Giải quyết suy thoái toàn cầu?
Hội nghị G20 sẽ diễn ra vào ngày 15-11 tới, tại Oa-sinh-tơn (Mỹ), dưới sự chủ trì của Tổng thống sắp mãn nhiệm G.Bu-sơ, để bàn về một “kế hoạch hành động” cụ thể nhằm bình ổn nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, dư luận lo ngại Hội nghị có nguy cơ lặp lại các cuộc tranh luận về mô hình quản trị kinh tế, vai trò và mức đóng góp của các nước.
IMF nhận định, các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng -0,3% trong cả năm 2009, tăng trưởng toàn cầu giảm xuống chỉ còn 2,2% trong năm tới. Dự báo mới về tăng trưởng kinh tế tại khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung euro trong năm 2009 của IMF cũng là -0,5%, thay vì tăng trưởng ở mức 0,2% trước đó. |
Làm thế nào để giải cứu thị trường tài chính, là vấn đề vẫn chưa thể tìm được một tiếng nói chung. Trong khi EU, đặc biệt là Pháp yêu cầu chấm dứt mô hình tự điều tiết của nền kinh tế và sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, thì Tổng thống Mỹ G.Bu-sơ cương quyết bảo vệ mô hình kinh tế “thị trường tự do, doanh nghiệp tự do và thương mại tự do”, vốn được cho là nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ hiện nay.
Các tranh cãi còn xoay quanh quyền quyết định của các nền kinh tế mới nổi hiện chịu ảnh hưởng từ những chính sách sai lầm của các nước phát triển, khi họ được yêu cầu đóng góp tài chính nhiều hơn cho IMF - một định chế tài chính là chủ đề cho những chỉ trích vừa qua vì kém nhạy bén và kém hiệu quả trước cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.
Trong bối cảnh nêu trên, Hội nghị Thượng đỉnh G20 - nhóm nước hiện nay chiếm đến 85% kinh tế thế giới - diễn ra cuối tuần này tại Oa-sinh-tơn, được coi là Hội nghị quyết định nhất. Để chuẩn bị cho Hội nghị này, tuần qua đã diễn ra một loạt hội nghị, trong đó có Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính EU và Hội nghị Thượng đỉnh không chính thức EU.
Tại đó, lãnh đạo EU đã thống nhất được quan điểm chung là tăng cường vai trò cho các định chế tài chính quốc tế chủ chốt, đặc biệt là IMF và Ngân hàng Thế giới (WB); tăng cường tính minh bạch trên các thị trường tài chính và kiểm soát chặt chẽ hệ thống thanh toán; thiết lập hệ thống tốt hơn về cảnh báo sớm và đánh giá rủi ro đối với hệ thống tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, những quyết sách nói trên mang tính dài hơi. Chỉ có thể kỳ vọng khiêm tốn rằng Hội nghị Thượng đỉnh G20 là điểm khởi đầu cho nỗ lực giải quyết khủng hoảng và quyết định các biện pháp cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, chứ không phải là nơi chỉ tranh cãi về các khoản đóng góp hay vai trò của các nước./.
Việt Nam sẽ vượt qua cơn bão tài chính thế giới  (12/11/2008)
Tổng thống đương nhiệm G.Bu-sơ và Tổng thống đắc cử Ô-ba-ma gặp nhau tại Nhà Trắng  (12/11/2008)
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn  (12/11/2008)
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn  (12/11/2008)
Tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn  (12/11/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay