Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 20 đến ngày 26-11-2017)
23:38, ngày 30-11-2017
TCCSĐT - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau hơn 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, dần chuyển dịch từ nền sản xuất lâm nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất lâm nghiệp hàng hóa.
Cảnh báo rủi ro khả năng trả nợ các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh
Kết quả giám sát nợ công tại các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh cho thấy, tuy đã được tái cơ cấu tài chính nhưng các dự án vẫn có rủi ro về khả năng trả nợ khoản vay. Đây là đánh giá sau khi Thanh tra Bộ Tài chính cùng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoạI (Bộ Tài chính) và các đơn vị liên quan tham gia 10 đoàn giám sát nợ công tại các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Các dự án có quy mô vốn vay từ 1.200 tỷ đồng đến trên 60.000 tỷ đồng.
Công tác giám sát theo đại diện ngành thanh tra nhằm đánh giá tình hình triển khai hoạt động của dự án, tình hình tài chính của dự án, tình hình quản lý, sản xuất kinh doanh, rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh,...
Chưa nói rõ danh tính các doanh nghiệp, dự án được giám sát nhưng đại diện Thanh tra Bộ Tài chính cho rằng việc thực hiện dự án còn hạn chế là tuy đã được tái cơ cấu tài chính nhưng vẫn có rủi ro về khả năng trả nợ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Điều này được đánh giá do “vẫn còn phụ thuộc vào hỗ trợ từ các công ty mẹ và chưa thể chủ động tự trả nợ từ nguồn thu sản xuất kinh doanh của dự án”.
Đại diện Bộ Tài chính cũng dẫn báo cáo tài chính của công ty có dự án vay vốn Chính phủ bảo lãnh và cho rằng, mặc dù các công ty con hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu có lãi tuy nhiên khả năng tài chính và nguồn trả nợ còn nhiều khó khăn.
Ngoài ra, sản phẩm sản xuất ra bị cho là khó cạnh tranh trên thị trường, khiến việc sản xuất cầm chừng, rất khó khăn về tình hình trả nợ vốn vay, kết quả sản xuất kinh doanh của nhiều công ty cũng không cao (thậm chí lỗ liên tục trong các năm gần đây) nên mất khả năng trả nợ.
Vượt nhiều chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006 - 2020
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau hơn 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, dần chuyển dịch từ nền sản xuất lâm nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất lâm nghiệp hàng hóa.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 6%/năm, tăng gần gấp đôi so với giai đoạn 2006-2010, vượt mục tiêu Chiến lược đề ra là 3,5-4%/năm đến năm 2020. Giá trị xuất khẩu lâm sản cũng tăng trưởng mạnh, gấp 3 lần trong vòng 10 năm, từ 2,18 tỷ USD năm 2006 lên 7,3 tỷ USD năm 2016. Dự kiến đến năm 2020 đạt khoảng 8-8,5 tỷ USD, vượt mục tiêu Chiến lược đề ra 7 tỷ USD đến năm 2020.
Việc trồng rừng cũng được triển khai tích cực, bình quân hàng năm trồng được 225.000ha rừng tập trung; trong đó, có trên 90% là rừng sản xuất. Về bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng tiếp tục có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm dần. Diện tích rừng bị thiệt hại giảm từ 5.546 ha/năm giai đoạn 2006 - 2010 xuống 2.948 ha/năm giai đoạn 2011 - 2016.
Trong 10 năm qua, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng hơn 5 lần, từ 3,2 triệu m3 gỗ năm 2006 lên khoảng 17 triệu m3 vào năm 2016. Khai thác rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ hơn; sản lượng khai thác hàng năm đều giảm và năm 2017 đã thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên trên phạm vi toàn quốc.
Dịch vụ môi trường rừng trở thành nguồn tài chính quan trọng, bền vững, góp phần nâng cáo hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, góp phần giảm áp lực chi ngân sách. Hàng năm, thu từ 1.200-1.300 tỷ đồng, chi trả cho trên 5 triệu ha rừng. Lũy kế đến hết năm 2016 đã thu được hơn 6.510 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngành lâm nghiệp vẫn còn một số hạn chế như tình trạng phá rừng tự nhiên trái pháp luật để lấy đất; khai thác trái phép rừng để lấy lâm sản, nhất là gỗ quy hiếm; sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích, trong khi một bộ phận người dân thiếu đất sản xuất diễn ra ở nhiều nới, đặc biệt là ở các tỉnh Tây Nguyên. Nhiều điểm nóng về phá rừng tự nhiên nghiêm trọng, kéo dài, chưa được giải quyết triệt để, gây bức xúc trong xã hội.
Độ che phủ rừng tăng, nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm, giá trị thu nhất trên 1ha rừng trồng thấp. Đa số người dân làm nghề rừng còn nghèo, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 25% trong tổng thu nhập của nông dân miền núi.
Quy mô sản xuất lâm nghiệp phổ biến còn nhỏ, manh mún, chưa được tổ chức liên kết theo chuỗi, kết cấu hạ tầng yếu kém; công nghệ và quản trị các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lạc hậu. Bên cạnh đó, năng suất lao động trong chế biến lâm sản còn thấp; chất lượng, mẫu mã sản phẩm kém cạnh tranh.
Thị trường trong nước chưa được quan tâm đúng mức, chưa thành hệ thống phân phối lưu thông, thiếu gắn kết giữa nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu. Ngoài ra, giá trị gia tăng của ngành vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Trình độ tay nghề lao động lâm nghiệp thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trồng rừng chủ yếu là quảng canh. Công nghệ sinh học và tạo giống chưa được ứng dụng trên quy mô rộng.
Hoa Kỳ hủy bỏ rà soát hành chính áp thuế chống trợ cấp đinh thép Việt
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa thông báo hủy bỏ rà soát hành chính áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm đinh thép nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn 01-01-2016 - 31-12-2016. Theo đó, DOC nêu rõ việc hủy bỏ rà soát hành chính áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm đinh thép gồm 21 mã HS.
Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, nếu một bên yêu cầu rà soát rút yêu cầu rà soát đúng hạn (trong vòng 90 ngày kể từ ngày DOC ban hành thông báo khởi xướng rà soát) và không có bên nào khác yêu cầu rà soát, DOC sẽ hủy bỏ rà soát hành chính đối với các công ty được rút yêu cầu rà soát.
Trong vụ việc này, DOC đã thông báo rà soát hành chính lệnh áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm đinh thép của Việt Nam vào ngày 03-7-2017. Ngày 31-7-2017, nguyên đơn đã yêu cầu rà soát hành chính đối với 14 công ty xuất khẩu của Việt Nam. Căn cứ trên yêu cầu này, ngày 13-9-2017, DOC đã thông báo khởi xướng điều tra rà soát. Tuy nhiên, ngày 28-9-2017, nguyên đơn đã rút yêu cầu rà soát đúng hạn đối với toàn bộ 14 công ty nói trên. Vì thế, DOC đã hủy bỏ đợt rà soát hành này.
Căn cứ quyết định này, DOC sẽ hướng dẫn Cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới (CBP) xem xét thuế chống trợ cấp các lô hàng nhập khẩu ở mức tương đương với mức tiền đặt cọc theo thuế chống trợ cấp ước tính tại thời điểm nhập khẩu hoặc chuyển kho tiêu thụ trong giai đoạn 01-01-2016 đến 31-12-2016.
Kinh tế Eurozone hướng tới quý tăng trưởng tốt nhất từ đầu năm 2011
Kết quả giám sát nợ công tại các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh cho thấy, tuy đã được tái cơ cấu tài chính nhưng các dự án vẫn có rủi ro về khả năng trả nợ khoản vay. Đây là đánh giá sau khi Thanh tra Bộ Tài chính cùng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoạI (Bộ Tài chính) và các đơn vị liên quan tham gia 10 đoàn giám sát nợ công tại các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Các dự án có quy mô vốn vay từ 1.200 tỷ đồng đến trên 60.000 tỷ đồng.
Công tác giám sát theo đại diện ngành thanh tra nhằm đánh giá tình hình triển khai hoạt động của dự án, tình hình tài chính của dự án, tình hình quản lý, sản xuất kinh doanh, rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh,...
Chưa nói rõ danh tính các doanh nghiệp, dự án được giám sát nhưng đại diện Thanh tra Bộ Tài chính cho rằng việc thực hiện dự án còn hạn chế là tuy đã được tái cơ cấu tài chính nhưng vẫn có rủi ro về khả năng trả nợ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Điều này được đánh giá do “vẫn còn phụ thuộc vào hỗ trợ từ các công ty mẹ và chưa thể chủ động tự trả nợ từ nguồn thu sản xuất kinh doanh của dự án”.
Đại diện Bộ Tài chính cũng dẫn báo cáo tài chính của công ty có dự án vay vốn Chính phủ bảo lãnh và cho rằng, mặc dù các công ty con hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu có lãi tuy nhiên khả năng tài chính và nguồn trả nợ còn nhiều khó khăn.
Ngoài ra, sản phẩm sản xuất ra bị cho là khó cạnh tranh trên thị trường, khiến việc sản xuất cầm chừng, rất khó khăn về tình hình trả nợ vốn vay, kết quả sản xuất kinh doanh của nhiều công ty cũng không cao (thậm chí lỗ liên tục trong các năm gần đây) nên mất khả năng trả nợ.
Vượt nhiều chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006 - 2020
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau hơn 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, dần chuyển dịch từ nền sản xuất lâm nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất lâm nghiệp hàng hóa.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 6%/năm, tăng gần gấp đôi so với giai đoạn 2006-2010, vượt mục tiêu Chiến lược đề ra là 3,5-4%/năm đến năm 2020. Giá trị xuất khẩu lâm sản cũng tăng trưởng mạnh, gấp 3 lần trong vòng 10 năm, từ 2,18 tỷ USD năm 2006 lên 7,3 tỷ USD năm 2016. Dự kiến đến năm 2020 đạt khoảng 8-8,5 tỷ USD, vượt mục tiêu Chiến lược đề ra 7 tỷ USD đến năm 2020.
Việc trồng rừng cũng được triển khai tích cực, bình quân hàng năm trồng được 225.000ha rừng tập trung; trong đó, có trên 90% là rừng sản xuất. Về bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng tiếp tục có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm dần. Diện tích rừng bị thiệt hại giảm từ 5.546 ha/năm giai đoạn 2006 - 2010 xuống 2.948 ha/năm giai đoạn 2011 - 2016.
Trong 10 năm qua, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng hơn 5 lần, từ 3,2 triệu m3 gỗ năm 2006 lên khoảng 17 triệu m3 vào năm 2016. Khai thác rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ hơn; sản lượng khai thác hàng năm đều giảm và năm 2017 đã thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên trên phạm vi toàn quốc.
Dịch vụ môi trường rừng trở thành nguồn tài chính quan trọng, bền vững, góp phần nâng cáo hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, góp phần giảm áp lực chi ngân sách. Hàng năm, thu từ 1.200-1.300 tỷ đồng, chi trả cho trên 5 triệu ha rừng. Lũy kế đến hết năm 2016 đã thu được hơn 6.510 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngành lâm nghiệp vẫn còn một số hạn chế như tình trạng phá rừng tự nhiên trái pháp luật để lấy đất; khai thác trái phép rừng để lấy lâm sản, nhất là gỗ quy hiếm; sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích, trong khi một bộ phận người dân thiếu đất sản xuất diễn ra ở nhiều nới, đặc biệt là ở các tỉnh Tây Nguyên. Nhiều điểm nóng về phá rừng tự nhiên nghiêm trọng, kéo dài, chưa được giải quyết triệt để, gây bức xúc trong xã hội.
Độ che phủ rừng tăng, nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm, giá trị thu nhất trên 1ha rừng trồng thấp. Đa số người dân làm nghề rừng còn nghèo, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 25% trong tổng thu nhập của nông dân miền núi.
Quy mô sản xuất lâm nghiệp phổ biến còn nhỏ, manh mún, chưa được tổ chức liên kết theo chuỗi, kết cấu hạ tầng yếu kém; công nghệ và quản trị các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lạc hậu. Bên cạnh đó, năng suất lao động trong chế biến lâm sản còn thấp; chất lượng, mẫu mã sản phẩm kém cạnh tranh.
Thị trường trong nước chưa được quan tâm đúng mức, chưa thành hệ thống phân phối lưu thông, thiếu gắn kết giữa nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu. Ngoài ra, giá trị gia tăng của ngành vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Trình độ tay nghề lao động lâm nghiệp thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trồng rừng chủ yếu là quảng canh. Công nghệ sinh học và tạo giống chưa được ứng dụng trên quy mô rộng.
Hoa Kỳ hủy bỏ rà soát hành chính áp thuế chống trợ cấp đinh thép Việt
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa thông báo hủy bỏ rà soát hành chính áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm đinh thép nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn 01-01-2016 - 31-12-2016. Theo đó, DOC nêu rõ việc hủy bỏ rà soát hành chính áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm đinh thép gồm 21 mã HS.
Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, nếu một bên yêu cầu rà soát rút yêu cầu rà soát đúng hạn (trong vòng 90 ngày kể từ ngày DOC ban hành thông báo khởi xướng rà soát) và không có bên nào khác yêu cầu rà soát, DOC sẽ hủy bỏ rà soát hành chính đối với các công ty được rút yêu cầu rà soát.
Trong vụ việc này, DOC đã thông báo rà soát hành chính lệnh áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm đinh thép của Việt Nam vào ngày 03-7-2017. Ngày 31-7-2017, nguyên đơn đã yêu cầu rà soát hành chính đối với 14 công ty xuất khẩu của Việt Nam. Căn cứ trên yêu cầu này, ngày 13-9-2017, DOC đã thông báo khởi xướng điều tra rà soát. Tuy nhiên, ngày 28-9-2017, nguyên đơn đã rút yêu cầu rà soát đúng hạn đối với toàn bộ 14 công ty nói trên. Vì thế, DOC đã hủy bỏ đợt rà soát hành này.
Căn cứ quyết định này, DOC sẽ hướng dẫn Cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới (CBP) xem xét thuế chống trợ cấp các lô hàng nhập khẩu ở mức tương đương với mức tiền đặt cọc theo thuế chống trợ cấp ước tính tại thời điểm nhập khẩu hoặc chuyển kho tiêu thụ trong giai đoạn 01-01-2016 đến 31-12-2016.
Kinh tế Eurozone hướng tới quý tăng trưởng tốt nhất từ đầu năm 2011
Nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang tiến đến quý tăng trưởng mạnh nhất kể từ đầu năm 2011, theo kết quả khảo sát mới công bố của công ty thông tin tài chính IHS Markit.
Theo công ty tài chính IHS Markit, có trụ sở tại London, Anh, Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của Eurozone trong tháng 11-2017 đạt 57,5 điểm, tăng so với mức 56 điểm trong tháng 10-2017. Đây là mức cao nhất được ghi nhận từ tháng 4-2011.
Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng phụ trách kinh doanh của IHS Markit, cho biết hoạt động kinh doanh tại Eurozone đang bùng nổ, số lượng việc làm đang được tạo ra ở tốc độ nhanh nhất kể từ thời dot.com vào giai đoạn đầu của thế kỷ này. Nền kinh tế Eurozone trong quý IV-2017 thậm chí còn có thể đạt mức tăng trưởng 0,8%, khép lại "một năm khởi sắc nhất trong một thập niên”.
Pháp là nền kinh tế có đột phá tại thời điểm này, với PMI tăng lên trên ngưỡng 60 lần đầu tiên kể từ năm 2011 và tốc độ tuyển dụng đâng gia tăng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Pháp, theo khảo sát của IHS Markit, đã vượt Đức, hiện là nền kinh tế lớn nhất Eurozone.
Cathal Kennedy, chuyên gia kinh tế châu Âu tại RBC Europe, dự đoán trong năm tới, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm mạnh hơn dự đoán, tạo một động lực đáng kể cho tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Liên minh châu Âu (EU) đầu tháng này nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cho Eurozone trong năm nay lên mức 2,2%, cao nhất kể từ năm 2007. Chuyên gia Williamson cũng cho rằng kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng mạnh trong giai đoạn cuối năm 2017 và bước vào năm 2018 với một nền tảng vững chắc.
Kinh tế tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp giảm được cho là sẽ hỗ trợ đà tăng của giá cả. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt mục tiêu đưa lạm phát trong khối tiến đến mức 2%. Tỷ lệ lạm phát trong 10 tháng vừa qua của khối đứng ở mức 1,4%.
Anh công bố báo cáo ngân sách mùa Thu đang được chờ đợi
Ngày 22-11, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond đã công bố báo cáo ngân sách mùa Thu được chờ đợi và cũng là báo cáo ngân sách thứ hai của ông trên cương vị đứng đầu ngành tài chính.
Báo cáo ngân sách lần này được đánh giá là nhắm tới mục tiêu thu hút sự ủng hộ của các cử tri trẻ, với những tuyên bố thiết thực về giảm thuế cho những người mua nhà lần đầu, cam kết đầu tư tăng quỹ nhà ở, trong khi không đưa ra những thay đổi gây ảnh hưởng tới nhóm những cử tri "hạng sang".
Mở đầu bài phát biểu, ông Philip Hammond nhận định kinh tế Anh tiếp tục tăng trưởng, tạo nhiều việc làm hơn đồng thời bác bỏ những dự báo bi quan trước đó. Ông khẳng định các cơ hội vẫn chờ đợi ở phía trước.
Bên cạnh đó, ông Hammond đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017 từ 2% xuống 1,5%, và xuống còn 1,4%, 1,3% và 1,5% trong các năm tiếp theo, trước khi phục hồi lên mức 1,6% trong năm 2021 - 2022. Bộ trưởng này cũng hạ dự báo mức tăng năng suất và đầu tư kinh doanh, song đồng thời đưa ra nhận định lạc quan về tỷ lệ lạm phát, theo đó lạm phát giá tiêu dùng sẽ giảm từ mức cao 3% xuống 2% vào cuối năm nay.
Trong bối cảnh Brexit, chỉ việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), bước vào giai đoạn quan trọng, ông Hammond nhấn mạnh rằng một trong những động lực lớn nhất cho các doanh nghiệp là đạt được những tiến bộ trong việc thực hiện tầm nhìn Brexit của Thủ tướng Anh Theresa May thông qua việc triển khai kế hoạch khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư. Ông Hammond cho biết Chính phủ sẽ dành khoản tiền 3 tỷ bảng (khoảng 40 tỷ USD) cho kế hoạch chuẩn bị rời EU, đồng thời chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra.
Ông Hammond dẫn đánh giá của Văn phòng chịu trách nhiệm ngân sách (OBR) cho hay nợ sẽ đạt mức cao đỉnh điểm trong năm nay. Bên cạnh đó, Chính phủ Anh đang trên đà đáp ứng được các mục tiêu tài chính.
Vay nợ ròng của chính phủ dự báo tăng lên 49,9 tỷ bảng, tức là thấp hơn 8,4 tỷ bảng so với dự báo đưa ra trong báo cáo ngân sách mùa Xuân, trước khi giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm là 25,6 tỷ bảng vào năm 2022 - 2023. Xét theo tỷ lệ phần trăm trên GDP, vay nợ ròng của khu vực công dự đoán sẽ giảm từ 3,8% GDP năm 2016, xuống 2,4% năm 2017 và các năm tiếp theo là 1,9%, 1,6% và 1,5%.
Một trong những điểm đáng chú ý trong báo cáo ngân sách lần này là việc Bộ trưởng Hammond đã công bố dỡ bỏ thuế trước bạ đối với những người mua nhà lần đầu, một sự thay đổi mà ông cho rằng sẽ có lợi cho 95% số người mua nhà lần đầu. Việc dỡ bỏ thuế này sẽ có hiệu lực tức thì, theo đó, những người mua nhà trị giá lên tới 300.000 bảng hoặc lên tới 500.000 bảng ở những khu vực đắt đỏ có thể tiết kiệm 5.000 bảng/năm.
Vấn đề nhà ở là một trong những chủ đề quan trọng trong báo cáo ngân sách. Bộ trưởng đã đưa ra cam kết đầu tư 44 tỷ bảng cùng việc áp dụng các biện pháp để triển khai dự án xây dựng 300.000 nhà mới mỗi năm.
Một số nét chính khác được Bộ trưởng đề cập trong báo cáo ngân sách mùa Thu là chính phủ sẽ bơm thêm 2,8 tỷ bảng cho Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) từ nay cho tới năm 2022; tăng thuế đối với những xe ôtô chạy dầu diesel không đạt tiêu chuẩn từ tháng 4-2018; đầu tư 500 triệu bảng cho mạng di động 5G, băng thông rộng và trí thông minh nhân tạo; chi 540 triệu bảng phát triển xe ôtô chạy điện, bổ sung 2,3 tỷ bảng đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.
Trong lĩnh vực giáo dục, Chính phủ Anh sẽ dành một quỹ trị giá 40 triệu bảng cho việc đào tạo giáo viên ở những trường học có thành tích kém, tương đương 1.000 bảng/giáo viên, đồng thời tuyển thêm 8.000 giáo viên khoa học mới với chi phí 84 triệu bảng.
Báo cáo ngân sách của ông Hammond được đưa ra trong bối cảnh sức các nghị sỹ đảng Bảo thủ theo phong trào hoài nghi châu Âu và các nghị sĩ đảng đối lập đang gia tăng sức ép tăng chi ngân sách và giảm bớt chính sách khắc khổ./.
Theo công ty tài chính IHS Markit, có trụ sở tại London, Anh, Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của Eurozone trong tháng 11-2017 đạt 57,5 điểm, tăng so với mức 56 điểm trong tháng 10-2017. Đây là mức cao nhất được ghi nhận từ tháng 4-2011.
Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng phụ trách kinh doanh của IHS Markit, cho biết hoạt động kinh doanh tại Eurozone đang bùng nổ, số lượng việc làm đang được tạo ra ở tốc độ nhanh nhất kể từ thời dot.com vào giai đoạn đầu của thế kỷ này. Nền kinh tế Eurozone trong quý IV-2017 thậm chí còn có thể đạt mức tăng trưởng 0,8%, khép lại "một năm khởi sắc nhất trong một thập niên”.
Pháp là nền kinh tế có đột phá tại thời điểm này, với PMI tăng lên trên ngưỡng 60 lần đầu tiên kể từ năm 2011 và tốc độ tuyển dụng đâng gia tăng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Pháp, theo khảo sát của IHS Markit, đã vượt Đức, hiện là nền kinh tế lớn nhất Eurozone.
Cathal Kennedy, chuyên gia kinh tế châu Âu tại RBC Europe, dự đoán trong năm tới, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm mạnh hơn dự đoán, tạo một động lực đáng kể cho tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Liên minh châu Âu (EU) đầu tháng này nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cho Eurozone trong năm nay lên mức 2,2%, cao nhất kể từ năm 2007. Chuyên gia Williamson cũng cho rằng kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng mạnh trong giai đoạn cuối năm 2017 và bước vào năm 2018 với một nền tảng vững chắc.
Kinh tế tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp giảm được cho là sẽ hỗ trợ đà tăng của giá cả. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt mục tiêu đưa lạm phát trong khối tiến đến mức 2%. Tỷ lệ lạm phát trong 10 tháng vừa qua của khối đứng ở mức 1,4%.
Anh công bố báo cáo ngân sách mùa Thu đang được chờ đợi
Ngày 22-11, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond đã công bố báo cáo ngân sách mùa Thu được chờ đợi và cũng là báo cáo ngân sách thứ hai của ông trên cương vị đứng đầu ngành tài chính.
Báo cáo ngân sách lần này được đánh giá là nhắm tới mục tiêu thu hút sự ủng hộ của các cử tri trẻ, với những tuyên bố thiết thực về giảm thuế cho những người mua nhà lần đầu, cam kết đầu tư tăng quỹ nhà ở, trong khi không đưa ra những thay đổi gây ảnh hưởng tới nhóm những cử tri "hạng sang".
Mở đầu bài phát biểu, ông Philip Hammond nhận định kinh tế Anh tiếp tục tăng trưởng, tạo nhiều việc làm hơn đồng thời bác bỏ những dự báo bi quan trước đó. Ông khẳng định các cơ hội vẫn chờ đợi ở phía trước.
Bên cạnh đó, ông Hammond đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017 từ 2% xuống 1,5%, và xuống còn 1,4%, 1,3% và 1,5% trong các năm tiếp theo, trước khi phục hồi lên mức 1,6% trong năm 2021 - 2022. Bộ trưởng này cũng hạ dự báo mức tăng năng suất và đầu tư kinh doanh, song đồng thời đưa ra nhận định lạc quan về tỷ lệ lạm phát, theo đó lạm phát giá tiêu dùng sẽ giảm từ mức cao 3% xuống 2% vào cuối năm nay.
Trong bối cảnh Brexit, chỉ việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), bước vào giai đoạn quan trọng, ông Hammond nhấn mạnh rằng một trong những động lực lớn nhất cho các doanh nghiệp là đạt được những tiến bộ trong việc thực hiện tầm nhìn Brexit của Thủ tướng Anh Theresa May thông qua việc triển khai kế hoạch khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư. Ông Hammond cho biết Chính phủ sẽ dành khoản tiền 3 tỷ bảng (khoảng 40 tỷ USD) cho kế hoạch chuẩn bị rời EU, đồng thời chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra.
Ông Hammond dẫn đánh giá của Văn phòng chịu trách nhiệm ngân sách (OBR) cho hay nợ sẽ đạt mức cao đỉnh điểm trong năm nay. Bên cạnh đó, Chính phủ Anh đang trên đà đáp ứng được các mục tiêu tài chính.
Vay nợ ròng của chính phủ dự báo tăng lên 49,9 tỷ bảng, tức là thấp hơn 8,4 tỷ bảng so với dự báo đưa ra trong báo cáo ngân sách mùa Xuân, trước khi giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm là 25,6 tỷ bảng vào năm 2022 - 2023. Xét theo tỷ lệ phần trăm trên GDP, vay nợ ròng của khu vực công dự đoán sẽ giảm từ 3,8% GDP năm 2016, xuống 2,4% năm 2017 và các năm tiếp theo là 1,9%, 1,6% và 1,5%.
Một trong những điểm đáng chú ý trong báo cáo ngân sách lần này là việc Bộ trưởng Hammond đã công bố dỡ bỏ thuế trước bạ đối với những người mua nhà lần đầu, một sự thay đổi mà ông cho rằng sẽ có lợi cho 95% số người mua nhà lần đầu. Việc dỡ bỏ thuế này sẽ có hiệu lực tức thì, theo đó, những người mua nhà trị giá lên tới 300.000 bảng hoặc lên tới 500.000 bảng ở những khu vực đắt đỏ có thể tiết kiệm 5.000 bảng/năm.
Vấn đề nhà ở là một trong những chủ đề quan trọng trong báo cáo ngân sách. Bộ trưởng đã đưa ra cam kết đầu tư 44 tỷ bảng cùng việc áp dụng các biện pháp để triển khai dự án xây dựng 300.000 nhà mới mỗi năm.
Một số nét chính khác được Bộ trưởng đề cập trong báo cáo ngân sách mùa Thu là chính phủ sẽ bơm thêm 2,8 tỷ bảng cho Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) từ nay cho tới năm 2022; tăng thuế đối với những xe ôtô chạy dầu diesel không đạt tiêu chuẩn từ tháng 4-2018; đầu tư 500 triệu bảng cho mạng di động 5G, băng thông rộng và trí thông minh nhân tạo; chi 540 triệu bảng phát triển xe ôtô chạy điện, bổ sung 2,3 tỷ bảng đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.
Trong lĩnh vực giáo dục, Chính phủ Anh sẽ dành một quỹ trị giá 40 triệu bảng cho việc đào tạo giáo viên ở những trường học có thành tích kém, tương đương 1.000 bảng/giáo viên, đồng thời tuyển thêm 8.000 giáo viên khoa học mới với chi phí 84 triệu bảng.
Báo cáo ngân sách của ông Hammond được đưa ra trong bối cảnh sức các nghị sỹ đảng Bảo thủ theo phong trào hoài nghi châu Âu và các nghị sĩ đảng đối lập đang gia tăng sức ép tăng chi ngân sách và giảm bớt chính sách khắc khổ./.
Điều chỉnh chính sách đất đai nhằm thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam  (30/11/2017)
Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII)  (30/11/2017)
1.000 đại biểu sẽ tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2017 -2022)  (30/11/2017)
Nỗ lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển thương hiệu Việt  (30/11/2017)
“Rác não”  (30/11/2017)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên