Liệu thế giới có đang đối mặt với những thay đổi căn bản?
TCCSĐT - Những tháng vừa qua, một bầu không khí u ám bao trùm nền kinh tế thế giới. Thị trường chứng khoáng sụt giảm, tín dụng Mỹ bị tụt hạng, tỷ lệ tăng trưởng ở các nước phát triển gần như “dậm chân tại chỗ”. Tất cả những sự kiện trên khiến ngày càng nhiều chuyên gia kinh tế đặt ra nghi vấn, liệu thế giới có đang phải đối mặt với một số thay đổi căn bản như trụ cột kinh tế chính trị mới, đồng tiền quốc tế mới hay không?
Bốn năm sau khi khủng hoảng lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ, nền kinh tế thế giới vẫn chưa thể lấy lại đà ban đầu. Không một nền kinh tế lớn nào hồi phục hoàn toàn. Giá cổ phiếu toàn cầu chỉ còn bằng 1/3 giá trị trước khủng hoảng. Chứng khoán tài chính cũng mất đi 2/3 giá trị. Nợ công của các chính phủ cứ liên tục tăng lên do trợ cấp cho các ngân hàng, mặc dù rõ ràng rằng, không phải tất cả các chính phủ đều có khả năng chi trả những món nợ đó.
Tìm kiếm trụ cột mới
Nợ công của Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - đã dẫn đến một quan điểm mới về rủi ro. Bởi hiện nay, đầu tư vào trái phiếu của cường quốc này không có nghĩa là đầu tư không rủi ro nữa. Và trên thực tế, các thị trường tín dụng trên thế giới còn cho thấy, nợ công của Mỹ hiện đang hé lộ nhiều rủi ro hơn cả nợ công của các nước Tây Âu.
Việc tín dụng Mỹ bị công ty đánh giá tín dụng Standard & Poor's (S&P) hạ cấp từ AAA xống AA+ đã dấy lên một cuộc tìm kiếm trụ cột mới trong các cường quốc mà tín dụng vẫn đứng ở hạng AAA.
Điều này rốt cuộc, lại càng góp phần tạo thêm thách thức cho các chính trị gia thế giới. Trong nhiều tháng qua, các nhà lãnh đạo chính trị trên thế giới đã và đang phải vật lộn với một tình thế hết sức khó khăn bởi phải đưa ra những biện pháp khắc khổ nhằm giảm thâm hụt ngân sách và duy trì giá trị tín dụng của mình trong khi quá trình hồi phục kinh tế của các nước phát triển diễn ra quá chậm chạp.
Trong quý hai của năm 2011, kinh tế của Mỹ chỉ tăng trưởng 0,3%, Anh tăng 0,2%. Đức vốn được coi là “ngôi sao” của khu vực đồng ơ-rô cũng chỉ nhích lên được 0,1% còn Pháp thì hoàn toàn đình trệ.
Hệ thống tiền tệ suy yếu
Tín dụng Mỹ bị đánh tụt hạng còn kéo theo đồng USD suy yếu. Trong phiên giao dịch ngày 23-8-2011 tại châu Á, đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu lục này như pê-sô của Phi-líp-pin, SGD (Xin-ga-po), uôn (Hàn Quốc), TWD (Đài Loan) và bạt của Thái Lan.
Thêm vào đó, ngay sau khi S&P hạ mức tín nhiệm của tín dụng Mỹ, phía Trung Quốc đã kêu gọi thay thế đồng USD bằng SDR (Special Drawing Right - quyền rút vốn đặc biệt), đơn vị tiền tệ do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát hành vào năm 1969.
Không chỉ có “đồng bạc xanh” gặp khó khăn, đồng ơ-rô cũng đang “ngắc ngoải”. Ngày càng nhiều chuyên gia kinh tế hoài nghi về sự sống sót của đồng ơ-rô trong tình hình chính trị căng thẳng hiện nay. Nhiều người cho rằng, đồng ơ-rô chỉ bền vững khi các nước trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tung ra trái phiếu ơ-rô phổ thông.
Biện pháp bảo hiểm nợ công có tính chất “Tất cả vì một, một vì tất cả” này chỉ được Tổng thống Pháp Ni-cô-la Xác-cô-di (Nicolas Sarkozy) và Thủ tướng Đức An-giê-la Méc-ken (Angela Merkel) xem như là phương kế cuối cùng. Và nếu phải dùng đến kế sách này, cần phải thay đổi rất nhiều trong việc kiểm soát chính sách kinh tế và ngân sách của các nước thành viên trong Eurozone.
Còn hiện tại hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp đang kêu gọi thành lập một chính phủ kinh tế chung cho 17 quốc gia sử dụng đồng ơ-rô và tất cả các nước nên thông qua những đạo luật bắt buộc phải cân bằng ngân sách vào giữa năm tới.
Lâm vào hoàn cảnh tương tự là đồng bảng Anh. Theo chỉ số tiền tệ tương quan - trọng lượng của Bloomberg, trong 12 tháng qua, đồng bảng Anh đã giảm 7.8%, nên đã trở thành đồng tiền giảm giá nhiều thứ 2 chỉ sau đồng USD trong số 10 đồng tiền mạnh trên thế giới.
Chuyển giao quyền lực
Sáu tháng đầu năm 2011, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt mức 9,6%/năm là một điều đáng lo ngại, cho thấy có thể đã mất khả năng hãm phanh con tàu kinh tế đang lao đi quá nhanh. Và theo quy luật, khi kinh tế tăng trưởng quá nóng thì sẽ tiềm ẩn nhiều hậu quả khôn lường.
Điều này còn có nghĩa là, Trung Quốc không chỉ đang gây ảnh hưởng đến phương Tây bởi nước này đang là “chủ nợ” lớn nhất của Mỹ, mà sự hồi phục của các nước này còn phụ thuộc rất nhiều vào việc kinh tế Trung Quốc đi xuống từ từ như thế nào.
Do đó, khủng hoảng tài chính có thể đang đẩy nhanh khuynh hướng chuyển giao quyền lực kinh tế và tầm ảnh hưởng từ Tây sang Đông?./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Triển khai quyết liệt, toàn diện Nghị quyết của Đảng về "tam nông"  (27/08/2011)
Hội thảo khoa học: "Nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng trong các loại hình doanh nghiệp"  (27/08/2011)
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam