thầu, kỳ hạn 20 năm khoảng 10% tổng khối lượng đấu thầu và kỳ hạn 30 năm khoảng 13% tổng khối lượng đấu thầu.
Công tác quản lý nợ công nói chung và huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) nói riêng đã có bước cải cách đáng kể, cụ thể: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về phát hành, thanh toán TPCP; thực hiện tái cơ cấu hàng hóa trên thị trường TPCP để giảm số lượng mã giao dịch và kéo dài kỳ hạn TPCP (kỳ hạn TPCP loại 5 năm trở lên đã tăng từ 24,2% năm 2012 lên 100% vào năm 2017); lãi suất TPCP đã bám sát diễn biến thị trường và từng bước trở thành lãi suất định hướng trên thị trường vốn; tính thanh khoản TPCP ngày càng được cải thiện và được giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hiện đại để rút ngắn thời gian phát hành, đăng ký, lưu ký và đưa trái phiếu vào giao dịch trên thị trường thứ cấp, nên quy mô giao dịch TPCP sôi động hơn.
Về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
Năm 2017, Thị trường TPCP tiếp tục có sự hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý với sự ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14-8-2017 phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quyết định số 2035/QĐ-TTg ngày 18-12-2017 phê duyệt Đề án tái cơ cấu nợ trong nước của Chính phủ giai đoạn 2017-2021. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 10/2017/TT-BTC ngày 06-02-2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 234/2012/TT-BTC ngày 28-12-2012 hướng dẫn quản lý giao dịch TPCP, TPCP bảo lãnh (TPCPBL) và trái phiếu chính quyền địa phương (TPCQĐP) và Thông tư số 22/2017/TT-BTC ngày 15-3-2017 hướng dẫn mua lại trái phiếu Chính phủ.
Về phát triển thị trường sơ cấp
Quy mô đấu thầu, giá trị đấu thầu đạt đỉnh vào năm 2016, với giá trị huy động là 316,7 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 11 lần so với giá trị trúng thầu năm 2010. Tính chung trong giai đoạn 2010 - 2017, thị trường sơ cấp có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng trên 40%. Bên cạnh sự mở rộng của thị trường là sự phát triển về chất của công tác đấu thầu, đặc biệt đối với trái phiếu kho bạc nhà nước (KBNN). Quy mô trúng thầu mã trái phiếu KBNN đã tăng từ 1.165 tỷ đồng năm 2010 lên hơn 6.539 tỷ đồng trong năm 2015, góp phần hình thành các mã trái phiếu chuẩn trên thị trường và thúc đẩy sự thanh khoản trên thị trường thứ cấp.
Năm 2017, phát hành TPCP qua HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) đạt gần 160.000 tỷ đồng theo phương thức đấu thầu đã đạt 100% chỉ tiêu Bộ Tài chính giao. Kết quả huy động vốn thông qua phát hành TPCP đã góp phần quan trọng trong việc cân đối ngân sách nhà nước (NSNN), tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển và trả nợ một phần gốc đến hạn. Tổng khối lượng phát hành TPCP để huy động cho NSNN đạt 245 nghìn tỷ đồng, trong đó BHXH là 84 nghìn tỷ đồng, giảm 21,8% so với năm 2016 do nhu cầu huy động vốn trong nước cho NSNN giảm.
Lãi suất huy động trên thị trường sơ cấp vẫn tiếp tục xu hướng giảm từ năm 2012. Trong năm 2015, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2014, trong đó kỳ hạn 10 năm giảm nhiều nhất (113 điểm), kỳ hạn 3 năm có mức giảm ít nhất (21 điểm). Trong năm 2016 - 2017, lãi suất huy động TPCP chủ yếu vẫn là xu hướng giảm đối với tất cả các kỳ hạn. Nếu như trong năm 2016, kỳ hạn 20-30 năm có lãi suất giảm rất ít (2-4 điểm) so với các kỳ hạn khác (kỳ hạn 5 năm giảm 130 điểm), thì sang đến năm 2017, kỳ hạn 20-30 năm lại có mức giảm mạnh nhất (gần 190 điểm). Vì vậy, chênh lệch lãi suất giữa kỳ hạn 10 năm và 30 năm đã giảm từ 188 điểm năm 2016 xuống còn 82 điểm vào cuối năm 2017, phản ánh chính xác hơn kỳ vọng về lãi suất dài hạn trong tương lai. Lãi xuất phát hành giảm từ 0,62% đến 1,89% ở tất cả các kỳ hạn, lãi suất phát hành bình quân là 6,07% giảm 0,42% so với mức 6,49% của năm 2016.
Kỳ hạn phát hành trái phiếu qua HNX ngày càng tăng giúp kỳ hạn danh mục trái phiếu niêm yết tăng từ 2,37 năm (năm 2010) lên 6,47 năm (năm 2017). Trong năm 2017, kỳ hạn phát hành bình quân của các tổ chức phát hành là 13 năm, tăng 4,7 năm so với năm 2016 (năm 2016: 8.3 năm), trong đó KBNN có kỳ hạn phát hành bình quân là 13,5 năm, tăng 4,8 năm so với năm 2016 (KBNN năm 2016: 8,7 năm). Phát hành đa dạng các loại kỳ hạn trái phiếu từ 05 năm đến 30 năm trong đó tỷ trọng phát hành các loại TPCP kỳ hạn 10 năm trở xuống tăng lên đáng kể, chiếm 55% tổng khối lượng huy động, tăng 23% so với năm 2016. Điều này góp phần nâng kỳ hạn phát hành bình quân cả năm lên 13,52 năm, cao hơn so với mức 8,71 năm của năm 2016, đồng thời kéo dài kỳ hạn còn lại bình quân cả danh mục TPCP từ 5,98 năm lên 6,71 năm.
Về cơ cấu nhà đầu tư: Trên thị trường sơ cấp, các ngân hàng thương mại vẫn là nhà đầu tư chính của thị trường trái phiếu, chiếm gần 84% thị phần. Tuy nhiên cơ cấu nhà đầu tư bắt đầu có sự chuyển dịch. Năm 2015 cho thấy sự tham gia ngày càng nhiều của khối các công ty bảo hiểm; tỷ trọng mua trái phiếu trên thị trường sơ cấp tại HNX của khối bảo hiểm là 10,2%, tăng tương đối so với tỷ trọng 7,8% của năm 2014 (chưa kể 10.130 tỷ đồng trái phiếu 20 năm, 30 năm bán lẻ cho các công ty bảo hiểm). Ngoài ra, tỷ trọng tham gia thị trường có xu hướng tập trung vào một số ngân hàng dẫn đầu. Top 10 ngân hàng trên thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp đều chiếm từ 60 - 70% thị phần.
Các ngân hàng thương mại (NHTM) đã đầu tư khối lượng lớn vào trái phiếu dài hạn từ 15 năm trở lên (60.780 tỷ đồng) tăng 26.055 tỷ đồng so với năm 2016. Cơ cấu đầu tư TPCP của hệ thống NHTM thay đổi tích cực theo hướng chuyển sang đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó, tỷ trọng đầu tư của các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư cũng tăng so với năm trước (năm 2016 khoảng 20%, năm 2017 khoảng 47%). Cơ cấu nhà đầu tư sở hữu TPCP được cải thiện theo đúng mục tiêu đề ra tại Lộ trình phát triển thị trường TPCP đến năm 2020, tiến tới xây dựng định hướng theo hướng bền vững, đa dạng hóa loại hình nhà đầu tư, giảm dần sự phụ thuộc của thị trường TPCP vào khối các NHTM.
Để tăng tính cạnh tranh và minh bạch trong thị trường TPCP, tiếp theo việc chuyển đổi toàn bộ khoản vay của Bảo hiểm xã hội Việt nam để hỗ trợ NSNN sang hình thức TPCP, cuối năm 2017 sang 2018, đã thí điểm đầu tư TPCP theo hình thức đấu thầu qua HNX. Điều này đã góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch trên thị trường; cũng như tạo nên sự thống nhất và đơn giản hóa trong công tác quản lý các khoản vay nợ của Chính phủ.
Về phát triển thị trường thứ cấp
Tình hình niêm yết trái phiếu trên thị trường, tính đến thời điểm 31-12-2017, toàn thị trường có 571 mã trái phiếu niêm yết, tương đương giá trị đạt khoảng gần 997.528 tỷ đồng. Như vậy, so với mức 151.808 tỷ đồng cuối năm 2009, quy mô niêm yết tăng xấp xỉ 6,6 lần.
Quy mô giao dịch trên thị trường tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm, tính đến 31-12-2017, tổng giá trị giao dịch đạt 2.249.964 tỷ đồng, tăng 24,6 lần so với cuối năm 2009. Giá trị giao dịch bình quân phiên tăng từ mức 366 tỷ/phiên năm 2009, lên mức 1.668 tỷ/phiên năm 2013, đạt 3.642 tỷ/phiên trong năm 2014, và lên mức 9.000 tỷ đồng/phiên trong năm 2017 so với 6.000 tỷ đồng/phiên năm 2016.
Cùng với quy mô giao dịch của thị trường ngày càng tăng, tỷ trọng giao dịch repo (giao dịch mua hoặc bán lại chứng khoán có kỳ hạn trên thị trường tài chính) cũng có xu hướng tăng. Từ năm 2015, tỷ trọng giao dịch repo đã tăng lên chiếm hơn 30% giá trị giao dịch toàn thị trường. Đặc biệt trong hai năm 2016 - 2017, tỷ trọng giao dịch repo tiếp tục tăng mạnh, và đã đạt đến mức 49,2% trong năm 2017. Bình quân giao dịch repo là 4.542 tỷ đồng/phiên.
Thống kê lợi suất giao dịch trên thị trường thứ cấp cho thấy, kể từ năm 2012 đến 2014, lãi suất nhìn chung có xu hướng giảm. Cụ thể, lãi suất trái phiếu KBNN kỳ hạn 5 năm giảm mạnh từ mức 9% kể từ đầu năm 2013 xuống mức đáy 4,8% vào cuối 2014. Trong năm 2015, lợi suất giao dịch có xu hướng tăng, các kỳ hạn 2 năm, 3 năm và 5 năm tăng từ 30-50 điểm cơ bản so với đầu năm 2015. Tuy nhiên, xu hướng giảm lãi suất lại tiếp tục trong các năm 2016 - 2017. Trong đó, năm 2017 có mức giảm mạnh hơn năm 2016. Tính đến thời điểm cuối năm 2017, lợi suất giao dịch đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2013 trở lại đây. Lợi suất giao dịch kỳ hạn 2 năm, 3 năm và 5 năm đang dừng ở mức 3,36%, 3,64% và 4,22%.
Năm 2016 - 2017, giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) tăng nhẹ so với năm 2015, tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng thì thị phần của NĐTNN vẫn tiếp tục giảm xuống 6,9% (2016) và 5,9% (2017). Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, NĐTNN có xu hướng mua ròng, với giá trị mua ròng của năm 2016 là 12.689 tỷ đồng, và giá trị mua ròng của năm 2017 là 20.565 tỷ đồng. Bình quân giao dịch outright (giao dịch mua bán thông thường) là 4.672 tỷ đồng/phiên. NĐTNN chủ yếu tham gia giao dịch Outright, tỷ trọng giao dịch repo của NĐTNN chỉ chiếm từ 2 - 4% giá trị giao dịch repo toàn thị trường trong giai đoạn 2009 - 2014. Trong những năm gần đây, tỷ trọng giao dịch Repo của NĐTNN thậm chí giảm xuống còn chưa đến 1% giá trị giao dịch Repo toàn thị trường. Nếu tính chung cả giao dịch repo, thì tỷ trọng giao dịch của NĐTNN trong năm 2017 chỉ là 3,1%.
Thành viên giao dịch và cơ cấu nhà đầu tư đã gia tăng, với sự tham gia của các NHTM thành viên đã gia tăng mạnh mẽ, từ mức 38.6% thị phần năm 2010, đã tăng lên 86,5% trong năm 2017. Trong khi đó, sự tham gia của các CTCK thành viên giảm mạnh cả về nghiệp vụ môi giới và tự doanh, thị phần môi giới của khối CTCK giảm từ gần 50% năm 2010 xuống 9,4% năm 2017, hoạt động tự doanh của CTCK cũng giảm từ mức 11,7% năm 2010 xuống 4,1% năm 2017. Về cơ cấu nhà đầu tư theo loại hình NHTM năm giữ 52,4%, BHXH nắm giữ 36,6%, bảo hiểm tiền gửi nắm giữ 2,8%, các nhà đầu tư khác nắm giữ 0,9%; theo địa lý, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ khoảng 5% và nhà đầu tư trong nước nắm giữ khoảng 95%. Kết quả đánh giá thành viên năm 2017 gồm có 21 thành viên và 2 thành viên đặc biệt, tốp 10 thành viên có thành tích đấu thầu TPCP tốt nhất là Công ty chứng khoán BIDV, VIETINBANK, AGRIBANK, VCB, TECHCOMBANK, SEABANK, SCB, Công ty chứng khoán vcb, NHTM cổ phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ năm 2018 và giai đoạn tiếp theo
Kinh tế năm 2018 dự báo tiếp tục đà tăng trưởng, góp phần hỗ trợ và tạo điều kiện thị trường thị trường trái phiếu nói chung và thị trường TPCP nói riêng. Thị trường tiền tệ, ngoại hối tiếp tục ổn định; thanh khoản trên thị trường tiền tệ đầu năm 2018 tốt hơn so với cùng kỳ các năm trước, tạo điều kiện cho công tác huy động vốn ngay từ những tháng đầu năm. Khối lượng đáo hạn TPCP năm 2018 thấp hơn năm 2017. Các công ty bảo hiểm nhân thọ tăng tỷ lệ đầu tư vào trái phiếu trong bối cảnh thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển, tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tăng 28,6% trong năm 2017. Trong năm 2018, BHXH sẽ tham gia đầu tư TPCP dưới hình thức đấu thầu. Dự kiến tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản sẽ được đẩy nhanh so với năm 2017.
Năm 2018 là năm thứ hai của thời kỳ ổn định NSNN giai đoạn 2017 - 2020 và năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. Nhu cầu vốn NSNN cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 2 triệu tỷ đồng, mục tiêu đến năm 2020 bội chi ngân sách không vượt quá 3,5%, nhu cầu phát hành TPCP cho NSNN là rất lớn. Năm 2018, kế hoạch phát hành TPCP khoảng 280.000 tỷ đồng bao gồm cả khối lượng phát hành cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong đó dự kiến khối lượng TPCP đấu thầu qua thị trường khoảng 200.000 tỷ đồng.
Phân khai kế hoạch phát hành theo kỳ hạn trái phiếu chi tiết, năm 2018 để phấn đấu thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong lộ trình phát triển thị trường TPCP giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1191/QĐ-TTg, Kho bạc Nhà nước chủ trương phát hành đa dạng hóa các kỳ hạn trái phiếu, với mục tiêu bảo đảm tỷ lệ phát hành TPCP có kỳ hạn 5 năm trở lên theo Nghị quyết của Quốc hội tối thiểu 70%, đồng thời phân khai các kỳ hạn TPCP phù hợp với khả năng hấp thụ của thị trường và bảo đảm hài hòa luồng tiền đến hạn. Trên cơ sở đó, tiếp tục kế hoạch phân khai kế hoạch đấu thầu chi tiết theo kỳ hạn dưới 5 năm khoảng 10% tổng khối lượng đấu thầu, kỳ hạn 5 năm khoảng 15% tổng khối lượng đấu thầu, kỳ hạn 7 năm khoảng 18% tổng khối lượng đấu thầu, kỳ hạn 10 năm khoảng 19% tổng khối lượng đấu thầu, kỳ hạn 15 năm khoảng 16% tổng khối lượng đấu thầu, kỳ hạn 20 năm khoảng 10% tổng khối lượng đấu thầu và kỳ hạn 30 năm khoảng 13% tổng khối lượng đấu thầu.
Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển để bù đắp bội chi NSNN và trả nợ gốc theo kế hoạch huy động vốn Bộ Tài chính giao, bảo đảm thực hiện mục tiêu kéo dài kỳ hạn TPCP trong nước giai đoạn 2017 - 2020 theo Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đa dạng hóa kỳ hạn trái phiếu, bao gồm cả trái phiếu ngắn hạn để hài hòa dòng tiền và tạo đường cong lãi suất chuẩn và các mức lãi suất tham chiếu đầy đủ cho thị trường; thực hiện các nghiệp vụ tái cơ cấu danh mục nợ khi cần thiết để bảo đảm tính bền vững của danh mục nợ; tổ chức phát hành các sản phẩm trái phiếu mới, nghiệp vụ cho vay trái phiếu theo lộ trình xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý nợ công năm 2017.
Về tổ chức phát hành, cần bám sát tình hình thị trường, nhu cầu của nhà đầu tư và tình hình ngân quỹ, phù hợp với nhu cầu giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bảo đảm huy động đủ nhu cầu cân đối NSNN với chi phí hợp lý, tập trung tổ chức hình thức đấu thầu qua HNX để đảm bảo sự liên tục của thị trường. Chính sách lãi suất được điều hành theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với diễn biến của thị trường trái phiếu và thị trường tiền tệ.
Về thị trường thứ cấp, cần triển khai đánh giá, lựa chọn nhà tạo lập thị trường trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp sau khi ban hành Nghị định và Thông tư về phát hành giao dịch, đăng ký, lưu ký, niêm yết công cụ nợ Chính phủ. Tổ chức đối thoại, trao đổi định kỳ hằng quý đối với thành viên để nắm bắt nhu cầu đầu tư và trao đổi về công tác phát hành TPCP.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu cơ cấu lại danh mục nợ TPCP trong thời gian tới và để giảm đỉnh nợ theo giai đoạn vào các năm 2019, 2021. Tiếp tục thực hiện thanh toán đầy đủ gốc, lãi TPCP đến hạn cho các nhà đầu tư để bảo đảm uy tín với các nhà đầu tư. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền liên quan đến thị trường TPCP trên các website của KBNN, HNX, Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam, bảo đảm cho các nhà đầu tư có đầy đủ thông tin về cơ chế, chính sách, kế hoạch, lịch biểu đấu thầu, kết quả phát hành và thanh toán.
Hoàn thiện quy định pháp lý về hoạt động thanh toán, phát hành và giao dịch TPCP để cụ thể hóa các quy định Luật Quản lý nợ công năm 2017. Xây dựng các hệ thống văn bản về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ; và về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ. Nghị định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ: quy định từ khâu phát hành đến đăng ký, lưu ký và giao dịch để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào thị trường; quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của nhà tạo lập thị trường trên thị trường sơ cấp, thứ cấp và cơ chế hỗ trợ thanh khoản cho nhà tạo lập thị trường trên thị trường sơ cấp và thứ cấp./.
Đa dạng hóa kỳ hạn trái phiếu, bao gồm cả trái phiếu ngắn hạn để hài hòa dòng tiền và tạo đường cong lãi suất chuẩn và các mức lãi suất tham chiếu đầy đủ cho thị trường; thực hiện các nghiệp vụ tái cơ cấu danh mục nợ khi cần thiết để bảo đảm tính bền vững của danh mục nợ; tổ chức phát hành các sản phẩm trái phiếu mới, nghiệp vụ cho vay trái phiếu theo lộ trình xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý nợ công năm 2017.
Về tổ chức phát hành, cần bám sát tình hình thị trường, nhu cầu của nhà đầu tư và tình hình ngân quỹ, phù hợp với nhu cầu giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bảo đảm huy động đủ nhu cầu cân đối NSNN với chi phí hợp lý, tập trung tổ chức hình thức đấu thầu qua HNX để đảm bảo sự liên tục của thị trường. Chính sách lãi suất được điều hành theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với diễn biến của thị trường trái phiếu và thị trường tiền tệ.
Về thị trường thứ cấp, cần triển khai đánh giá, lựa chọn nhà tạo lập thị trường trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp sau khi ban hành Nghị định và Thông tư về phát hành giao dịch, đăng ký, lưu ký, niêm yết công cụ nợ Chính phủ. Tổ chức đối thoại, trao đổi định kỳ hằng quý đối với thành viên để nắm bắt nhu cầu đầu tư và trao đổi về công tác phát hành TPCP.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu cơ cấu lại danh mục nợ TPCP trong thời gian tới và để giảm đỉnh nợ theo giai đoạn vào các năm 2019, 2021. Tiếp tục thực hiện thanh toán đầy đủ gốc, lãi TPCP đến hạn cho các nhà đầu tư để bảo đảm uy tín với các nhà đầu tư. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền liên quan đến thị trường TPCP trên các website của KBNN, HNX, Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam, bảo đảm cho các nhà đầu tư có đầy đủ thông tin về cơ chế, chính sách, kế hoạch, lịch biểu đấu thầu, kết quả phát hành và thanh toán.
Hoàn thiện quy định pháp lý về hoạt động thanh toán, phát hành và giao dịch TPCP để cụ thể hóa các quy định Luật Quản lý nợ công năm 2017. Xây dựng các hệ thống văn bản về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ; và về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ. Nghị định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ: quy định từ khâu phát hành đến đăng ký, lưu ký và giao dịch để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào thị trường; quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của nhà tạo lập thị trường trên thị trường sơ cấp, thứ cấp và cơ chế hỗ trợ thanh khoản cho nhà tạo lập thị trường trên thị trường sơ cấp và thứ cấp./.
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2: Phấn đấu về đích theo kế hoạch  (20/07/2018)
Những thách thức chờ đợi chính phủ mới ở Italy  (20/07/2018)
Chủ tịch nước làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  (19/07/2018)
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản  (19/07/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay