Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 15 đến 21-01-2018)
21:50, ngày 24-01-2018
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Theo quyết định, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Chiều 19-01, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report - VNR), kết hợp cùng Báo VietnamNet tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017. Đây là năm thứ 11 Bảng xếp hạng VNR500 được chính thức công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính 2017.
Bên cạnh Bảng xếp hạng VNR500, Vietnam Report cũng đã tiến hành nghiên cứu và xuất bản Sách Trắng song ngữ với chủ đề: "Nền kinh tế số và Quốc gia khởi nghiệp", phân tích tình hình biến động kinh tế trong năm 2017, những kết quả đạt được và những khó khăn còn tồn tại, về nền tảng và rào cản quá trình số hóa ở Việt Nam, về làn sóng khởi nghiệp nhất là khởi nghiệp sáng tạo.
Sách Trắng còn bao gồm những đề xuất, khuyến nghị chính sách nhằm tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng hơn, nâng cao tính cạnh tranh, hỗ trợ cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường khu vực và thế giới, góp phần đưa nền kinh tế quốc gia phát triển theo hướng bền vững.
Đứng đầu danh sách có một số doanh nghiệp tiêu biểu như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Tổng công ty Việt Nam-Công ty cổ phần; Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, Công ty Cổ phần-Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình...
Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp uy tín trên sàn chứng khoán, những doanh nghiệp trong các ngành là dược phẩm và du lịch, lữ hành cũng được Vietnam Report tôn vinh Top 10 Doanh nghiệp niêm yết uy tín, Top 10 Công ty Dược Việt Nam uy tín và Top 10 Công ty Du lịch, lữ hành Việt Nam uy tín năm 2017 trong khuôn khổ lễ công bố năm nay.
Theo Báo cáo của VNR, trong năm 2018 vẫn còn không ít rào cản, khó khăn đối với quá trình phát triển của cộng đồng doanh nghiệp VNR500. Tuy nhiên, việc đẩy nhanh hơn quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính và cắt giảm đầu tư trực tiếp của Nhà nước, là sự hỗ trợ không thể thiếu giúp doanh nghiệp phát triển.
VNR cũng ghi nhận rằng nhiều doanh nghiệp VNR500 phản hồi mong muốn Chính phủ đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tăng cường đánh giá năng lực cán bộ; kết hợp với cắt giảm đầu tư công; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và tái cơ cấu lại các tập đoàn, tổng công ty lớn trong thời gian tới.
Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước 2018
Thủ tướng Chính phủ vừa giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước 2018 cho các bộ, ngành, địa phương. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao 372.035,856 tỷ đồng cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2018 (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) và danh mục dự án sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương năm 2018.
Thủ tướng Chính phủ giao 80.351,215 tỷ đồng cho các bộ, ngành Trung ương và 291.684,641 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ tổng số kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2018, danh mục dự án giao cho các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng mức vốn bù lãi suất tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng chính sách xã hội, vốn điều lệ; số vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; số vốn thu hồi các khoản vốn ứng trước nguồn ngân sách trung ương của từng dự án theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Đồng thời, giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước tổng số vốn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án phân theo ngành, lĩnh vực, chương trình và mức vốn từng dự án cụ thể. Giao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng số vốn ngân sách nhà nước, số vốn ngân sách Trung ương bổ sung theo từng chương trình mục tiêu và mức vốn ngân sách trung ương bố trí cho từng dự án cụ thể.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm tra về tính chính xác của các thông tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các dự án.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao, hướng dẫn các Bộ, ngành Trung ương và địa phương giải ngân kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài năm 2018 các dự án sử dụng vốn nước ngoài nhưng được quản lý theo cơ chế tài chính trong nước; thông báo cho các bộ, ngành và địa phương danh mục dự án được giao kế hoạch năm 2018 nhưng chưa điều chỉnh quyết định đầu tư bảo đảm phù hợp với kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Thủ tướng làm Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Theo quyết định, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo.
Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và ông Uông Chu Lưu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ông Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ làm Ủy viên thường trực. Các ủy viên khác là lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành, địa phương liên quan.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng liên quan đến các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.
Hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên của Ban Chỉ đạo thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo và thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo gồm đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và một số cơ quan liên quan.
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi hoạt động hằng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Alibaba đóng cửa 240.000 gian hàng trực tuyến buôn bán hàng giả
Alibaba, “gã khổng lồ” trong lĩnh vực thương mại điện tử của Trung Quốc, trong năm 2017 đã đóng cửa 240.000 gian hàng trực tuyến buôn bán các loại hàng hóa giả mạo. Bên cạnh đó, Alibaba cũng đã thông báo với các cơ quan an ninh trên toàn quốc về những sản phẩm giả mạo, qua đó giúp bắt giữ 1.606 nghi phạm.
Alibaba khẳng định với vai trò là nền tảng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, tập đoàn này cam kết tham gia nghiêm túc vào cuộc chiến chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tháng 01-2017, Alibaba đã gia nhập “liên minh đấu tranh chống hàng giả thông qua phân tích dữ liệu lớn” gồm 20 thương hiệu. Đến nay, liên minh này đã thu hút sự tham gia của 30 thương hiệu. Động thái nói trên của Alibaba được đưa ra sau khi Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) ngày 12-01 đã đưa trang mạng thương mại trực tuyến “Taobao.com” của tập đoàn này, cùng với tám khu chợ khác của Trung Quốc, trong đó có hai khu chợ truyền thống tại thành phố Bắc Kinh là Tú Thủy và Hồng Kiều, vào “Danh sách những thị trường có tiếng xấu năm 2017” do thường xuyên diễn ra các hoạt động buôn bán hàng hóa giả mạo và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Năm 2011, Taobao lần đầu tiên bị đưa vào danh sách đen, nhưng đã được rút ra khỏi danh sách này vào năm 2012 nhờ những nỗ lực đấu tranh chống nạn buôn bán hàng giả một cách hiệu quả.
OPEC: Thị trường dầu mỏ thế giới sẽ cân bằng trong năm nay
Ngày 17-01, Tổng Thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Mohammad Barkindo nhận định năm 2018 sẽ chứng kiến sự tái cân bằng cung-cầu trên thị trường "vàng đen" thế giới.
Trong một báo cáo gửi hãng thông tấn KUNA của Kuwait, ông Barkindo nhận định thị trường dầu mỏ sẽ dần trở lại trạng thái cân bằng trong năm nay. Ông khẳng định một thị trường "vàng đen" với cung-cầu cân bằng là nhân tố sẽ giúp đưa các mức giá dầu trở lại hợp lý, có lợi cho cả nhà sản xuất và nước tiêu thụ cũng như thúc đẩy hoạt động đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo sự suy giảm quy mô đầu tư vào ngành dầu mỏ trong những năm qua đang đe dọa các nguồn cung tương lai.
Ngoài ra, Tổng Thư ký OPEC cũng đánh giá cao việc thực hiện cam kết cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất trong suốt năm 2017, khẳng định rằng các nhà sản xuất tham gia thỏa thuận chắc chắn sẽ tiếp tục thực thi cam kết của mình trong năm 2018.
Ông nhấn mạnh thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC không nhắm tới một mức giá cụ thể nào, mà là hướng tới một loạt mục tiêu, trong đó quan trọng nhất là đạt được sự ổn định trên thị trường dầu mỏ toàn cầu và giải quyết vấn đề dư cung.
Trước đó, tại hội nghị cấp bộ trưởng diễn ra ở Vienna (Áo) hồi tháng 11 năm ngoái, các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC đã nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng tới cuối năm 2018. Động thái này phát đi một tín hiệu mạnh mẽ tới thị trường rằng các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC vẫn kiên định trong các nỗ lực chung nhằm hỗ trợ cũng như khôi phục sự cân bằng của thị trường dầu mỏ thế giới.
Dự kiến, đại diện của các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC sẽ có cuộc họp quan trọng tại Oman vào ngày 21-01 để đánh giá việc thực thi thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô, nhân tố vốn đã giúp giá dầu mỏ hiện nay tăng lên khoảng 65 USD/thùng./.
Chiều 19-01, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report - VNR), kết hợp cùng Báo VietnamNet tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017. Đây là năm thứ 11 Bảng xếp hạng VNR500 được chính thức công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính 2017.
Bên cạnh Bảng xếp hạng VNR500, Vietnam Report cũng đã tiến hành nghiên cứu và xuất bản Sách Trắng song ngữ với chủ đề: "Nền kinh tế số và Quốc gia khởi nghiệp", phân tích tình hình biến động kinh tế trong năm 2017, những kết quả đạt được và những khó khăn còn tồn tại, về nền tảng và rào cản quá trình số hóa ở Việt Nam, về làn sóng khởi nghiệp nhất là khởi nghiệp sáng tạo.
Sách Trắng còn bao gồm những đề xuất, khuyến nghị chính sách nhằm tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng hơn, nâng cao tính cạnh tranh, hỗ trợ cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường khu vực và thế giới, góp phần đưa nền kinh tế quốc gia phát triển theo hướng bền vững.
Đứng đầu danh sách có một số doanh nghiệp tiêu biểu như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Tổng công ty Việt Nam-Công ty cổ phần; Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, Công ty Cổ phần-Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình...
Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp uy tín trên sàn chứng khoán, những doanh nghiệp trong các ngành là dược phẩm và du lịch, lữ hành cũng được Vietnam Report tôn vinh Top 10 Doanh nghiệp niêm yết uy tín, Top 10 Công ty Dược Việt Nam uy tín và Top 10 Công ty Du lịch, lữ hành Việt Nam uy tín năm 2017 trong khuôn khổ lễ công bố năm nay.
Theo Báo cáo của VNR, trong năm 2018 vẫn còn không ít rào cản, khó khăn đối với quá trình phát triển của cộng đồng doanh nghiệp VNR500. Tuy nhiên, việc đẩy nhanh hơn quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính và cắt giảm đầu tư trực tiếp của Nhà nước, là sự hỗ trợ không thể thiếu giúp doanh nghiệp phát triển.
VNR cũng ghi nhận rằng nhiều doanh nghiệp VNR500 phản hồi mong muốn Chính phủ đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tăng cường đánh giá năng lực cán bộ; kết hợp với cắt giảm đầu tư công; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và tái cơ cấu lại các tập đoàn, tổng công ty lớn trong thời gian tới.
Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước 2018
Thủ tướng Chính phủ vừa giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước 2018 cho các bộ, ngành, địa phương. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao 372.035,856 tỷ đồng cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2018 (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) và danh mục dự án sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương năm 2018.
Thủ tướng Chính phủ giao 80.351,215 tỷ đồng cho các bộ, ngành Trung ương và 291.684,641 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ tổng số kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2018, danh mục dự án giao cho các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng mức vốn bù lãi suất tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng chính sách xã hội, vốn điều lệ; số vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; số vốn thu hồi các khoản vốn ứng trước nguồn ngân sách trung ương của từng dự án theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Đồng thời, giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước tổng số vốn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án phân theo ngành, lĩnh vực, chương trình và mức vốn từng dự án cụ thể. Giao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng số vốn ngân sách nhà nước, số vốn ngân sách Trung ương bổ sung theo từng chương trình mục tiêu và mức vốn ngân sách trung ương bố trí cho từng dự án cụ thể.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm tra về tính chính xác của các thông tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các dự án.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao, hướng dẫn các Bộ, ngành Trung ương và địa phương giải ngân kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài năm 2018 các dự án sử dụng vốn nước ngoài nhưng được quản lý theo cơ chế tài chính trong nước; thông báo cho các bộ, ngành và địa phương danh mục dự án được giao kế hoạch năm 2018 nhưng chưa điều chỉnh quyết định đầu tư bảo đảm phù hợp với kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Thủ tướng làm Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Theo quyết định, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo.
Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và ông Uông Chu Lưu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ông Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ làm Ủy viên thường trực. Các ủy viên khác là lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành, địa phương liên quan.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng liên quan đến các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.
Hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên của Ban Chỉ đạo thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo và thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo gồm đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và một số cơ quan liên quan.
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi hoạt động hằng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Alibaba đóng cửa 240.000 gian hàng trực tuyến buôn bán hàng giả
Alibaba, “gã khổng lồ” trong lĩnh vực thương mại điện tử của Trung Quốc, trong năm 2017 đã đóng cửa 240.000 gian hàng trực tuyến buôn bán các loại hàng hóa giả mạo. Bên cạnh đó, Alibaba cũng đã thông báo với các cơ quan an ninh trên toàn quốc về những sản phẩm giả mạo, qua đó giúp bắt giữ 1.606 nghi phạm.
Alibaba khẳng định với vai trò là nền tảng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, tập đoàn này cam kết tham gia nghiêm túc vào cuộc chiến chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tháng 01-2017, Alibaba đã gia nhập “liên minh đấu tranh chống hàng giả thông qua phân tích dữ liệu lớn” gồm 20 thương hiệu. Đến nay, liên minh này đã thu hút sự tham gia của 30 thương hiệu. Động thái nói trên của Alibaba được đưa ra sau khi Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) ngày 12-01 đã đưa trang mạng thương mại trực tuyến “Taobao.com” của tập đoàn này, cùng với tám khu chợ khác của Trung Quốc, trong đó có hai khu chợ truyền thống tại thành phố Bắc Kinh là Tú Thủy và Hồng Kiều, vào “Danh sách những thị trường có tiếng xấu năm 2017” do thường xuyên diễn ra các hoạt động buôn bán hàng hóa giả mạo và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Năm 2011, Taobao lần đầu tiên bị đưa vào danh sách đen, nhưng đã được rút ra khỏi danh sách này vào năm 2012 nhờ những nỗ lực đấu tranh chống nạn buôn bán hàng giả một cách hiệu quả.
OPEC: Thị trường dầu mỏ thế giới sẽ cân bằng trong năm nay
Ngày 17-01, Tổng Thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Mohammad Barkindo nhận định năm 2018 sẽ chứng kiến sự tái cân bằng cung-cầu trên thị trường "vàng đen" thế giới.
Trong một báo cáo gửi hãng thông tấn KUNA của Kuwait, ông Barkindo nhận định thị trường dầu mỏ sẽ dần trở lại trạng thái cân bằng trong năm nay. Ông khẳng định một thị trường "vàng đen" với cung-cầu cân bằng là nhân tố sẽ giúp đưa các mức giá dầu trở lại hợp lý, có lợi cho cả nhà sản xuất và nước tiêu thụ cũng như thúc đẩy hoạt động đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo sự suy giảm quy mô đầu tư vào ngành dầu mỏ trong những năm qua đang đe dọa các nguồn cung tương lai.
Ngoài ra, Tổng Thư ký OPEC cũng đánh giá cao việc thực hiện cam kết cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất trong suốt năm 2017, khẳng định rằng các nhà sản xuất tham gia thỏa thuận chắc chắn sẽ tiếp tục thực thi cam kết của mình trong năm 2018.
Ông nhấn mạnh thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC không nhắm tới một mức giá cụ thể nào, mà là hướng tới một loạt mục tiêu, trong đó quan trọng nhất là đạt được sự ổn định trên thị trường dầu mỏ toàn cầu và giải quyết vấn đề dư cung.
Trước đó, tại hội nghị cấp bộ trưởng diễn ra ở Vienna (Áo) hồi tháng 11 năm ngoái, các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC đã nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng tới cuối năm 2018. Động thái này phát đi một tín hiệu mạnh mẽ tới thị trường rằng các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC vẫn kiên định trong các nỗ lực chung nhằm hỗ trợ cũng như khôi phục sự cân bằng của thị trường dầu mỏ thế giới.
Dự kiến, đại diện của các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC sẽ có cuộc họp quan trọng tại Oman vào ngày 21-01 để đánh giá việc thực thi thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô, nhân tố vốn đã giúp giá dầu mỏ hiện nay tăng lên khoảng 65 USD/thùng./.
Việt Nam đã và sẽ làm hết sức mình để cùng các nước ASEAN hiện thực hóa "Tầm nhìn ASEAN 2025" gắn kết với "Chính sách Hành động hướng Đông" của Ấn Độ  (24/01/2018)
Ngành công nghiệp sáng tạo ở Anh: Từ kết nối kinh tế đến văn hóa và một vài gợi mở cho Việt Nam  (24/01/2018)
CELAC - Trung Quốc hợp tác “cùng có lợi"  (24/01/2018)
Binh chủng Tăng thiết giáp tổ chức Hội nghị tổng kết huấn luyện - đào tạo và xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật năm 2017  (24/01/2018)
Mỹ thông qua biện pháp ngắn hạn chấm dứt tình trạng Chính phủ đóng cửa  (24/01/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên