Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 07 đến 13-8-2017)
20:38, ngày 17-08-2017
TCCSĐT - Đề xuất của Mỹ với Mexico và Canada về việc nâng hạn mức mua hàng được miễn thuế từ các trang thương mại trực tuyến đang trở thành một điểm nóng trong tiến trình tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sắp diễn ra.
Ngành nông nghiệp sẽ rà soát chuẩn hóa trên 500 thủ tục hành chính
Tại hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính và triển khai nhiệm vụ trong những tháng cuối năm nay của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngày 10-8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn yêu cầu, trước 15-9 các đơn vị phải rà soát, chuẩn hóa và trình Bộ trên 500 thủ tục hành chính.
Theo ông Ngô Hồng Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành từng bước chuyển đổi phương thức kiểm tra, kiểm dịch theo hướng giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Cụ thể, đối với kiểm tra lô hàng thủy sản xuất khẩu đã chuyển phương thức kiểm tra trước trong quá trình sản xuất và cấp Giấy Chứng nhận ngay khi doanh nghiệp có yêu cầu, rút ngắn thời gian từ 5-7 ngày làm việc xuống còn 1 ngày làm việc (8 giờ) cho một lô hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Thực tế nhiều lô hàng được cấp giấy chứng nhận trong 2-3 giờ.
Về rà soát, sửa đổi các quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã rà soát 49 văn bản cần sửa đổi, bổ sung thay thế theo yêu cầu của Quyết định 2026/QĐ-TTg về đề án giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, có 15 văn bản đã sửa đổi, bổ sung, thay thế; sáu văn bản tiếp tục sửa đổi, bổ sung, thay thế; đã ban hành công bố danh mục mã HS đối với 26 văn bản, còn hai văn bản tiếp tục phố hợp với Tổng cục Hải quan để hoàn thiện áp mã HS.
Rà soát danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của mình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị rà soát doanh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành đối với những lĩnh vực quản lý theo hướng tránh chồng chéo, giảm đầu mối kiểm tra tại cửa khẩu.
Chỉ thực hiện kiểm tra tại cửa khẩu đối với các loại hàng hóa có nguy cơ lây lan dịch bệnh (kiểm dịch thực vật; kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, thủy sản); đối với hàng hóa chỉ kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện theo hướng quản lý rủi do sau thông quan.
Về cải cách thủ tục hành chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề nghị công khai đối với 123 thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp. Các thủ tục hành chính của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường, Cục Bảo vệ thực vật đã cập nhật xong nhưng chưa đề nghị công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia.
Đến nay, Bộ đã hoàn thành xây dựng Cổng dịch vị công trực tuyến của Bộ (tại địa chỉ: http://dvc.gov.vn); xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho tám thủ tục hành chính đối với hai nhóm dịch vụ công tại hai đơn vị (Cục Bảo vệ thực vật và Cục Chăn nuôi). Đến ngày 08-8 vừa qua, hai đơn vị trên đã tiếp nhận và xử lý 3.104 hồ sơ.
Huy động thêm 433 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 và 30 năm
Ngày 09-8, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành với tổng khối lượng gọi thầu 3.000 tỷ đồng cho ba loại kỳ hạn: 5 năm, 20 năm và 30 năm, mỗi kỳ hạn gọi thầu 1.000 tỷ đồng.
Trái phiếu kỳ hạn 5 năm có 16 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 3.361 tỷ đồng và lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 4,6 - 5,2%/năm. Kết quả, huy động được 300 tỷ đồng trái phiếu 5 năm với lãi suất trúng thầu 4,60%/năm, cao hơn 0,12%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 19-7).
Trái phiếu kỳ hạn 30 năm có 6 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 784 tỷ đồng và lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 6,1-6,7%/năm. Kết quả, huy động được 133 tỷ đồng trái phiếu 30 năm với lãi suất trúng thầu 6,1%/năm, thấp hơn 0,12%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 26-7).
Trái phiếu kỳ hạn 20 năm không có lãi suất trúng thầu. Kể từ đầu năm 2017, Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công gần 143.848 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ thông qua đấu thầu tại HNX.
Thỏa thuận "bom tấn" chấn động lĩnh vực thanh toán quốc tế
Ngày 09-8, công ty công nghệ thẻ tín dụng Vantiv (Mỹ) đã đồng ý mua lại công ty xử lý thanh toán Worldpay (Anh) trong một thương vụ trị giá 9,3 tỷ bảng (12,1 tỷ USD) nhằm hình thành một tập đoàn thanh toán với tên gọi Worldpay có giá trị thị trường xấp xỉ 22,2 tỷ bảng. Theo thông báo chung của Vantiv và Worldpay, thương vụ trên sẽ tạo ra một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại điện tử hàng đầu thế giới với khả năng xử lý các thanh toán có tổng trị giá khoảng 1.500 tỷ USD, và tiến hành khoảng 40 tỷ giao dịch mỗi năm tại 146 quốc gia.
Hai công ty trên đạt được một thỏa thuận sáp nhập sơ bộ trong tháng trước. Theo thông báo, các cổ đông của Vantiv sẽ sở hữu 57% cổ phần ở công ty mới trong lúc Worldpay sẽ nắm giữ 43% cổ phần.
Hai công ty trên khẳng định việc sáp nhập sẽ tạo ra một tập đoàn thanh toán quy mô toàn cầu, với khả năng thanh toán được cải thiện về chiều sâu và mạng lưới phân phối rộng khắp, để phục vụ khách hàng trên thị trường thương mại toàn cầu.
Tập đoàn mới được xây dựng dựa trên ba nền tảng vững mạnh là tài chính, thương mại và chiến lược, đồng thời kết hợp với sự phát triển về công nghệ và cơ hội chia sẻ chi phí.
Các doanh nghiệp như Vantiv và Worldpay đã đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh, giữa bối cảnh thương mại điện tử phát triển nhanh chóng. Worldpay đang “nắm trong tay” 400.000 khách hàng, trong khi Vantiv tiến hành 21 tỷ giao dịch thương mại năm 2016.
Thị trường dầu mỏ thế giới chứng kiến một tuần ảm đạm trong khi thị trường vàng ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất kể từ giữa tháng Tư
Mặc dù phục hồi trong phiên cuối tuần, song đà đi xuống kéo dài từ đầu tuần khiến thị trường “vàng đen” ghi nhận tuần giao dịch ảm đạm. Ngay từ đầu tuần (ngày 07 đến 08-8), giá dầu đi xuống khi hoạt động khai thác tại mỏ dầu lớn nhất của Libya đã trở lại bình thường và giới đầu tư lo ngại về xu hướng gia tăng sản lượng dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Mỹ.
Các nhà phân tích cho hay giới đầu tư đang quan ngại rằng những nỗ lực hiện nay của các nhà sản xuất chủ chốt trên thế giới nhằm hạn chế sản lượng dầu mỏ có thể là không đủ để giúp cân bằng thị trường.
Phiên 09-8, giá dầu đảo chiều đi lên nhờ báo cáo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho hay lượng dầu thô dự trữ của nước này đã giảm 6,5 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 04-8 xuống còn 475,4 triệu thùng, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cao hơn mức giảm dự kiến chỉ là 2,7 triệu thùng. Tuy nhiên, nhiên liệu chiến lược này lại mất giá ngay trong phiên giao dịch liền sau đó, trước khi phục hồi vào cuối tuần, giữa lúc xuất hiện các số liệu cho thấy sản lượng khai thác dầu mỏ của OPEC tăng lên trong tháng Bảy. Cụ thể, theo báo cáo hàng tháng của OPEC, tổ chức này đã tăng sản lượng khai thác thêm 173.000 thùng/ngày trong tháng Bảy, nâng tổng mức khai thác của OPEC lên 32,87 triệu thùng/ngày. Việc sản lượng dầu thô tăng lên cho thấy các nước thành viên OPEC đang gặp khó khăn trong việc tuân thủ thỏa thuận cắt giảm nguồn cung để góp phần cân bằng thị trường.
Tới phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu nhích nhẹ trước sự chi phối của một loạt nhân tố: có thêm tín hiệu cho thấy hoạt động khai thác dầu của Mỹ đang đi vào ổn định, tình trạng bất ổn tại Nigeria và nhu cầu dầu mỏ toàn cầu cải thiện.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng Chín tăng 23 cent (0,47%), lên 48,82 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 10/2017 tại thị trường London cũng tiến 20 cent (0,39%), lên 52,10 USD/thùng. Tính chung cả tuần qua, giá dầu WTI giảm 1,5%, trong khi giá dầu Brent mất 0,6%.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm 2017, thêm 1,5 triệu thùng/ngày lên 97,6 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, báo cáo hàng tuần từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho hay số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ chỉ tăng nhẹ trong tuần này, do các công ty dầu khí cắt giảm kế hoạch chi tiêu nhằm phản ứng trước tình trạng dầu liên tục mất giá. Cụ thể, theo Baker Hughes, số giàn khoan dầu đang hoạt động của Mỹ đã tăng 3 chiếc trong tuần này, lên 768 chiếc, mức cao nhất kể từ tháng 4-2015.
Thêm một nhân tố khác hỗ trợ giá dầu phiên cuối tuần này là hoạt động xuất khẩu dầu tại Nigeria bị gián đoạn. Trước đó, xuất khẩu dầu của Nigeria dự kiến đạt mức cao nhất 17 tháng trong tháng Tám này. Bên cạnh vấn đề cung-cầu, các nhà đầu tư cũng đang theo dõi sát sao những diễn biến xoay quanh căng thẳng Mỹ-Triều Tiên liên quan tới chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Ở một diễn biến khác, bất chấp có phiên chạm mức “đáy” của hai tuần, song xu hướng đi lên ở hầu hết các ngày trong tuần qua đã giúp thị trường vàng ghi nhận một tuần giao dịch thành công. Đồng USD yếu đi trong bối cảnh giới đầu tư đang đón đợi số liệu về lạm phát đã hỗ trợ giá vàng ngay từ đầu tuần. “Điểm tối” duy nhất của thị trường vàng trong tuần này là phiên giao dịch 08-8, sau khi Mỹ công bố số liệu tích cực về tình hình việc làm và đồng USD lên giá.
Kim loại quý này đi lên trong ba phiên giao dịch liên tiếp tới cuối tuần này và neo quanh ngưỡng cao nhất hai tháng, giữa bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Triều Tiên đã thúc đẩy hoạt động mua vàng như một "kênh trú ẩn" an toàn trong thời kỳ bất ổn.
Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 11-8, giá vàng đi lên do căng thẳng Mỹ-Triều Tiên vẫn chưa có dấu hiệu dịu xuống. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia tăng cảnh báo đối với Triều Tiên, nhấn mạnh rằng lời đe dọa trút "bão lửa và cơn thịnh nộ" lên Triều Tiên có thể chưa đủ cứng rắn. Đáp lại, Triều Tiên thông báo chi tiết rằng quân đội nước này đang lên kế hoạch bắn bốn tên lửa đạn đạo tầm trung nhằm vào Guam vào giữa tháng Tám này.
Cuối phiên này, tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 0,2%, lên 1.287,91 USD/ounce, sau khi có lúc chạm mức cao nhất kể từ ngày 07-6 là 1.291,86 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 12-2017 cũng tiến 0,3% lên 1.294 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 06-6. Tính chung cả tuần, giá vàng này tăng 2,3%, ghi dấu tuần tăng giá mạnh nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 13-4. Ngoài ra, việc chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng "khiêm tốn" hơn dự kiến trong tháng Bảy vừa qua cũng góp phần hậu thuẫn giá vàng trong phiên cuối tuần, bởi giới đầu tư cho rằng tỷ lệ lạm phát tăng chậm sẽ khiến Fed trì hoãn nâng lãi suất. Thông tin trên đã đẩy chỉ số đồng USD xuống mức thấp nhất trong một tuần.
Cũng trong phiên này, giá bạc tăng 0,2%, lên 17,10 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất kể tư ngày 14-6 vào phiên trước đó. Giá kim loại này tăng 5,3% trong cả tuần qua, mức tăng theo tuần mạnh nhất kể từ tháng 7-2016.
Giá bạch kim cũng tăng 1% trong phiên 11-8, lên 986,20 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 06-3. Giá kim loại này tiến khoảng 2,8% trong tuần này. Trong khi đó, giá paladi lại gần như đi ngang trong phiên cuối tuần, ghi nhận mức tăng 2% cho cả tuần.
Thương mại điện tử - Điểm “nóng” trong tái đàm phán NAFTA
Đề xuất của Mỹ với Mexico và Canada về việc nâng hạn mức mua hàng được miễn thuế từ các trang thương mại trực tuyến đang trở thành một điểm nóng trong tiến trình tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sắp diễn ra. Cụ thể, đại diện thương mại của Mỹ đề xuất Mexico và Canada nâng mức giá trị mua hàng trực tuyến được miễn thuế nhập khẩu lên 800 USD như đang áp dụng tại Mỹ, thay vì các mức 50 USD và 20 CAD lần lượt tại các nước trên. Đề xuất này đang bị các ngành công nghiệp "dễ bị tổn thương" như giày dép, dệt may và các cửa hàng bán lẻ truyền thống của Mexico và Canada phản đối mạnh mẽ.
Đối với người Mexico, mối lo ngại chính là động thái trên có thể mở ra cánh cửa cho hàng nhập khẩu giá rẻ từ châu Á và các khu vực khác ồ ạt tràn vào thị trường nước này. Còn các nhà bán lẻ Canada lo ngại các công ty thương mại điện tử sẽ phá giá.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Mexico và Canada cho rằng các nhà bán lẻ trực tuyến phải chứng minh được các sản phẩm có xuất xứ từ Bắc Mỹ, nếu không các sản phẩm này vẫn phải chịu thuế nhập khẩu.
Cuộc tranh cãi trên cũng khiến thương mại điện tử nổi lên như một lĩnh vực hiếm hoi đang được chính quyền của Tổng thống Donald Trump đẩy mạnh việc tự do hóa các quy tắc thương mại chứ không phải là thắt chặt chúng.
Vòng đàm phán lại đầu tiên về NAFTA sẽ diễn ra tại thủ đô Washington (Mỹ) từ ngày 16 đến 20-8 tới. Dự kiến, các bên liên quan sẽ tiến hành bảy vòng đàm phán, mỗi vòng đàm phán cách nhau ba tuần và cố gắng hoàn tất việc cập nhật hiệp định vào đầu năm 2018.
NAFTA là hiệp định thương mại giữa Mexico, Mỹ và Canada, có hiệu lực từ ngày 01-01-1994. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích hiệp định thương mại này là "một thảm họa" và cho rằng đây là nguyên nhân khiến Mỹ mất đi hàng triệu việc làm trong lĩnh vực công nghiệp và thâm hụt trong hoạt động thương mại.
Theo kế hoạch, tiến trình đàm phán lại NAFTA giữa ba nước trên sẽ bắt đầu từ ngày 16-8 tại Washington (Mỹ). Ông Keith Head cho hay Chính phủ Canada đến nay chỉ công bố rất ít thông tin về mục tiêu của nước này tại tiến trình đàm phán lại NAFTA. Còn nhà kinh tế Richard Harris của Đại học Simon Fraser tại Burnaby (British Columbia) cho rằng khó có thể biết chính xác chiến lược đàm phán của phái đoàn Canada trong vòng đàm phán lần này. Ngoài ra, ông Head cho biết chính quyền Mỹ có thể muốn dựng lên một số rào cản thương mại đối với Mexico nhằm hạ thấp mức thặng dư thương mại của Mexico với Mỹ.
Dự kiến, vòng thứ hai của tiến trình đàm phán lại FTA dự kiến diễn ra tại Mexico vào tháng 9-2017./.
Tại hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính và triển khai nhiệm vụ trong những tháng cuối năm nay của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngày 10-8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn yêu cầu, trước 15-9 các đơn vị phải rà soát, chuẩn hóa và trình Bộ trên 500 thủ tục hành chính.
Theo ông Ngô Hồng Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành từng bước chuyển đổi phương thức kiểm tra, kiểm dịch theo hướng giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Cụ thể, đối với kiểm tra lô hàng thủy sản xuất khẩu đã chuyển phương thức kiểm tra trước trong quá trình sản xuất và cấp Giấy Chứng nhận ngay khi doanh nghiệp có yêu cầu, rút ngắn thời gian từ 5-7 ngày làm việc xuống còn 1 ngày làm việc (8 giờ) cho một lô hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Thực tế nhiều lô hàng được cấp giấy chứng nhận trong 2-3 giờ.
Về rà soát, sửa đổi các quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã rà soát 49 văn bản cần sửa đổi, bổ sung thay thế theo yêu cầu của Quyết định 2026/QĐ-TTg về đề án giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, có 15 văn bản đã sửa đổi, bổ sung, thay thế; sáu văn bản tiếp tục sửa đổi, bổ sung, thay thế; đã ban hành công bố danh mục mã HS đối với 26 văn bản, còn hai văn bản tiếp tục phố hợp với Tổng cục Hải quan để hoàn thiện áp mã HS.
Rà soát danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của mình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị rà soát doanh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành đối với những lĩnh vực quản lý theo hướng tránh chồng chéo, giảm đầu mối kiểm tra tại cửa khẩu.
Chỉ thực hiện kiểm tra tại cửa khẩu đối với các loại hàng hóa có nguy cơ lây lan dịch bệnh (kiểm dịch thực vật; kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, thủy sản); đối với hàng hóa chỉ kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện theo hướng quản lý rủi do sau thông quan.
Về cải cách thủ tục hành chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề nghị công khai đối với 123 thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp. Các thủ tục hành chính của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường, Cục Bảo vệ thực vật đã cập nhật xong nhưng chưa đề nghị công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia.
Đến nay, Bộ đã hoàn thành xây dựng Cổng dịch vị công trực tuyến của Bộ (tại địa chỉ: http://dvc.gov.vn); xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho tám thủ tục hành chính đối với hai nhóm dịch vụ công tại hai đơn vị (Cục Bảo vệ thực vật và Cục Chăn nuôi). Đến ngày 08-8 vừa qua, hai đơn vị trên đã tiếp nhận và xử lý 3.104 hồ sơ.
Huy động thêm 433 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 và 30 năm
Ngày 09-8, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành với tổng khối lượng gọi thầu 3.000 tỷ đồng cho ba loại kỳ hạn: 5 năm, 20 năm và 30 năm, mỗi kỳ hạn gọi thầu 1.000 tỷ đồng.
Trái phiếu kỳ hạn 5 năm có 16 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 3.361 tỷ đồng và lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 4,6 - 5,2%/năm. Kết quả, huy động được 300 tỷ đồng trái phiếu 5 năm với lãi suất trúng thầu 4,60%/năm, cao hơn 0,12%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 19-7).
Trái phiếu kỳ hạn 30 năm có 6 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 784 tỷ đồng và lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 6,1-6,7%/năm. Kết quả, huy động được 133 tỷ đồng trái phiếu 30 năm với lãi suất trúng thầu 6,1%/năm, thấp hơn 0,12%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 26-7).
Trái phiếu kỳ hạn 20 năm không có lãi suất trúng thầu. Kể từ đầu năm 2017, Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công gần 143.848 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ thông qua đấu thầu tại HNX.
Thỏa thuận "bom tấn" chấn động lĩnh vực thanh toán quốc tế
Ngày 09-8, công ty công nghệ thẻ tín dụng Vantiv (Mỹ) đã đồng ý mua lại công ty xử lý thanh toán Worldpay (Anh) trong một thương vụ trị giá 9,3 tỷ bảng (12,1 tỷ USD) nhằm hình thành một tập đoàn thanh toán với tên gọi Worldpay có giá trị thị trường xấp xỉ 22,2 tỷ bảng. Theo thông báo chung của Vantiv và Worldpay, thương vụ trên sẽ tạo ra một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại điện tử hàng đầu thế giới với khả năng xử lý các thanh toán có tổng trị giá khoảng 1.500 tỷ USD, và tiến hành khoảng 40 tỷ giao dịch mỗi năm tại 146 quốc gia.
Hai công ty trên đạt được một thỏa thuận sáp nhập sơ bộ trong tháng trước. Theo thông báo, các cổ đông của Vantiv sẽ sở hữu 57% cổ phần ở công ty mới trong lúc Worldpay sẽ nắm giữ 43% cổ phần.
Hai công ty trên khẳng định việc sáp nhập sẽ tạo ra một tập đoàn thanh toán quy mô toàn cầu, với khả năng thanh toán được cải thiện về chiều sâu và mạng lưới phân phối rộng khắp, để phục vụ khách hàng trên thị trường thương mại toàn cầu.
Tập đoàn mới được xây dựng dựa trên ba nền tảng vững mạnh là tài chính, thương mại và chiến lược, đồng thời kết hợp với sự phát triển về công nghệ và cơ hội chia sẻ chi phí.
Các doanh nghiệp như Vantiv và Worldpay đã đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh, giữa bối cảnh thương mại điện tử phát triển nhanh chóng. Worldpay đang “nắm trong tay” 400.000 khách hàng, trong khi Vantiv tiến hành 21 tỷ giao dịch thương mại năm 2016.
Thị trường dầu mỏ thế giới chứng kiến một tuần ảm đạm trong khi thị trường vàng ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất kể từ giữa tháng Tư
Mặc dù phục hồi trong phiên cuối tuần, song đà đi xuống kéo dài từ đầu tuần khiến thị trường “vàng đen” ghi nhận tuần giao dịch ảm đạm. Ngay từ đầu tuần (ngày 07 đến 08-8), giá dầu đi xuống khi hoạt động khai thác tại mỏ dầu lớn nhất của Libya đã trở lại bình thường và giới đầu tư lo ngại về xu hướng gia tăng sản lượng dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Mỹ.
Các nhà phân tích cho hay giới đầu tư đang quan ngại rằng những nỗ lực hiện nay của các nhà sản xuất chủ chốt trên thế giới nhằm hạn chế sản lượng dầu mỏ có thể là không đủ để giúp cân bằng thị trường.
Phiên 09-8, giá dầu đảo chiều đi lên nhờ báo cáo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho hay lượng dầu thô dự trữ của nước này đã giảm 6,5 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 04-8 xuống còn 475,4 triệu thùng, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cao hơn mức giảm dự kiến chỉ là 2,7 triệu thùng. Tuy nhiên, nhiên liệu chiến lược này lại mất giá ngay trong phiên giao dịch liền sau đó, trước khi phục hồi vào cuối tuần, giữa lúc xuất hiện các số liệu cho thấy sản lượng khai thác dầu mỏ của OPEC tăng lên trong tháng Bảy. Cụ thể, theo báo cáo hàng tháng của OPEC, tổ chức này đã tăng sản lượng khai thác thêm 173.000 thùng/ngày trong tháng Bảy, nâng tổng mức khai thác của OPEC lên 32,87 triệu thùng/ngày. Việc sản lượng dầu thô tăng lên cho thấy các nước thành viên OPEC đang gặp khó khăn trong việc tuân thủ thỏa thuận cắt giảm nguồn cung để góp phần cân bằng thị trường.
Tới phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu nhích nhẹ trước sự chi phối của một loạt nhân tố: có thêm tín hiệu cho thấy hoạt động khai thác dầu của Mỹ đang đi vào ổn định, tình trạng bất ổn tại Nigeria và nhu cầu dầu mỏ toàn cầu cải thiện.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng Chín tăng 23 cent (0,47%), lên 48,82 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 10/2017 tại thị trường London cũng tiến 20 cent (0,39%), lên 52,10 USD/thùng. Tính chung cả tuần qua, giá dầu WTI giảm 1,5%, trong khi giá dầu Brent mất 0,6%.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm 2017, thêm 1,5 triệu thùng/ngày lên 97,6 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, báo cáo hàng tuần từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho hay số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ chỉ tăng nhẹ trong tuần này, do các công ty dầu khí cắt giảm kế hoạch chi tiêu nhằm phản ứng trước tình trạng dầu liên tục mất giá. Cụ thể, theo Baker Hughes, số giàn khoan dầu đang hoạt động của Mỹ đã tăng 3 chiếc trong tuần này, lên 768 chiếc, mức cao nhất kể từ tháng 4-2015.
Thêm một nhân tố khác hỗ trợ giá dầu phiên cuối tuần này là hoạt động xuất khẩu dầu tại Nigeria bị gián đoạn. Trước đó, xuất khẩu dầu của Nigeria dự kiến đạt mức cao nhất 17 tháng trong tháng Tám này. Bên cạnh vấn đề cung-cầu, các nhà đầu tư cũng đang theo dõi sát sao những diễn biến xoay quanh căng thẳng Mỹ-Triều Tiên liên quan tới chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Ở một diễn biến khác, bất chấp có phiên chạm mức “đáy” của hai tuần, song xu hướng đi lên ở hầu hết các ngày trong tuần qua đã giúp thị trường vàng ghi nhận một tuần giao dịch thành công. Đồng USD yếu đi trong bối cảnh giới đầu tư đang đón đợi số liệu về lạm phát đã hỗ trợ giá vàng ngay từ đầu tuần. “Điểm tối” duy nhất của thị trường vàng trong tuần này là phiên giao dịch 08-8, sau khi Mỹ công bố số liệu tích cực về tình hình việc làm và đồng USD lên giá.
Kim loại quý này đi lên trong ba phiên giao dịch liên tiếp tới cuối tuần này và neo quanh ngưỡng cao nhất hai tháng, giữa bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Triều Tiên đã thúc đẩy hoạt động mua vàng như một "kênh trú ẩn" an toàn trong thời kỳ bất ổn.
Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 11-8, giá vàng đi lên do căng thẳng Mỹ-Triều Tiên vẫn chưa có dấu hiệu dịu xuống. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia tăng cảnh báo đối với Triều Tiên, nhấn mạnh rằng lời đe dọa trút "bão lửa và cơn thịnh nộ" lên Triều Tiên có thể chưa đủ cứng rắn. Đáp lại, Triều Tiên thông báo chi tiết rằng quân đội nước này đang lên kế hoạch bắn bốn tên lửa đạn đạo tầm trung nhằm vào Guam vào giữa tháng Tám này.
Cuối phiên này, tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 0,2%, lên 1.287,91 USD/ounce, sau khi có lúc chạm mức cao nhất kể từ ngày 07-6 là 1.291,86 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 12-2017 cũng tiến 0,3% lên 1.294 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 06-6. Tính chung cả tuần, giá vàng này tăng 2,3%, ghi dấu tuần tăng giá mạnh nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 13-4. Ngoài ra, việc chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng "khiêm tốn" hơn dự kiến trong tháng Bảy vừa qua cũng góp phần hậu thuẫn giá vàng trong phiên cuối tuần, bởi giới đầu tư cho rằng tỷ lệ lạm phát tăng chậm sẽ khiến Fed trì hoãn nâng lãi suất. Thông tin trên đã đẩy chỉ số đồng USD xuống mức thấp nhất trong một tuần.
Cũng trong phiên này, giá bạc tăng 0,2%, lên 17,10 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất kể tư ngày 14-6 vào phiên trước đó. Giá kim loại này tăng 5,3% trong cả tuần qua, mức tăng theo tuần mạnh nhất kể từ tháng 7-2016.
Giá bạch kim cũng tăng 1% trong phiên 11-8, lên 986,20 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 06-3. Giá kim loại này tiến khoảng 2,8% trong tuần này. Trong khi đó, giá paladi lại gần như đi ngang trong phiên cuối tuần, ghi nhận mức tăng 2% cho cả tuần.
Thương mại điện tử - Điểm “nóng” trong tái đàm phán NAFTA
Đề xuất của Mỹ với Mexico và Canada về việc nâng hạn mức mua hàng được miễn thuế từ các trang thương mại trực tuyến đang trở thành một điểm nóng trong tiến trình tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sắp diễn ra. Cụ thể, đại diện thương mại của Mỹ đề xuất Mexico và Canada nâng mức giá trị mua hàng trực tuyến được miễn thuế nhập khẩu lên 800 USD như đang áp dụng tại Mỹ, thay vì các mức 50 USD và 20 CAD lần lượt tại các nước trên. Đề xuất này đang bị các ngành công nghiệp "dễ bị tổn thương" như giày dép, dệt may và các cửa hàng bán lẻ truyền thống của Mexico và Canada phản đối mạnh mẽ.
Đối với người Mexico, mối lo ngại chính là động thái trên có thể mở ra cánh cửa cho hàng nhập khẩu giá rẻ từ châu Á và các khu vực khác ồ ạt tràn vào thị trường nước này. Còn các nhà bán lẻ Canada lo ngại các công ty thương mại điện tử sẽ phá giá.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Mexico và Canada cho rằng các nhà bán lẻ trực tuyến phải chứng minh được các sản phẩm có xuất xứ từ Bắc Mỹ, nếu không các sản phẩm này vẫn phải chịu thuế nhập khẩu.
Cuộc tranh cãi trên cũng khiến thương mại điện tử nổi lên như một lĩnh vực hiếm hoi đang được chính quyền của Tổng thống Donald Trump đẩy mạnh việc tự do hóa các quy tắc thương mại chứ không phải là thắt chặt chúng.
Vòng đàm phán lại đầu tiên về NAFTA sẽ diễn ra tại thủ đô Washington (Mỹ) từ ngày 16 đến 20-8 tới. Dự kiến, các bên liên quan sẽ tiến hành bảy vòng đàm phán, mỗi vòng đàm phán cách nhau ba tuần và cố gắng hoàn tất việc cập nhật hiệp định vào đầu năm 2018.
NAFTA là hiệp định thương mại giữa Mexico, Mỹ và Canada, có hiệu lực từ ngày 01-01-1994. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích hiệp định thương mại này là "một thảm họa" và cho rằng đây là nguyên nhân khiến Mỹ mất đi hàng triệu việc làm trong lĩnh vực công nghiệp và thâm hụt trong hoạt động thương mại.
Theo kế hoạch, tiến trình đàm phán lại NAFTA giữa ba nước trên sẽ bắt đầu từ ngày 16-8 tại Washington (Mỹ). Ông Keith Head cho hay Chính phủ Canada đến nay chỉ công bố rất ít thông tin về mục tiêu của nước này tại tiến trình đàm phán lại NAFTA. Còn nhà kinh tế Richard Harris của Đại học Simon Fraser tại Burnaby (British Columbia) cho rằng khó có thể biết chính xác chiến lược đàm phán của phái đoàn Canada trong vòng đàm phán lần này. Ngoài ra, ông Head cho biết chính quyền Mỹ có thể muốn dựng lên một số rào cản thương mại đối với Mexico nhằm hạ thấp mức thặng dư thương mại của Mexico với Mỹ.
Dự kiến, vòng thứ hai của tiến trình đàm phán lại FTA dự kiến diễn ra tại Mexico vào tháng 9-2017./.
Phát huy quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào - Campuchia  (17/08/2017)
Mỹ xác nhận đang trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc  (17/08/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia và Bộ trưởng An ninh Lào Somkeo Silavong  (17/08/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm chính thức Thái Lan  (17/08/2017)
Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội: Trao giải lần thứ 10, đánh dấu một thập kỷ tôn vinh những tình yêu Hà Nội  (17/08/2017)
Hạ viện Argentina ra mắt Nhóm Nghị sỹ hữu nghị với Việt Nam  (17/08/2017)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên