Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 27-11 đến 03-12-2017)
21:03, ngày 07-12-2017
TCCSĐT - Nhấn mạnh tại phiên họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức tối 01-12, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2017 tiếp tục chuyển biến tích cực.
Phê duyệt giải pháp khắc phục 'thẻ vàng' của EU về khai thác thủy sản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện một số giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu (EU) về khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Nhiều giải pháp được đưa ra theo khuyến nghị của EU bao gồm: sửa đổi khung pháp lý bảo đảm tuân thủ quy định khu vực và quốc tế; bảo đảm thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật được sửa đổi về IUU; thực hiện hiệu quả quy định quốc tế và các biện pháp quản lý thông qua chế tài xử phạt nghiêm minh; khắc phục tồn tại về hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát theo yêu cầu của quốc tế và khu vực đảm bảo phục vụ cho chứng nhận, xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; cải thiện hệ thống quản lý tàu cá; quản lý cường lực khai thác phù hợp; tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực; tuân thủ quy định việc thu thập và báo cáo dữ liệu nghề cá...
Cụ thể, từ nay đến 30-12-2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành một số Thông tư sửa đổi, bổ sung; trong đó, quy định thẩm quyền xác nhận nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác của Ban quản lý cảng cá, sửa đổi các biểu mẫu về nhật ký khai thác; trình tự, thủ tục quản lý nguyên liệu thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam; ban hành danh mục các loài thủy sản cấm khai thác.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc về IUU với 28 tỉnh, thành phố ven biển; tổ chức các hội nghị hướng dẫn địa phương về các giải pháp cấp bách có tính kỹ thuật để kiểm soát hoạt động thủy sản tại cảng; xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu nghề cá theo hướng tích hợp các thông tin về tàu cá, giấy phép khai thác, nhật ký khai thác và sản lượng lên bến để quản lý nghề cá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; thực hiện các quy định về kiểm soát nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu; xây dựng các quy định và tổ chức thực hiện việc cấm khai thác IUU với các loài hải sâm, trai tai tượng...
Để khắc phục những tồn tại về hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát theo yêu cầu của quốc tế và khu vực bảo đảm phục vụ cho chứng nhận, xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phân bổ thiết bị đầu cuối lắp đặt trên tàu cá thuộc dự án Movimar và chia sẻ dữ liệu quản lý cho các địa phương; nâng cấp Trạm bờ tại Tổng cục Thủy sản và 28 tỉnh, thành phố ven biển bảo đảm thiết bị HF kết nối tự động cho trên 9.000 tàu cá đã được lắp đặt.
Bộ tổ chức lại bộ máy quản lý của cảng cá đảm bảo đủ năng lực kiểm soát tàu cá ra vào cảng, thu nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy sản và xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác; xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát hoạt động tàu cá (VMS) chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa Tổng cục Thủy sản và 28 tỉnh, thành phố ven biển, các cơ quan chức năng có liên quan; đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý, đăng ký tàu cá, giấy phép khai thác thủy sản đồng bộ, chia sẻ từ Trung ương đến địa phương...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ công bố trữ lượng nguồn lợi thủy sản đã được điều tra ở một số vùng biển làm cơ sở quy hoạch, tổ chức lại đội tàu khai thác hản sản phù hợp với khả năng cho phép của nguồn lợi thủy sản; phê duyệt Quy hoạch khai thác hải sản xa bờ đến 2020, tầm nhìn 2030, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển kiểm soát số lượng tàu cá đóng mới theo quy hoạch.
Bộ yêu cầu tiếp tục thực hiện các quy định về hạn chế, cấm phát triển đóng mới tàu cá ven bờ, ra quy định về cấm đóng mới tàu làm nghề lưới kéo, chuyển đổi tàu cá làm nghề lưới kéo sang khai thác thân thiện với môi trường; sửa đổi kế hoạch quản lý cá ngừ phù hợp quy định quốc tế...
Kinh tế - xã hội 11 tháng tiếp tục chuyển biến tích cực
Nhấn mạnh tại phiên họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức tối 01-12, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2017 tiếp tục chuyển biến tích cực. Theo đó, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân trong xu hướng giảm, trong khi các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được bảo đảm.
Nêu bật những kết quả về sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11-2017 tăng 17,2% so với tháng 11-2016, tính chung 11 tháng, IIP tăng 9,3% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, xuất nhập khẩu tiếp tục tăng cao, sau 11 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 194 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ và xuất siêu khoảng 2,75 tỷ USD. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, để hoàn thành kế hoạch cả năm cũng như đưa ra phương hướng thời gian tới, tại phiên họp Chính phủ hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh 3 nội dung trọng tâm, trong đó ưu tiên lớn nhất là phải hoàn thành toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018 theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Thủ tướng nhắc lại sự quyết liệt về cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực hiệu quả thực thi pháp luật và chỉ đạo điều hành ở tất cả các ngành, các cấp, cũng như đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm...
Về cách thức xây dựng Nghị quyết 01, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần chung là phải ngắn gọn, rõ ý, có trọng tâm, trọng điểm, thứ tự ưu tiên, không đưa công việc thường xuyên thuộc chức năng của của bộ, ngành mình vào dự thảo Nghị quyết.
"Các bộ ngành tập trung rà soát toàn bộ các cơ chế chính sách, pháp luật liên quan, phân tích đánh giá rõ những điểm tồn tại, hạn chế, khó khăn thách thức để khắc phục ngay và đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực ngay từ đầu năm có giải pháp trung, dài hạn với thời gian cụ thể và thứ tự ưu tiên hợp lý để triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội", Thủ tướng lưu ý.
Nói thêm tại phiên họp báo Chính phủ, Bộ trường Mai Tiến Dũng đã nêu ra một loạt các yêu cầu và nhiệm vụ được Thủ tướng giao cho các bộ, ngành trong thời gian tới.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước theo dõi chặt chẽ diễn biến của tình hình thị trường tiền tệ, tín dụng, lãi suất, tỷ giá hối đoái, thị trường ngoại tệ để có chính sách điều chỉnh kịp thời, không để biến động lớn trong tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.
"Thủ tướng nói việc tăng giá điện vừa qua chỉ làm tăng CPI 0,08% năm 2017 và 0,1% năm 2018, như vậy rất thấp. Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan theo dõi chặt chẽ tình hình giá cả, thị trường, khẩn trương xây dựng, trình ban hành Chỉ thị Tết", Thủ tướng Chính phủ đề nghị thêm.
Về nguồn hàng phục vụ Tết, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành và địa phương bảo đảm cung cầu hàng hóa, dịch vụ vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Mậu Tuất, đồng thời, hỗ trợ cung ứng kịp thời nhu yếu phẩm, vật tư để ổn định đời sống và khôi phục sản xuất tại các địa bàn chịu ảnh hưởng thiên tai.
Thủ tướng lưu ý, trong tháng cuối năm và dịp Tết cổ truyền, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ sẽ tăng cao, do vậy cần chuẩn bị tốt nguồn hàng, bảo đảm cung cầu hàng hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
WTO: Mối đe dọa về bảo hộ trên toàn cầu không nghiêm trọng
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Azevedo ngày 27-11 nhận định mối đe dọa về làn sóng bảo hộ mậu dịch trên toàn cầu vẫn tồn tại song đây không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng.
Phát biểu với báo giới ngày 27-11 tại trụ sở WTO ở Geneva của Thụy Sĩ, ông Azevedo đã tập trung vào “Lộ trình hướng tới Buenos Aires” - chủ đề của Hội nghị cấp bộ trưởng WTO lần thứ 11 dự kiến sẽ diễn ra tại thủ đô của Argentina từ ngày 10 đến 13-12 tới.
Ông Azevedo cho rằng hội nghị này diễn ra vào thời điểm đặc biệt khó khăn, đồng thời đánh giá dù nguy cơ chủ nghĩa bảo hộ vẫn tồn tại, song chủ nghĩa bảo hộ "cứng rắn" không hiện hữu. Ông lưu ý rằng viễn cảnh kinh tế hiện nay không sáng sủa, và tình hình còn có thể xấu hơn. Các nước sẽ gia tăng hành động đơn phương nếu không có WTO.
Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, các hạn chế thương mại đã cản trở đáng kể hoạt động thương mại toàn cầu với kim ngạch giảm khoảng 5%. Tổng Giám đốc WTO nhấn mạnh mặc dù nguy cơ bảo hộ thương mại còn tồn tại, song về cơ bản, hệ thống đã trụ vững, hệ thống thương mại vẫn vận hành thông suốt nhờ có WTO. Điều này trái ngược hẳn với giai đoạn những năm 1930 của thế kỷ trước liên quan tới cuộc Đại suy thoái khi đó, khiến 2/3 kim ngạch thương mại toàn cầu biến mất. Ông nhận định thành quả này là nhờ vào những tiêu chuẩn do WTO đặt ra.
Ông Azevedo đề cập đến thành công của Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO (TFA), trong đó giúp thúc đẩy thương mại quốc tế thông qua việc giảm bớt các quy định ngặt nghèo và có hiệu lực vào năm 2017. Theo ông, WTO đạt được thành công này là nhờ vào cách cơ quan này hoạt động sau hai hội nghị cấp bộ trưởng WTO lần trước tại Bali, Indonesia và Nairobi, Kenya. Ông dự báo dù kết quả hội nghị tại Buenos Aires thế nào thì đây cũng không phải là một dấu chấm hết, bởi lộ trình hướng tới tự do hóa thương mại và các nguyên tắc đa phương không còn xa.
Về những chỉ trích của Mỹ đối với WTO, Tổng Giám đốc Azevedo cho rằng Washington đã thể hiện rõ quan ngại về những gì mà hệ thống đa phương này mang lại, song các nước khác có những quan điểm khác nhau. Ông khẳng định mặc dù Mỹ không còn tích cực như trước song nước này vẫn ngồi vào đàm phán với các thành viên.
Kinh tế Eurozone tăng trưởng ấn tượng nhưng còn nhiều thách thức
Nghiên cứu chính thức công bố ngày 29-11 cho thấy nền kinh tế 19 quốc gia Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng tốc và có nhiều bứt phá. Dẫn hàng loạt chỉ số kinh tế vĩ mô tích cực được công bố gần đây cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng của Eurozone. Cụ thể, chỉ số niềm tin kinh tế (ESI) tăng từ 114,1 lên 114,6, mức tăng cao nhất kể từ tháng 10/2000 trong khi chỉ số công nghiệp cũng tăng tới mức cao kỷ lục, cùng với đó chỉ số tăng trưởng khu vực dịch vụ cũng cho thấy đà tăng trong năm 2017.
Ủy ban châu Âu (EC) dự báo tăng trưởng của Eurozone năm nay sẽ đạt khoảng 2,2%. Thị trường lao động cũng được cải thiện với tốc độ mạnh mẽ hơn kể từ năm 2000.
Giới chuyên gia nhận định, kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ toàn cầu năm 2008 đến nay, tăng trưởng bình quân của Eurozone chưa bao giờ mạnh như hiện nay. Theo Ban Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), kinh tế Eurozone đã đạt mức tương đương với giai đoạn 1999 - 2000. Tăng trưởng thực tế diễn ra hơn cả mong đợi của thị trường đã tạo ra bất ngờ.
Thực tế này cũng được đánh giá phù hợp với xu hướng chung của thế giới khi thương mại toàn cầu cũng gia tăng với tốc độ mạnh nhất kể từ 6 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, một điều rất tích cực là các "cỗ máy" kinh tế châu Âu đều theo đà tăng trưởng này. Giữa tháng 11, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận xét sự chênh lệch về tỷ lệ tăng trưởng giữa 19 nước thành viên thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ qua. Trong một khu vực mà các quốc gia có lượng trao đổi thương mại nội bộ với nhau chiếm tỷ trọng rất lớn thì "sức khỏe" của một thành viên sẽ ảnh hưởng tới các thành viên còn lại.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định Eurozone vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Các quốc gia trong khu vực đều dự đoán lạm phát sẽ tăng chậm, chỉ số lạm phát lõi (không bao gồm các yếu tố dễ biến động như thực phẩm và năng lượng) của Eurozone trong năm nay dự đoán ở mức 1,5%, không đạt mục tiêu mà ECB đặt ra là xấp xỉ 2%. Điều này được cho là ảnh hưởng tới quyết định bình thường hóa chính sách tiền tệ của ECB và khiến các nhà hoạch định chính sách thất vọng. ECB được cho là sẽ tiếp tục chính sách mua trái phiếu (QE) cho tới tận tháng 9-2018 và sẽ duy trì lãi suất sát đáy thêm một thời gian dài nữa.
Sự hỗ trợ bằng chính sách tiền tệ này được coi là cần thiết để không ảnh hưởng tiêu cực đến đà hồi phục trong bối cảnh lạm phát vẫn còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 2%. Song việc duy trì lãi suất thấp cũng có những hệ lụy, góp phần hình thành nên các bong bóng trên một số thị trường như bất động sản tại các thành phố lớn. Đặc biệt, nếu xuất hiện một cuộc khủng hoảng mới, ECB sẽ không còn công cụ nào để đối phó.
Ngoài ra, tuy tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực nhìn chung là giảm nhưng số người tìm việc làm trong giới trẻ và thất nghiệp dài hạn vẫn rất cao. Tại một số nước phía Nam, tỷ lệ thất nghiệp thường xuyên vượt 10% (17,4% ở Tây Ban Nha và 11,3% ở Italy). Trong khi đó, châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số và thiếu đầu tư vào lĩnh vực sáng tạo, hai điểm hạn chế khiến cho năng suất của nền kinh tế khu vực giảm sút. Nhiều năm sau khủng hoảng, một số nước như Italy vẫn trở lại mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của năm 2008.
Nếu như hiệu ứng tăng trưởng của kinh tế thế giới qua đi, các quốc gia này không bắt kịp đà thì tăng trưởng của Eurozone sẽ có nguy cơ lại hụt hơi sau năm 2020. Việc một số nước khó giảm được nợ công cũng là một nguy cơ tiềm tàng, nợ công Italy và Bồ Đào Nha đã vượt quá 130% GDP.
OPEC nhất trí sẽ kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nhất trí kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô đến hết năm 2018 nhằm chấm dứt tình trạng dư thừa dầu thô và tránh tái diễn một đợt giá dầu "tụt dốc" thảm hại trong tương lai.
Thỏa thuận về nguyên tắc nói trên đã đạt được ngày 30/11 sau nhiều giờ thảo luận tại trụ sở của OPEC ở Vienna (Áo). Một phái đoàn tham dự cuộc họp này cho biết OPEC sẽ tiếp tục thảo luận liệu có nên chấp nhận mức sản lượng hiện nay của Libya hay không. Nước này hiện đang được miễn áp dụng thỏa thuận cắt giảm sản lượng do tình trạng rối ren trong nước.
Vào tối 30-11, 14 thành viên OPEC sẽ gặp các nước xuất khẩu dầu mỏ ngoài OPEC (do Nga đứng đầu) để tìm đồng thuận về quyết định kéo dài thỏa thuận cắt giảm chung giữa các nước trong và ngoài OPEC.
Nhằm ứng phó tình trạng dư thừa dầu toàn cầu và giá dầu thô thế giới giảm mạnh kể từ giữa năm 2014, OPEC và 11 nước ngoài OPEC đã ký thỏa thuận vào cuối năm 2016 nhằm cắt giảm sản lượng khai thác tổng cộng 1,8 triệu thùng/ngày kể từ tháng 01-2017.
Thỏa thuận sẽ hết hạn vào ngày 31-3-2018. Thỏa thuận đã đem lại những kết quả nhất định, đẩy giá dầu lên mức cao trong gần 2 năm qua và giảm lượng dầu tồn kho toàn cầu. Hiện Nga đang muốn có thông điệp rõ ràng về việc thỏa thuận cắt giảm này sẽ kết thúc như thế nào để thị trường không bị rơi vào thâm hụt quá sớm.
Với việc giá dầu hiện đã tăng lên 60 USD/thùng, Nga bày tỏ lo ngại rằng việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng có thể dẫn tới việc tăng mạnh sản lượng dầu thô tại Mỹ, nước vốn không tham gia thỏa thuận này./.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện một số giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu (EU) về khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Nhiều giải pháp được đưa ra theo khuyến nghị của EU bao gồm: sửa đổi khung pháp lý bảo đảm tuân thủ quy định khu vực và quốc tế; bảo đảm thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật được sửa đổi về IUU; thực hiện hiệu quả quy định quốc tế và các biện pháp quản lý thông qua chế tài xử phạt nghiêm minh; khắc phục tồn tại về hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát theo yêu cầu của quốc tế và khu vực đảm bảo phục vụ cho chứng nhận, xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; cải thiện hệ thống quản lý tàu cá; quản lý cường lực khai thác phù hợp; tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực; tuân thủ quy định việc thu thập và báo cáo dữ liệu nghề cá...
Cụ thể, từ nay đến 30-12-2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành một số Thông tư sửa đổi, bổ sung; trong đó, quy định thẩm quyền xác nhận nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác của Ban quản lý cảng cá, sửa đổi các biểu mẫu về nhật ký khai thác; trình tự, thủ tục quản lý nguyên liệu thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam; ban hành danh mục các loài thủy sản cấm khai thác.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc về IUU với 28 tỉnh, thành phố ven biển; tổ chức các hội nghị hướng dẫn địa phương về các giải pháp cấp bách có tính kỹ thuật để kiểm soát hoạt động thủy sản tại cảng; xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu nghề cá theo hướng tích hợp các thông tin về tàu cá, giấy phép khai thác, nhật ký khai thác và sản lượng lên bến để quản lý nghề cá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; thực hiện các quy định về kiểm soát nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu; xây dựng các quy định và tổ chức thực hiện việc cấm khai thác IUU với các loài hải sâm, trai tai tượng...
Để khắc phục những tồn tại về hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát theo yêu cầu của quốc tế và khu vực bảo đảm phục vụ cho chứng nhận, xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phân bổ thiết bị đầu cuối lắp đặt trên tàu cá thuộc dự án Movimar và chia sẻ dữ liệu quản lý cho các địa phương; nâng cấp Trạm bờ tại Tổng cục Thủy sản và 28 tỉnh, thành phố ven biển bảo đảm thiết bị HF kết nối tự động cho trên 9.000 tàu cá đã được lắp đặt.
Bộ tổ chức lại bộ máy quản lý của cảng cá đảm bảo đủ năng lực kiểm soát tàu cá ra vào cảng, thu nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy sản và xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác; xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát hoạt động tàu cá (VMS) chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa Tổng cục Thủy sản và 28 tỉnh, thành phố ven biển, các cơ quan chức năng có liên quan; đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý, đăng ký tàu cá, giấy phép khai thác thủy sản đồng bộ, chia sẻ từ Trung ương đến địa phương...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ công bố trữ lượng nguồn lợi thủy sản đã được điều tra ở một số vùng biển làm cơ sở quy hoạch, tổ chức lại đội tàu khai thác hản sản phù hợp với khả năng cho phép của nguồn lợi thủy sản; phê duyệt Quy hoạch khai thác hải sản xa bờ đến 2020, tầm nhìn 2030, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển kiểm soát số lượng tàu cá đóng mới theo quy hoạch.
Bộ yêu cầu tiếp tục thực hiện các quy định về hạn chế, cấm phát triển đóng mới tàu cá ven bờ, ra quy định về cấm đóng mới tàu làm nghề lưới kéo, chuyển đổi tàu cá làm nghề lưới kéo sang khai thác thân thiện với môi trường; sửa đổi kế hoạch quản lý cá ngừ phù hợp quy định quốc tế...
Kinh tế - xã hội 11 tháng tiếp tục chuyển biến tích cực
Nhấn mạnh tại phiên họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức tối 01-12, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2017 tiếp tục chuyển biến tích cực. Theo đó, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân trong xu hướng giảm, trong khi các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được bảo đảm.
Nêu bật những kết quả về sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11-2017 tăng 17,2% so với tháng 11-2016, tính chung 11 tháng, IIP tăng 9,3% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, xuất nhập khẩu tiếp tục tăng cao, sau 11 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 194 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ và xuất siêu khoảng 2,75 tỷ USD. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, để hoàn thành kế hoạch cả năm cũng như đưa ra phương hướng thời gian tới, tại phiên họp Chính phủ hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh 3 nội dung trọng tâm, trong đó ưu tiên lớn nhất là phải hoàn thành toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018 theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Thủ tướng nhắc lại sự quyết liệt về cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực hiệu quả thực thi pháp luật và chỉ đạo điều hành ở tất cả các ngành, các cấp, cũng như đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm...
Về cách thức xây dựng Nghị quyết 01, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần chung là phải ngắn gọn, rõ ý, có trọng tâm, trọng điểm, thứ tự ưu tiên, không đưa công việc thường xuyên thuộc chức năng của của bộ, ngành mình vào dự thảo Nghị quyết.
"Các bộ ngành tập trung rà soát toàn bộ các cơ chế chính sách, pháp luật liên quan, phân tích đánh giá rõ những điểm tồn tại, hạn chế, khó khăn thách thức để khắc phục ngay và đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực ngay từ đầu năm có giải pháp trung, dài hạn với thời gian cụ thể và thứ tự ưu tiên hợp lý để triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội", Thủ tướng lưu ý.
Nói thêm tại phiên họp báo Chính phủ, Bộ trường Mai Tiến Dũng đã nêu ra một loạt các yêu cầu và nhiệm vụ được Thủ tướng giao cho các bộ, ngành trong thời gian tới.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước theo dõi chặt chẽ diễn biến của tình hình thị trường tiền tệ, tín dụng, lãi suất, tỷ giá hối đoái, thị trường ngoại tệ để có chính sách điều chỉnh kịp thời, không để biến động lớn trong tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.
"Thủ tướng nói việc tăng giá điện vừa qua chỉ làm tăng CPI 0,08% năm 2017 và 0,1% năm 2018, như vậy rất thấp. Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan theo dõi chặt chẽ tình hình giá cả, thị trường, khẩn trương xây dựng, trình ban hành Chỉ thị Tết", Thủ tướng Chính phủ đề nghị thêm.
Về nguồn hàng phục vụ Tết, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành và địa phương bảo đảm cung cầu hàng hóa, dịch vụ vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Mậu Tuất, đồng thời, hỗ trợ cung ứng kịp thời nhu yếu phẩm, vật tư để ổn định đời sống và khôi phục sản xuất tại các địa bàn chịu ảnh hưởng thiên tai.
Thủ tướng lưu ý, trong tháng cuối năm và dịp Tết cổ truyền, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ sẽ tăng cao, do vậy cần chuẩn bị tốt nguồn hàng, bảo đảm cung cầu hàng hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
WTO: Mối đe dọa về bảo hộ trên toàn cầu không nghiêm trọng
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Azevedo ngày 27-11 nhận định mối đe dọa về làn sóng bảo hộ mậu dịch trên toàn cầu vẫn tồn tại song đây không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng.
Phát biểu với báo giới ngày 27-11 tại trụ sở WTO ở Geneva của Thụy Sĩ, ông Azevedo đã tập trung vào “Lộ trình hướng tới Buenos Aires” - chủ đề của Hội nghị cấp bộ trưởng WTO lần thứ 11 dự kiến sẽ diễn ra tại thủ đô của Argentina từ ngày 10 đến 13-12 tới.
Ông Azevedo cho rằng hội nghị này diễn ra vào thời điểm đặc biệt khó khăn, đồng thời đánh giá dù nguy cơ chủ nghĩa bảo hộ vẫn tồn tại, song chủ nghĩa bảo hộ "cứng rắn" không hiện hữu. Ông lưu ý rằng viễn cảnh kinh tế hiện nay không sáng sủa, và tình hình còn có thể xấu hơn. Các nước sẽ gia tăng hành động đơn phương nếu không có WTO.
Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, các hạn chế thương mại đã cản trở đáng kể hoạt động thương mại toàn cầu với kim ngạch giảm khoảng 5%. Tổng Giám đốc WTO nhấn mạnh mặc dù nguy cơ bảo hộ thương mại còn tồn tại, song về cơ bản, hệ thống đã trụ vững, hệ thống thương mại vẫn vận hành thông suốt nhờ có WTO. Điều này trái ngược hẳn với giai đoạn những năm 1930 của thế kỷ trước liên quan tới cuộc Đại suy thoái khi đó, khiến 2/3 kim ngạch thương mại toàn cầu biến mất. Ông nhận định thành quả này là nhờ vào những tiêu chuẩn do WTO đặt ra.
Ông Azevedo đề cập đến thành công của Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO (TFA), trong đó giúp thúc đẩy thương mại quốc tế thông qua việc giảm bớt các quy định ngặt nghèo và có hiệu lực vào năm 2017. Theo ông, WTO đạt được thành công này là nhờ vào cách cơ quan này hoạt động sau hai hội nghị cấp bộ trưởng WTO lần trước tại Bali, Indonesia và Nairobi, Kenya. Ông dự báo dù kết quả hội nghị tại Buenos Aires thế nào thì đây cũng không phải là một dấu chấm hết, bởi lộ trình hướng tới tự do hóa thương mại và các nguyên tắc đa phương không còn xa.
Về những chỉ trích của Mỹ đối với WTO, Tổng Giám đốc Azevedo cho rằng Washington đã thể hiện rõ quan ngại về những gì mà hệ thống đa phương này mang lại, song các nước khác có những quan điểm khác nhau. Ông khẳng định mặc dù Mỹ không còn tích cực như trước song nước này vẫn ngồi vào đàm phán với các thành viên.
Kinh tế Eurozone tăng trưởng ấn tượng nhưng còn nhiều thách thức
Nghiên cứu chính thức công bố ngày 29-11 cho thấy nền kinh tế 19 quốc gia Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng tốc và có nhiều bứt phá. Dẫn hàng loạt chỉ số kinh tế vĩ mô tích cực được công bố gần đây cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng của Eurozone. Cụ thể, chỉ số niềm tin kinh tế (ESI) tăng từ 114,1 lên 114,6, mức tăng cao nhất kể từ tháng 10/2000 trong khi chỉ số công nghiệp cũng tăng tới mức cao kỷ lục, cùng với đó chỉ số tăng trưởng khu vực dịch vụ cũng cho thấy đà tăng trong năm 2017.
Ủy ban châu Âu (EC) dự báo tăng trưởng của Eurozone năm nay sẽ đạt khoảng 2,2%. Thị trường lao động cũng được cải thiện với tốc độ mạnh mẽ hơn kể từ năm 2000.
Giới chuyên gia nhận định, kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ toàn cầu năm 2008 đến nay, tăng trưởng bình quân của Eurozone chưa bao giờ mạnh như hiện nay. Theo Ban Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), kinh tế Eurozone đã đạt mức tương đương với giai đoạn 1999 - 2000. Tăng trưởng thực tế diễn ra hơn cả mong đợi của thị trường đã tạo ra bất ngờ.
Thực tế này cũng được đánh giá phù hợp với xu hướng chung của thế giới khi thương mại toàn cầu cũng gia tăng với tốc độ mạnh nhất kể từ 6 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, một điều rất tích cực là các "cỗ máy" kinh tế châu Âu đều theo đà tăng trưởng này. Giữa tháng 11, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận xét sự chênh lệch về tỷ lệ tăng trưởng giữa 19 nước thành viên thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ qua. Trong một khu vực mà các quốc gia có lượng trao đổi thương mại nội bộ với nhau chiếm tỷ trọng rất lớn thì "sức khỏe" của một thành viên sẽ ảnh hưởng tới các thành viên còn lại.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định Eurozone vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Các quốc gia trong khu vực đều dự đoán lạm phát sẽ tăng chậm, chỉ số lạm phát lõi (không bao gồm các yếu tố dễ biến động như thực phẩm và năng lượng) của Eurozone trong năm nay dự đoán ở mức 1,5%, không đạt mục tiêu mà ECB đặt ra là xấp xỉ 2%. Điều này được cho là ảnh hưởng tới quyết định bình thường hóa chính sách tiền tệ của ECB và khiến các nhà hoạch định chính sách thất vọng. ECB được cho là sẽ tiếp tục chính sách mua trái phiếu (QE) cho tới tận tháng 9-2018 và sẽ duy trì lãi suất sát đáy thêm một thời gian dài nữa.
Sự hỗ trợ bằng chính sách tiền tệ này được coi là cần thiết để không ảnh hưởng tiêu cực đến đà hồi phục trong bối cảnh lạm phát vẫn còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 2%. Song việc duy trì lãi suất thấp cũng có những hệ lụy, góp phần hình thành nên các bong bóng trên một số thị trường như bất động sản tại các thành phố lớn. Đặc biệt, nếu xuất hiện một cuộc khủng hoảng mới, ECB sẽ không còn công cụ nào để đối phó.
Ngoài ra, tuy tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực nhìn chung là giảm nhưng số người tìm việc làm trong giới trẻ và thất nghiệp dài hạn vẫn rất cao. Tại một số nước phía Nam, tỷ lệ thất nghiệp thường xuyên vượt 10% (17,4% ở Tây Ban Nha và 11,3% ở Italy). Trong khi đó, châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số và thiếu đầu tư vào lĩnh vực sáng tạo, hai điểm hạn chế khiến cho năng suất của nền kinh tế khu vực giảm sút. Nhiều năm sau khủng hoảng, một số nước như Italy vẫn trở lại mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của năm 2008.
Nếu như hiệu ứng tăng trưởng của kinh tế thế giới qua đi, các quốc gia này không bắt kịp đà thì tăng trưởng của Eurozone sẽ có nguy cơ lại hụt hơi sau năm 2020. Việc một số nước khó giảm được nợ công cũng là một nguy cơ tiềm tàng, nợ công Italy và Bồ Đào Nha đã vượt quá 130% GDP.
OPEC nhất trí sẽ kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nhất trí kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô đến hết năm 2018 nhằm chấm dứt tình trạng dư thừa dầu thô và tránh tái diễn một đợt giá dầu "tụt dốc" thảm hại trong tương lai.
Thỏa thuận về nguyên tắc nói trên đã đạt được ngày 30/11 sau nhiều giờ thảo luận tại trụ sở của OPEC ở Vienna (Áo). Một phái đoàn tham dự cuộc họp này cho biết OPEC sẽ tiếp tục thảo luận liệu có nên chấp nhận mức sản lượng hiện nay của Libya hay không. Nước này hiện đang được miễn áp dụng thỏa thuận cắt giảm sản lượng do tình trạng rối ren trong nước.
Vào tối 30-11, 14 thành viên OPEC sẽ gặp các nước xuất khẩu dầu mỏ ngoài OPEC (do Nga đứng đầu) để tìm đồng thuận về quyết định kéo dài thỏa thuận cắt giảm chung giữa các nước trong và ngoài OPEC.
Nhằm ứng phó tình trạng dư thừa dầu toàn cầu và giá dầu thô thế giới giảm mạnh kể từ giữa năm 2014, OPEC và 11 nước ngoài OPEC đã ký thỏa thuận vào cuối năm 2016 nhằm cắt giảm sản lượng khai thác tổng cộng 1,8 triệu thùng/ngày kể từ tháng 01-2017.
Thỏa thuận sẽ hết hạn vào ngày 31-3-2018. Thỏa thuận đã đem lại những kết quả nhất định, đẩy giá dầu lên mức cao trong gần 2 năm qua và giảm lượng dầu tồn kho toàn cầu. Hiện Nga đang muốn có thông điệp rõ ràng về việc thỏa thuận cắt giảm này sẽ kết thúc như thế nào để thị trường không bị rơi vào thâm hụt quá sớm.
Với việc giá dầu hiện đã tăng lên 60 USD/thùng, Nga bày tỏ lo ngại rằng việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng có thể dẫn tới việc tăng mạnh sản lượng dầu thô tại Mỹ, nước vốn không tham gia thỏa thuận này./.
Bình Phước: Khai mạc Kỳ họp thứ 5, Hội đồng nhân dân Tỉnh khóa IX  (07/12/2017)
Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: 40 năm nối nhịp cầu hữu nghị  (07/12/2017)
Hội thảo và Triển lãm quốc tế "Phát triển công nghiệp thông minh 2017"  (07/12/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên