Cần một chính sách giữ vững mức tăng trưởng xuất khẩu để nền kinh tế phát triển bền vững
Xuất khẩu đạt mức tăng trưởng đáng mừng
Nhìn vào kết quả xuất khẩu 9 tháng, có thể thấy những điểm sáng ấy mặc dù vẫn còn những băn khoăn về khả năng tăng trưởng bền vững cũng như hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu:
Thứ nhất, mức tăng trưởng so với cùng kỳ đạt cao nhất kể từ sau năm 2008 (năm 2008 tăng 39,4%). Khác với 9 tháng/2008 kim ngạch tăng mạnh chủ yếu do tái xuất vàng và sắt thép, tăng trưởng năm nay chủ yếu do tăng lượng và trị giá của hầu hết các mặt hàng, trong đó yếu tố giá đóng vai trò chính, ước tính tới 19,5%. Đơn giá nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng, đặc biệt là nhóm hàng nông sản: cà phê 53,1%, hạt tiêu 68,8%, gạo 6,3%, sắn và các sản phẩm sắn 23,5%, cao su 56%, dầu thô 46,5%, xăng dầu 40,9%... Nếu loại trừ yếu tố này thì mức tăng lượng xuất khẩu các mặt hàng vẫn đạt 13,3%, điển hình là lượng cà phê tăng 7%, hạt tiêu 15%, gạo 13%, sắn và sản phẩm sắn 52%, cao su 2,4%, dầu thô 4%, xăng dầu 21%… điều này có ý nghĩa lớn trong bối cảnh tiêu thụ sản phẩm trong nước có xu hướng giảm do điều kiện kinh tế khó khăn, sản xuất bị thu hẹp, tồn kho nhiều sản phẩm ở mức cao. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, xuất khẩu của chúng ta vẫn đang tập trung vào các mặt hàng thô, sơ chế, khoáng sản... Vì thế cải thiện năng lực sản xuất, tăng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao vẫn luôn là định hướng lâu dài cho hoạt động xuất khẩu. Cũng cần lưu ý là xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) ước tính 37,5%, tiếp tục cao hơn mức tăng trưởng chung và chiếm tỷ trọng 54% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung và khu vực FDI 9 tháng 2007-2011
Thứ hai, trị giá xuất khẩu vàng 9 tháng/2011 khoảng 2,2 tỉ USD, thấp hơn 200 triệu so với 9 tháng/2010. Nếu loại trừ mặt hàng này, xuất khẩu 9 tháng tăng cao hơn với 37,5%, cho thấy tăng trưởng thực của hoạt động xuất khẩu hàng hóa thông thường. Tuy nhiên, do lượng tái xuất vàng của các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào thời điểm giá thế giới chưa tăng và đây là mặt hàng còn phụ thuộc nhiều vào giá thế giới, tâm lý người dân thường tích trữ vàng do lo ngại về bất ổn kinh tế thế giới. Vì vậy, đây là bài tóan khó cho các nhà quản lý trong điều hành hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng này nhằm cân bằng cung cầu, ổn định thị trường.
Thứ ba, các mặt hàng có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ gồm dệt may 31,1% (tương đương 2,5 tỉ USD), dầu thô 52,3% (1,9 tỉ USD), cà phê 63,9% (849 triệu USD), giày dép 30,8% (1,1 tỉ USD), cao su 59,8% (850 triệu). Đáng chú ý là sự tăng mạnh của mặt hàng điện thoại di động, kim ngạch ước tính gần 4 tỉ USD, bằng 3 lần so với kim ngạch cùng kỳ 2010 do sự đầu tư mới, mở rộng sản xuất tại Việt Nam của các hãng điện thoại lớn như Samsung, Nokia. Tuy nhiên cũng còn một số mặt hàng tăng thấp như: than đá 3,2% (37 triệu USD), chè 3,8% (5,4 triệu USD), dây điện và cáp điện 8,5% (81 triệu USD), điện tử máy tính 9,6% (242 triệu USD), sản phẩm gốm sứ 11,7% (26 triệu USD) hoặc giảm như sản phẩm mây tre cói thảm 4,8%, (tương đương 7 triệu USD);
Thứ tư, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nói chung, trong đó tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khóang sản tăng khá, chiếm khoảng 33,7% (do sự đóng góp lớn của mặt hàng điện thoại di động); hàng công nghiệp nhẹ và TTCN chiếm 39,9%, hàng nông, lâm, thủy sản chiếm 23,3%, vàng và sản phẩm vàng chiếm 3,1%;
Thứ năm, các thị trường lớn vẫn duy trì mức tăng cao, là nhân tố thúc đẩy kết quả xuất khẩu. Xuất khẩu 9 tháng sang Mỹ ước tính 12,5 tỉ USD, chiếm 17,8% tổng kim ngạch xuất khẩu và đây là thị trường mà Việt Nam xuất siêu lớn nhất (ước khoảng 9,3 tỉ USD); tiếp đến là thị trường EU với 11,6 tỉ USD, chiếm 16,6%; thị trường ASEAN 9,9 tỉ USD, chiếm 14,2%; Trung Quốc đạt 7,6 tỉ USD chiếm 10,9%; Nhật Bản đạt 7,4 tỉ USD chiếm 10,6%. So với cùng kỳ năm 2010, mức tăng trưởng của thị trường Mỹ đạt 20,5%, EU 48,7%; ASEAN 32,8%, Trung Quốc 61,7%, Nhật Bản 35,5%.
Cần một chính sách giữ vững mức tăng trưởng xuất khẩu để nền kinh tế phát triển bền vững
Về nhập khẩu, ước tính 9 tháng đạt 76,9 tỉ USD, tăng 27% (tương đương 16,3 tỉ USD) so với cùng kỳ năm 2010, trong đó nhập khẩu vàng ước tính 1,3 tỉ USD. Nếu loại trừ mặt hàng này, kim ngạch đạt 75,6 tỉ USD, tăng 24,8% so cùng kỳ. Đáng chú ý là kể từ năm 2009, nhập khẩu của khu vực FDI tiếp tục tăng cao hơn mức tăng chung, tỷ trọng cũng có xu hướng tăng phản ánh sức cạnh tranh cao của khu vực này trong sản xuất hàng xuất khẩu và đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước.
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu và khu vực FDI 9 tháng 2007-2011
So với cùng kỳ 2010 kim ngạch một số mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất tăng: khí đốt hóa lỏng 62% (220 triệu USD); hóa chất 33% (486 triệu USD); chất dẻo 29% (793 triệu USD); cao su 66% (294 triệu USD); vải 31% (1,19 tỉ USD). Nguyên nhân đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng là do đơn giá bình quân các mặt hàng nhập khẩu tăng: xăng dầu tăng 48%; khí đốt hóa lỏng 20%; phân bón 25%; cao su 27%; sợi dệt 32%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá kim ngạch nhập khẩu tăng khoảng 9,4% thay vì 27%. Ngoài ra, lượng nhập khẩu của một số mặt hàng tăng cũng góp phần làm tăng tổng kim ngạch: phân bón (30,5%), cao su (30,8%), ô tô nguyên chiếc (20,3%), khí đốt hóa lỏng (28,5%). Tuy nhiên, lượng nhập khẩu một số mặt hàng cũng giảm so với cùng kỳ 2010: bông (16,5%), sắt thép (14,7%) và xe máy nguyên chiếc giảm cả về số lượng và kim ngạch (23,8% và 19,6%).
Về cơ cấu hàng nhập khẩu, nguyên, nhiên, vật liệu chiếm khoảng 63,3%, máy móc thiết bị chiếm khoảng 27,3%, nhập khẩu hàng tiêu dùng đã tăng chậm lại so với những tháng đầu năm, tỷ trọng giảm xuống 7,7%, nhập khẩu vàng chiếm 1,7%.
Về thị trường, Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường cung cấp hàng lớn nhất cho Việt Nam, với kim ngạch ước tính khoảng 17,3 tỉ USD, chiếm 24,7% tổng kim ngạch nhập khẩu và đây cũng là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất (ước khoảng 9,6 tỉ USD trong 9 tháng đầu năm). Tiếp đến là thị trường ASEAN, ước đạt 15,4 tỉ USD, chiếm 22%; Hàn Quốc 9,4 tỉ USD, chiếm 13,4%; Nhật Bản 7,6 tỉ USD; Đài Loan 6,4 tỉ USD, chiếm 9,2%. So với cùng kỳ năm 2010, đây cũng là những thị trường có mức tăng cao: Trung Quốc 22,2%; ASEAN 32,3%; Hàn Quốc 79,9%; Nhật Bản 35,5% và Đài Loan là 29%. Tuy nhiên, cũng có một số thị trường có kim ngạch nhập khẩu giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2010, như: Ucraina (56,6%); Nga (39,9%); Thổ Nhĩ Kỳ (33,5%).
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao trong khi nhập khẩu tăng thấp hơn khiến mức nhập siêu 9 tháng giảm, dự kiến 6,8 tỉ USD, tương đương 9,8% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 15% của 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, nếu loại trừ xuất nhập khẩu vàng, nhập siêu ước tính 7,7 tỉ USD, tương đương 11,4 % kim ngạch xuất khẩu và vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu Quốc hội đặt ra dưới 16%.
Mức nhập siêu và tỷ lệ nhập siêu trong 9 tháng đầu năm 2007-2011
Có thể nói, Nghị quyết số 11 với những chính sách điều hành quyết liệt của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô đã phát huy tác dụng rõ rệt. Việc kiềm chế nhập siêu đã thể hiện dấu hiệu tích cực: xuất khẩu tăng mạnh đi đôi với các chính sách kiểm soát chặt hoạt động nhập khẩu, tăng cường sử dụng hàng trong nước. Một nguyên nhân quan trọng khác cần được nhìn nhận là nhu cầu tiêu thụ cho sản xuất trong nước, tiêu dùng có xu hướng giảm. So sánh chỉ số giá xuất khẩu và nhập khẩu 9 tháng năm nay - chỉ số tỷ giá thương mại (term of trade) bằng 1,03 - có thể thấy giá thế giới tăng có lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Nguyên nhân là do cơ cấu xuất khẩu hàng thô của ta còn khá cao, trong khi đây lại là nhóm có mức tăng giá cao trên thị trường thế giới. Những tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước thường tăng mạnh, nhập siêu sẽ tăng.
Những tín hiệu đáng mừng của hoạt động xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm sẽ trở nên thiếu bền vững nếu không có những chính sách giữ vững mức tăng trưởng mạnh của xuất khẩu và giảm sự phụ thuộc của sản xuất trong nước vào nguyên liệu nhập khẩu./.
Ngày Quốc tế người cao tuổi 1-10  (01/10/2011)
Quan hệ Việt - Trung đạt được những thành tựu to lớn  (01/10/2011)
Nhất trí cần thiết ban hành Luật Giáo dục đại học  (01/10/2011)
Nợ công Hy Lạp - phần nổi của tảng băng chìm  (30/09/2011)
Kiên định mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta  (30/09/2011)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm